Ngày vui giữa bãi sông Hồng
Những bàn chân trần rộn rã chạy trên đám cỏ xanh rì giữa triền đê lộng gió. Tiếng cười vang trong sắc vàng của nắng. Lâu rồi, con trẻ và những con người “ăn sóng, nói gió” nơi doi đất bồi giữa sông Hồng ở miền Ba Vì xanh mát mới có một ngày vui như vậy.
Chỉ huy Phòng Cảnh sát đường thủy cùng đại diện Công ty SYM Việt Nam
trao quà cho trẻ em, người dân làng vạn chài
Những mảnh đời chìm nổi
Chớm 17 tuổi, chị Nguyễn Thị Hoa đã lập gia đình. Nhà chồng chẳng ở đâu xa, là chiếc thuyền nan hàng ngày vẫn đậu sát với chiếc thuyền của gia đình chị. Chồng chị là anh Trần Văn Tuyên, người bạn từ cái thủa cùng nhau mặc quần đùi rách, bơi ngược dòng sông kiếm con tôm, con cá. Của hồi môn mà bố mẹ anh chị để lại cho con là chiếc thuyền câu cũ nát, lòng thuyền diện tích chưa đầy 2m2. Khi cậu con trai đầu lòng còn chưa kịp bập bẹ tập gọi tên bố mẹ, anh chị lại sinh đứa thứ 2. Cuộc sống ngập trong thiếu thốn.
Đêm trước, anh Tuyên xách lưới, dong thuyền đơn thả câu ở giữa sông đợi một mẻ lưới vớt vát một ngày trắng tay. Trước khi đi, anh đã cẩn thận buộc vào người đứa con trai một quả bóng nhựa bé như quả bưởi Diễn, phòng trường hợp cháu bị rơi xuống sông còn biết dấu mà lao đến cứu. Đứa trẻ nằm bên dưới, còn mẹ nằm trên võng với đứa em gái 3 tháng tuổi. Con thuyền lắc lư theo từng đợt sóng, giữa tiếng mưa quất ràn rạt vào nóc thuyền, đẩy cậu bé 2 tuổi lăn dần về phía mui trước khi lăm tòm xuống sông. Chị Hoa giật mình tỉnh dậy, chỉ kịp “quẳng” đứa con gái xuống lòng thuyền ẩm thấp, hôi tanh mùi cá, mùi mắm mà lao xuống sông cứu con. Thủy thần thương tình, thằng bé được cứu sống chỉ bị sốt ngằn ngặt mấy ngày.
Chẳng riêng gì gia đình anh chị Hoa, những chiếc thuyền ở làng vạn chài Cổ Đô, Ba Vì nếu có trẻ con đều phải nhặt bóng nhựa cũ hay chiếc can nhựa nhỏ buộc vào người chúng để đề phòng đuối nước. Dù sống ở dưới sông đã bao đời nay, nhưng đối với họ, để có được một chiếc áo phao hay dụng cụ nổi có lẽ vẫn là ước mơ xa vời lắm. Thế mới có chuyện, những đứa trẻ dưới 5 tuổi cứ bị bố mẹ, ông bà quấn dây vào người, buộc vào cạnh thuyền để “giới hạn” phạm vi chơi đùa. Cẩn thận là thế, nhưng chuyện đứa trẻ đang chơi bỗng nhiên “tòm” xuống sông vẫn cứ diễn ra như cơm bữa. Khi đó, cứ dây mà kéo, nhìn theo quả bóng nhựa mà lặn mà vớt con trẻ. Nhưng đôi khi, những người dân vạn chài vẫn phải quặn lòng bất lực tìm không ra một dấu chấm nổi, ẩn hiện trên mặt sông.
Ấm áp tấm lòng của các CBCS Phòng Cảnh sát đường thủy với trẻ em làng vạn chài
Chung một ước mơ
Xưa kia, cả làng vạn chài Cổ Đô có tới vài trăm hộ dân. Cuộc sống quanh năm ngày tháng chỉ biết neo đậu vào rẻo đất bồi giữa dòng sông Hồng cuộn đỏ phù sa. Cuộc sống nay đây mai đó, nguồn sống chủ yếu cũng dựa hoàn toàn vào tự nhiên. Những đứa trẻ lớn lên vì thế cũng mang đầy vẻ hoang dã. Mặt mũi lúc nào cũng lấm lem bùn đất. Mái tóc khét cháy mùi nắng, mùi cá tôm. Mấy đời cha ông chúng nào ai biết đến mặt chữ, vì vậy nhìn những đứa trẻ ở các thôn xóm trên cạn tung tăng trên triền đê đến trường, chẳng riêng gì con trẻ, ngay đến người lớn cũng ngậm ngùi, xót xa.
Mấy năm gần đây, nguồn lợi thủy hải sản đã cạn kiệt. Những buổi thả lưới, buông câu cá đâu chẳng thấy chỉ nặng tiếng thở dài. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, quá nửa số hộ dân đã được lên bờ, có mảnh đất cắm dùi. Tuy nhiên, vẫn còn đó hơn 100 hộ chưa lên bờ được bởi quỹ đất dành cho dân vạn chài an cư đã chẳng còn là bao. Vậy nên, cuộc sống của họ vẫn gắn với sông nước, con cái họ vẫn bị cái đói, cái nghèo và thất học đeo đuổi.
Đối với các CBCS Phòng Cảnh sát đường thủy CATP Hà Nội, những phận người trên vô cùng đặc biệt, nằm trong sự quan tâm hàng đầu tại các kế hoạch, biện pháp công tác của đơn vị. Một tuần dăm ba bữa, những người chiến sĩ áo vàng lại lặn lội xuống tận từng con thuyền, thăm hỏi cuộc sống của người dân vạn chài. Từng câu chuyện, những nỗi băn khoăn, vướng mắc và cả ước mơ một ngày nào đó được đặt chân lên bờ, con cái được đến trường của các hộ dân vạn chài cứ bám lấy những người CBCS Cảnh sát đường thủy. Đi đầu trong phong trào giúp đỡ người dân vạn chài là các đoàn viên của đơn vị. Nào là áo phao, dụng cụ nổi, lương thực, thực phẩm đã được đơn vị quyên góp, vận động các tấm lòng hảo tâm ở khắp nơi trong đó có Công ty SYM Việt Nam, đã đến với bà con dân vạn chài Cổ Đô. Trong số những phần quà trên, một thứ không thể thiếu đó là sách vở, dụng cụ học tập cũng đã được đơn vị và Công ty SYM dành tặng trẻ em vạn chài, giúp các cháu có điều kiện tham gia học tập, hòa nhập với bạn bè, thoát khỏi cảnh mù chữ như cha ông của mình.
Video đang HOT
Cứ mỗi lần Cảnh sát đường thủy tới xóm vạn chài, y như rằng hôm đó người dân nơi đây vui như có hội. Đón nhận chiếc áo phao mới tinh từ những chiến sỹ Cảnh sát đường thủy trao tặng, chẳng riêng gia đình anh chị Hoa mà hàng trăm người dân làng vạn chài Cổ Đô cũng không giấu được niềm xúc động dâng trào. Những quả bóng nhựa, dây buộc trên người con trẻ vạn chài đã được cởi bỏ, thay vào đó là những chiếc áo phao đẹp đẽ, ấm áp nghĩa tình. Những bàn tay trẻ xinh xắn đón nhận sách vở thơm mùi mực mới trong niềm vui sướng tột cùng, chúng chạy ùa cả lên triền đê, hướng về ngôi trường mái ngói đỏ tươi, nơi sẽ chắp cánh cho những ước mơ bay xa.
Theo ANTD
Trinh nữ dưới "vũ điệu" vòng xoay của kiệu rước
Hai chiếc kiệu sơn son thiếp vàng có tên "kiệu ông" và "kiệu bà" dường như xoay tròn khiến nam thanh nữ tú ngả nghiêng.
Màn rước và xoay kiệu bao giờ cũng làm mê hoặc đông đảo người tham hội. Những vòng xoay như không có hồi kết cứ thế vắt kiệt sức các nam thanh nữ tú rước kiệu trong ngày hội làng thật đặc biệt này.
Lễ hội làng Thổ Khối diễn vào ngày 9-2 (Âm lịch hàng năm). Tục truyền, khi vua Lê Lợi đánh quân Minh xâm lược bị lâm nguy, ông Đào Duy Trinh đã chờ thuyền giúp vua thoát khỏi vòng vây của giặc.
Sau thắng lợi, vua phong chức tước cho ông, nhưng ông từ chối, xin được ở lại và xây làng, lập ấp tại đây và lấy tên là Thổ Khối (nay là Cự Khối, Long Biên, Hà Nội). Sau khi ông qua đời, dân làng tưởng nhớ công ơn của ông xây đền thờ và phong ông là Thành hoàng và lấy ngày 9-2 âm lịch hàng năm là ngày hội tưởng nhớ công lao ông.
Trong lễ hội có "Kiệu ông", và "Kiệu bà" phải dùng nam thanh nữ tú rước. Màn rước kiệu sẽ diễn ra từ khi đi rước nước cho đến khi tối mới thôi. Các nam thanh nữ tú phải thay phiên nhau rước kiệu khắp làng. "Kiệu bà" gồm thiếu nữ, "Kiệu ông" gồm 10 thanh niên rước "bay".
Hình ảnh kiệu xoay trong ngày hội làng
Kiệu "xoay" từ sân đình Thổ Khối lên triền đê sông Hồng
"Kiệu ông" và "kiệu bà" gặp nhau tại sân chùa Thổ Khối.
"Kiệu bà" từ sân đình xoay tròn rồi "bay" lên triền đê sông Hồng
"Kiệu bà" xoay tròn khiến các thiếu nữ không ghìm nổi
"Kiệu ông" xoay tròn đè xuống sức vóc thanh niên
Dòng người đi rước nước từ sông Hồng về đình Thổ Khối
Cờ rước, chiêng trống dẫn nước từ sông Hồng về đình làng Thổ Khối
Nước rước phải lấy từ giữa dòng sông, lựa nơi thật trong để múc
Các "quan văn võ" chức sắc trong làng mới được lên thuyền đi ra giữa sông xin nước
Nước được lấy xong, lễ đưa nước lên bờ về đình làng
Đoàn lân rồng dẫn trước
Các bô lão trong làng rước nước về đình làng
Trống, cờ dẫn 6 kiệu lư hương đi rước nước
Chủ tế Tạ Đình Tờ người có nhiệm vụ cầm gáo múc nước vào bình và
đưa gáo về ban thờ nơi đặt nước
Các bô lão đưa nước lên ban thờ
Bình nước này dùng thờ cúng đến lễ hội sang năm mới thay
Theo ANTD
Vì sao Bộ trưởng Giao thông vận tải ban hành 12 điều cấm? Mười hai điều cấm của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đưa ra cho ban quản lý dự án (QLDA) trực thuộc được cho là không mới, bởi các văn bản quy phạm pháp luật khác đã có. Lạ là các ban QLDA, doanh nghiệp, lẫn giới chuyên gia lại cho rằng vẫn cần thiết. Vì sao vậy? Bộ trưởng GTVT Đinh La...