‘Ngày vợ đẻ, tôi đã làm một việc tày trời’
Suốt chục năm nay, tôi phải chịu cảnh cắm mặt ngồi mâm dưới, nghe tiếng bấc tiếng chì. Tâm trạng tôi rối bời thì vợ…
Tôi là con trai cả trong một gia đình truyền thống ở ngoại thành Hà Nội. Dưới tôi có một em trai và một em gái. Em trai tôi đã lập gia đình với một phụ nữ người Úc và định cư ở đó. Còn em gái đang học đại học. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã gánh trọng tránh là cháu đích tôn, nối dõi tông đường. Năm 24 tuổi, tôi kết hôn với người con gái tôi yêu. Lúc dẫn bạn gái về nhà ra mắt, người nhà tôi có vẻ không thích với lý do nhìn người là biết chỉ đẻ được con gái. Lúc ấy, tôi phải mang hết lý lẽ khoa học, cộng với năn nỉ, giận dỗi, nhà tôi mới đồng ý cho cưới.
Lấy nhau rồi, chúng tôi ở cùng bố mẹ. Vợ tôi là một phụ nữ hiền làn, dịu dàng hết mực. Chính vì điều đó đã xóa đi thành kiến ban đầu của mẹ tôi. Mọi việc trong nhà, đặc biệt nhớ các ngày cũng giỗ, làm cỗ, đối nhân xử thế, cô ấy rất khéo léo, không ai chê vào đâu được. Cô ấy cũng hiểu chúng tôi cần sớm có con trai để ông bà yên lòng. Thế nhưng 2 lần vợ tôi sinh đều là 2 cô công chúa. Bản thân tôi mong có con trai nhưng không đến mức quá đặt nặng vấn đề. Tôi chỉ mong các con ngoan ngoãn, học giỏi, thành tài. Thế nhưng còn mong mỏi của cả gia đình về thằng cháu đích tôn và họ hàng trông vào nữa…
Suốt chục năm nay, tôi phải chịu cảnh cắm mặt ngồi mâm dưới, rồi tiếng bấc tiếng chì. Tâm trạng tôi rối bời thì vợ tôi cũng chẳng được thanh thản. Hai vợ chồng tôi muốn ra ở riêng cũng phải đợi các cụ chia cho miếng đất. Nhưng vì quan điểm các cụ là không làm “công đức suông” cho nhà người ta. Ý là, chia cho hai cô cháu gái rồi sau này chúng nó vác hai thằng rể về chiếm nhà. Bố tôi thì thở ngắn than dài, bảo tôi không có được thằng cu thì nhắm mắt không yên.
Khổ nỗi vợ chồng tôi cũng đã chạy chữa khắp nơi, ai nói thầy tốt là đến khám, bốc thuốc ngay. Chỉ tội cho vợ tôi, vừa tất bật chăm sóc hai đứa con nhỏ, vừa vất vả chuyện nhà, lại đôn đáo khắp nơi tìm thầy tìm thuốc. Chưa kể cô ấy còn phải chịu áp lực về tinh thần. Nhìn vợ mà tôi xót cả lòng.
Thế rồi tin vui đến với vợ chồng tôi như mặt trời ló rạng sau cơn mưa. Vợ tôi có thai lần thứ 3. Hôm đi siêu âm, bác sĩ bảo đích thị là thằng cu, vợ chồng tôi mừng rơi nước mắt. Khỏi phải nói cả họ tôi vui thế nào. Bố tôi thì đang ốm nằm bẹp giường bỗng bật dậy đi dọn dẹp bàn thờ, thắp hương.
Video đang HOT
Nhưng niềm vui đến với vợ chồng tôi không trọn vẹn. Ngày sinh con, vợ tôi trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ bảo chỉ được chọn hoặc mẹ, hoặc con. Tôi gần như suy sụp, phát điên trong bệnh viện. Đứa con trai – hi vọng cuối cùng của vợ chồng tôi không còn. Nếu biết được tin dữ, chắc vợ tôi sẽ chết mất.
Lúc ấy, tôi quyết định làm một việc làm tày trời. Tôi nhận một bé trai mới sinh trước đó 5 ngày bị mẹ bỏ rơi ở bệnh viện làm con trai, thay cho đứa con ruột xấu số của mình. Tôi tự nhủ, mình không có công sinh thành, nhưng có công dưỡng dục, chắc thằng bé không phụ lòng mình, trời không phụ lòng người.
Đến giờ, vợ tôi vẫn chưa biết đứa con trai mà cô ấy từng giây từng phút nâng niu chăm bẵm như “cục vàng”, lại không phải là giọt máu của chúng tôi…
Theo VNE
Ăn cơm Việt thì đừng nên chê trai Việt
Yêu được anh ngoại quốc, cô này về chê đàn ông Việt thôi rồi! Nào là đàn ông Việt gia trưởng, nào là họ chỉ biết khư khư cái túi tiền, nào là đàn ông Việt bảo thủ, trì trệ,...
Đàn ông Việt chẳng thua gì trai Tây (ảnh minh họa)
Nhiều chị em hạnh phúc vì lấy được chồng Tây?
Tôi có một cô bạn, có người yêu Việt Nam 4 năm nhưng vì phải đi du học, nên cô ấy đã lập nghiệp bên nước ngoài và công thành danh toại. Nhưng cũng trong thời gian đó, cô ấy đã đem lòng yêu một anh chàng Tây và bỏ luôn anh người yêu Việt 4 năm tình nghĩa. Dù là cũng có chút đau khổ nhưng thời gian ở bên cạnh người yêu ngoại quốc, cô ấy bảo, &'đó là một người đàn ông tuyệt vời, sống thoáng, không gia trưởng, lại rất chiều người yêu'. Cô ấy bảo, &'lửa gần rơm lâu ngày cũng bén', thế nên cô có cảm tình và đã yêu anh ta trong thời gian cảm thấy cô đơn. Thế là cuộc tình 4 năm nhanh chóng tan thành mây khói. Cô ấy trở thành người phụ nữ được gắn mác lấy chồng Tây. Với mọi người ở nhà cô ấy, cái chuyện yêu đường chàng trai Tây là to tát lắm. To tát hơn là cái mác đi học ở nước ngoài lại còn lấy được chồng Tây thì thử hỏi, có ai bằng. Cô ấy thật sự cảm thấy hãnh diện với gia đình về điều đó và quên đi chuyện, trước đây mình cũng từng sống chết yêu anh chàng người Việt này thế nào. Tất nhiên, gia đình cô ấy có lý do để tự hào. Học ở bên Tây về thì tất nhiên trình độ của mình phải hơn hẳn người học ở Việt Nam. Đó là người ta luôn nghĩ như vậy, cứ ra nước ngoài là ngon ăn đã, còn chẳng biết thực hư ra sao, họ có học thật sự bên ấy không hay là chỉ nhanh nhanh chóng chóng tóm được anh chàng ngoại quốc rồi nghĩ rằng, tương lai mình sẽ có được cuộc sống sung sướng và giàu có.
Đàn ông Việt cũng có nhiều nhược điểm, cô bạn tôi nói không sai. Nhưng không phải ai cũng giống nhau, ở đâu chẳng có người này người nọ. (ảnh minh họa) Yêu được anh ngoại quốc, cô này về chê đàn ông Việt hết lời. Nào là đàn ông Việt gia trưởng, nào là họ chỉ biết khư khư cái túi tiền, kiếm được tí tiền thì giương oai, nào là đàn ông Việt bảo thủ, trì trệ, không tâm lý với vợ con. Khi yêu thì ngọt ngào, khi lấy về thì họ không còn là người yêu như trước nữa, bắt đầu khô khan, nhạt nhòa, không bao giờ biết tặng hoa, tỏ tình hay nói những lời ngọt ngào với vợ. Nói chung, cuộc sống hôn nhân với đàn ông Việt giống như trách nhiệm, làm cho có vậy.
Cứ bước vào hôn nhân là hết tình yêu. Nên đó là lý do vì sao người ta sợ hôn nhân đến vậy. Nói chung, cô ấy nói vậy không hẳn là sai, cũng có cái đúng. Hôn nhân vốn là &'nấm mồ chôn tình yêu', nhiều người vẫn nói thế. Tuy vậy, không phải gia đình nào cũng hết ngọt ngào khi kết hôn. Chỉ là một vài trường hợp, có lẽ là do chính bản thân họ không biết điều phối cuộc hôn nhân của mình mà thôi.
Đàn ông Việt &'cây nhà lá vườn', quá tốt
Đàn ông Việt cũng có nhiều nhược điểm, cô bạn tôi nói không sai. Nhưng không phải ai cũng giống nhau, ở đâu chẳng có người này người nọ. Vì bản thân đàn ông Việt, họ vốn sinh ra đã được quy định chuyện, đàn ông là trụ cột gia đình, phụ nữ là người vợ, người mẹ và là người làm nội trợ. Tuy xã hội phát triển, nhưng gần như sự phân biệt ấy vẫn chưa thể xóa bỏ. Và vì vậy, đàn ông họ luôn coi trọng trách của mình là việc kiếm tiền. Tất nhiên như vậy, tức là, phụ nữ phải đảm đương việc nhà. Tuy là việc đó không hẳn đúng đắn, nhưng chúng ta cũng không thể trách họ được, vì chuyện tự cho mình là người có quyền hành trong gia đình, không phải từ họ mà ra.
Chịu thương chịu khó cũng là một đặc tính tốt. Đàn ông ngoại thoáng nhưng vì văn hóa của họ quy định như thế. (ảnh minh họa) Tôi thấy, đàn ông Việt mình nhiều người quá chiều người yêu, cung phụng người yêu hết lòng. Có những người hi sinh vì vợ con, dù đã có con cái lớn rồi, họ vẫn gánh trách nhiệm với gia đình, vẫn yêu thương và chăm sóc cả nhà không nề hà gì. Đàn ông dù có chơi bời một tí nhưng họ luôn hướng về gia đình mình.
Phụ nữ hay chê đàn ông Việt bởi vì họ trọng tư tưởng &'được voi đòi tiên'. Thú thực, có chồng rồi thì chán chồng. Chưa lấy được thì yêu đương nồng thắm, lấy được rồi thì kêu than đủ thứ. Nói chung, phụ nữ cũng lắm chuyện...! Chịu thương chịu khó cũng là một đặc tính tốt. Đàn ông ngoại thoáng nhưng vì văn hóa của họ quy định như thế. Chúng ta là người phụ nữ Việt, hãy cứ ăn cơm Việt, uống nước Việt và lấy chồng Việt. Không nên vì thấy những điểm khác của đàn ông ngoại mà chê bai người mình. Bởi, ở mỗi nơi có mỗi kiểu người, tốt xấu là do chúng ta nhận định. Đàn ông ngoại chưa hẳn đã tốt, bản thân họ sốn thoáng nhưng cũng không thể khẳng định, sự thoáng đãng ấy không khiến họ nghĩ, có vợ rồi nhưng quan hệ với cô gái khác, ôm hôn người khác là chuyện thường.
Vậy thử hỏi, nếu bạn là phụ nữ Việt, bạn có chấp nhận như vậy không. Bạn thích họ chỉ vì bạn đã quen với lối sống của người ngoại quốc, chỉ vậy mà thôi, chứ chưa hẳn, họ đã hơn đàn ông Việt... Và đặc biệt, tôi không thích những người phụ nữ chê đàn ông Việt, &'vơ đũa cả nắm'...
Theo VNE
Những bố mẹ chồng khiến con dâu phát... sợ Cấm đưa con về nhà bố mẹ đẻ Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ngọc Hạ ở Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội) kể về những tình huống chết dở vì phải sống chung cùng với bố mẹ chồng khó tính. Hiện vợ chồng chị Hạ đã có với nhau một cậu con trai gần 2 tuổi và phải sống với bố mẹ...