Ngày vía ‘Thần Tài’ ở Ấn Độ
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 29/10 năm nay là ngày Dhanteras, mở đầu cho chuỗi sự kiện chào đón Lễ hội Ánh sáng Diwali của tín đồ Hindu – chiếm khoảng 80% trong tổng số hơn 1,4 tỷ dân ở Ấn Độ.
Dhanteras được tổ chức long trọng trên khắp Ấn Độ để tôn vinh Thần Dhanvantari, vị thần của sức khỏe, y học, và Nữ thần Lakshmi – tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng.
Theo truyền thống, đây được coi là ngày rất tốt lành cho việc mua sắm, đặc biệt là các vật phẩm giá trị như vàng, bạc, kim cương, đá quý như một cách để hút tài lộc và vận may vào nhà. Tương tự ngày vía Thần Tài ở Việt Nam, người dân Ấn Độ cũng đổ xô đi mua vàng vào dịp này.
Với hy vọng có được may mắn và thịnh vượng trong năm mới, người mua vàng, bạc thường chọn mua vào những khung giờ lý tưởng như từ 18h12 – 20h5 và từ 19h – 20h49.
Video đang HOT
Để giúp người dân mua tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo đáng tiếc vào ngày lễ thiêng liêng này, truyền thông Ấn Độ đã đưa ra các cách thức để kiểm tra độ tinh khiết của vàng: Thứ nhất: Tìm dấu hiệu của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là chứng nhận vàng đáng tin cậy nhất. Dấu hiệu này đảm bảo rằng vàng đáp ứng các yêu cầu về độ tinh khiết, bao gồm các thông tin như chỉ số karat và danh tính của thợ kim hoàn; Thứ hai: Kiểm tra số Nhận dạng dấu hiệu duy nhất (HUID) bằng cách tải app BIS Care trên điện thoại để biết được thông tin về độ tinh khiết, đăng ký và trung tâm đánh dấu của trang sức; Thứ ba: Sử dụng nam châm để kiểm tra; Thứ tư: Kiểm tra hóa đơn đầy đủ từ thợ kim hoàn bao gồm trọng lượng, karat và chứng nhận dấu hiệu của vàng. Điều này sẽ giúp ích cho việc bán lại vàng sau này.
Tuy nhiên, do giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục mới là 81.800 rupee (973USD)/10gm vàng 24k nên người mua đến các cửa hàng chủ yếu là thực hiện giao dịch mang tính tượng trưng để cầu may chứ không muốn nới lỏng hầu bao.
Hầu hết các cửa hàng trang sức đều báo cáo lượng khách đến mua đông song doanh thu bán hàng thấp hơn so với năm ngoái do quy mô giao dịch nhỏ lẻ hơn. Các cửa hàng cho biết họ có thể duy trì doanh thu theo giá trị tương đương năm ngoái nhờ giá vàng thỏi cao hơn.
Ông Avinash Gupta – Giám đốc Hội đồng đá quý và trang sức nội địa Ấn Độ cho hay “số lượng người tham gia giao dịch nhiều, tương đương hoặc cao hơn từ 2-5% so với ngày Dhanteras năm ngoái, nhưng giá trị các giao dịch thấp hơn. Chúng tôi có thể đạt doanh thu tương đương năm ngoái nhờ giá cao hơn”.
Cùng chung ý kiến trên, ông PK Siraj – Giám đốc bán lẻ của Tập đoàn Vàng và Kim cương Malabar cho hay, “năm nay mọi người mua những món đồ nhỏ hơn, chủ yếu lựa chọn những đồng tiền vàng 5gm trở xuống. Đây là mô hình tương tự trên toàn quốc”.
Cũng theo ông Siraj, một xu hướng mới ở Ấn Độ đó là người dân bỏ qua các cửa hàng trang sức nhỏ lẻ và thích đổ xô đến các phòng trưng bày của các chuỗi cửa hàng trang sức quốc gia do hầu hết trong số họ tập trung vào đồ trang sức kim cương trong bối cảnh kim cương nhân tạo đang ngày càng phát triển.
Một trong những xu hướng nữa ở Ấn Độ đó là người dân thích mua hàng trực tuyến, ngay cả với những mặt hàng giá trị. Hiện các trang web như Zepto, Bigbasket, Blinket, Swiggy cũng cung cấp dịch vụ giao vàng xu và bạc trong vòng 10 phút.
Ngoài việc mua sắm đồ mới và vật dụng cầu mong bình an, may mắn, thịnh vượng, nhân dịp này, các tín đồ đạo Hindu cũng dọn dẹp nhà cửa và trang trí bằng rangoli (rắc bột màu trên sàn) và thắp sáng bằng đèn dầu. Bằng việc vệ sinh, trang hoàng và làm mới không gian sống, người dân Ấn Độ tin rằng ngôi nhà sẽ thu hút năng lượng tích cực, xóa bỏ những điều tiêu cực và chuẩn bị đón chào sắc màu lung linh và niềm vui lan rộng của Lễ hội Ánh sáng trong 2 ngày sau đó.
Ngọc Thúy (TTXVN)
Kỳ lạ nghi lễ cho bò giẫm lên người để cầu may ở Ấn Độ
Theo một nghi lễ truyền thống ngay sau Lễ hội ánh sáng Diwali, những người theo đạo Hindu ở làng Bhidavad, bang Madhya Pradesh, sẽ nằm trên mặt đất cho hàng chục con bò giẫm lên người.
Trên khắp Ấn Độ, lễ hội Diwali được tổ chức với nhiều nghi lễ và truyền thống khác nhau, nhưng không có gì kỳ lạ bằng phong tục của ngôi làng Bhidavad, bang Madhya Pradesh. Tại đây, những người đàn ông sẽ nằm dài trên mặt đất cho những con bò giẫm qua người với hy vọng mọi mong ước của họ sẽ trở thành hiện thực.
Đối với người theo đạo Hindu của Ấn Độ, bò là con vật được tôn kính và là biểu tượng linh thiêng. Loài vật này được tôn vinh vì khả năng nuôi dưỡng con người và được so sánh với các vị thần.
Theo nghi lễ, hàng chục con bò này sẽ được cúng lễ vào buổi sáng. Sau đó, người dân sẽ nằm xuống đất để bò giẫm qua người. Họ tin rằng 330 triệu vị thần và nữ thần hiện thân trong những con bò này. Bằng cách cho phép những con bò giẫm qua người, họ sẽ được các vị thần đó ban phước lành.
Theo dân làng Bhidavad, những người sùng đạo sẽ phải nhịn ăn trong 5 ngày và nghỉ qua đêm tại ngôi đền địa phương trước lễ hội Diwali. Sau đó, họ làm lễ cho những con bò vào buổi sáng. Khi đàn gia súc được thả đi và giẫm qua người, dân làng sẽ tụng kinh và hát cầu nguyện.
Sau khi được hàng chục con bò ban phước, các tín đồ đứng dậy và bắt đầu nhảy múa theo tiếng trống. Mặc dù truyền thống này đã được duy trì ở Bhidavad suốt nhiều năm, nhưng điều thú vị là không ai bị thương trong nghi lễ kỳ lạ này.
Một người đàn ông địa phương cho biết: "Không ai bị thương, thậm chí chẳng ai có vết trầy xước nào. Lời cầu nguyện của dân làng cũng thành hiện thực".
Lung linh lễ hội ánh sáng Diwali ở Ấn Độ Nếu Việt Nam chúng ta có Tết Nguyên đán thì Ấn Độ có lễ Diwali, còn gọi Lễ hội Ánh sáng, được tổ chức vào ngày trăng non trong tháng Kartika theo lịch Hindu, thường rơi vào tháng 10 hoặc tháng 11 dương lịch. Hình ảnh lê họi Diwali ở Ân Đọ. Ảnh: AFP Đây là lễ hội có ý nghĩa quan trọng...