“Ngày Văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội” giới thiệu 3 nhóm sản phẩm
Từ ngày 30/9 đến hết ngày 2/10/2022 tại Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, diễn ra “ Ngày Văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội” năm 2022.
Biểu diễn nghệ thuật tại “Ngày Văn hóa, du lịch tỉnh Ninh Thuận tại Hà Nội”. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Từ ngày 30/9 đến hết ngày 2/10/2022 tại Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, UBND thành phố Hà Nội phối hợp UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức “Ngày Văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội” năm 2022. Sự kiện nhằm cụ thể hóa chương trình hợp tác giữa tỉnh Ninh Thuận và thành phố Hà Nội; đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến, khôi phục và đẩy nhanh phát triển du lịch sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Ông Trần Quốc Nam- Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, “Ngày Văn hoá, Du lịch Ninh Thuận năm 2022 tại Hà Nội” có nhiều hoạt động đặc sắc như: biểu diễn nghệ thuật múa, hát; giới thiệu nhạc cụ và giao lưu, hướng dẫn múa truyền thống; hướng dẫn nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp; trưng bày ảnh đẹp về du lịch, văn hoá, danh lam thắng cảnh của tỉnh Ninh Thuận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của tỉnh Ninh Thuận tổ chức trưng bày, giới thiệu 51 gian hàng về những sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP, sản phẩm du lịch và ẩm thực của tỉnh Ninh Thuận đến với du khách.
Ngoài ra, thông qua sự kiện này, tỉnh Ninh Thuận quảng bá, giới thiệu, định hướng tập trung ưu tiên phát triển 3 nhóm sản phẩm đặc thù, sản phẩm mới lạ, sản phẩm bổ trợ như: du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển; du lịch văn hoá di sản Chăm; du lịch Nông nghiệp công nghệ cao…. Du lịch khám phá và vui chơi giải trí Cát-Muối; du lịch săn bắn hoang dã; du lịch trải nghiệm đường sắt; du lịch điều dưỡng chăm sóc sức khoẻ. Du lịch cộng đồng, vui chơi giải trí và ẩm thực, tham quan sản xuất năng lượng tái tạo, thương mại du lịch.
Có thể khẳng định rằng, “Ngày Văn hoá, Du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội năm 2022″ là một trong những sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hoá sự hợp tác giữa Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Thuận với Thành uỷ, UBND TP. Hà Nội trên lĩnh vực văn hoá và du lịch, góp phần quảng bá nét đẹp văn hoá các dân tộc tỉnh Ninh Thuận, các sản phẩm du lịch và đặc thù của tỉnh Ninh Thuận đến với người dân Hà Nội và du khách trong và ngoài nước.
Du khách thăm quan gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch Ninh Thuận của Công ty Hacom Holdings. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Video đang HOT
Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận có bờ biển dài hơn 105 km, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Bãi biển Bình Sơn-Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên, Hang Rái, Vườn quốc gia Núi Chúa và Vườn quốc gia Phước Bình…
Ninh Thuận cũng là nơi sở hữu bức tranh văn hóa đa sắc màu, những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, nhất là của dân tộc Chăm. Do đó, Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2025 đón 3,5 triệu lượt khách, trong đó có 455 nghìn lượt khách quốc tế.
Đến năm 2030, Ninh Thuận đón 6 triệu lượt khách, trong đó, có 900 nghìn lượt khách quốc tế. Hiện, Ninh Thuận có 203 cơ sở lưu trú với hơn 4.443 phòng; trong đó, số phòng có tiêu chuẩn tương đương 3 sao trở lên chiếm hơn 50%./.
Bảo tồn và phát huy Văn hóa chợ nổi Cái Răng gắn với phát triển du lịch
Văn hóa chợ nổi Cái Răng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2016 và Cần Thơ có ề án Bảo tồn và Phát triển chợ nổi Cái Răng.
Qua 5 năm thực hiện đã ghi nhận nhiều kết quả.
Du khách tham quan chợ nổi Cái Răng.
Đề án Bảo tồn và Phát triển chợ nổi Cái Răng (ề án) được UBND TP phê duyệt vào năm 2016 với 13 hạng mục chính. Qua 5 năm thực hiện, đề án chỉ còn 2 hạng mục cầu tàu và trạm dừng chân là chưa hoàn thành vì vướng chính sách và kinh phí.
Một trong những việc đề án đã hoàn thành và làm tốt là an sinh xã hội. UBND quận Cái Răng đã tạo điều kiện để 170 hộ tiếp cận được nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch, nông sản cho chợ nổi Cái Răng. Từ đó, có thêm 6 quầy hàng trái cây, ẩm thực nổi trên sông; 3 hộ đầu tư du thuyền bán quà lưu niệm, đặc sản địa phương. Mỗi năm, UBND quận Cái Răng đều phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố, các doanh nghiệp chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người dân chợ nổi với hơn 2.000 phần quà, trị giá trên 700 triệu đồng. Các hoạt động gìn giữ, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự được quan tâm: tổ chức thu gom rác, xây nhà vệ sinh công cộng, cải tạo hệ thống điện, bố trí phao phân luồng đảm bảo an toàn giao thông...
Lượng khách đến chợ nổi Cái Răng tăng bình quân từ 12-15% mỗi năm. Hiện chợ nổi có từ 250-300 ghe, tàu mua bán. Bình quân cao điểm mỗi ngày có trên 200 lượt tàu du lịch đưa đón khách du lịch. Qua khảo sát có hơn 70% khách du lịch Cần Thơ lựa chọn điểm đến chợ nổi Cái Răng.
Tuy nhiên, chợ nổi vẫn tồn tại những vấn đề: chất lượng sản phẩm, dịch vụ chưa đảm bảo; vẫn còn tiểu thương cạnh tranh không lành mạnh; rác vẫn còn; sản phẩm và trải nghiệm trên chợ nổi còn đơn điệu; vấn đề xây bờ kè đang gây ảnh hưởng lớn. Ông Vương Công Khanh, Phó Chủ tịch HND quận Cái Răng, bày tỏ: "Khi xây dựng đề án thì chưa có kè sông. Nay có kè sông khiến một số vựa nông sản di chuyển sang nơi khác vì không có chỗ lên xuống neo đậu. Ghe thương lái cũng sẽ di chuyển theo. Do đó, cần có những giải pháp trao đổi hàng hóa kết nối giữa thương hồ trên sông và trên bờ". Bên cạnh đó, chức năng quản lý nhà nước trên chợ nổi thuộc nhiều ngành, nhiều cấp, nên còn chồng chéo; sự phát triển nhanh của giao thông đường bộ ảnh hưởng lớn đến lượng ghe tàu trên chợ nổi; công tác bảo vệ môi trường còn bất cập...
Ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch UBND quận Cái Răng, cho rằng: "Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng cần hài hòa ba yếu tố: văn hóa, môi trường và kinh tế. Mục tiêu kép chúng tôi đề ra là vừa gìn giữ Văn hóa chợ nổi Cái Răng vừa phát triển kinh tế dựa trên phát triển du lịch. Do đó, chúng tôi luôn tham khảo ý kiến của các ngành chức năng, các chuyên gia và lắng nghe nguyện vọng của các thương hồ".
Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, kiến nghị: "Cần hỗ trợ đa dạng hóa việc gia tăng thu nhập cho thương hồ, như khai thác thêm các điểm thu mua, sơ chế nông sản, xây dựng sản phẩm OCOP... UBND quận Cái Răng cũng nên tìm giải pháp để chợ nổi Cái Răng được công nhận là làng nghề truyền thống để có những chính sách hỗ trợ về kinh tế cho những hộ dân gắn bó lâu dài với chợ nổi". Ông Trần Hải Long, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố, đề xuất: "ịa phương nên cân nhắc thành lập hợp tác xã hay một nhóm đầu mối liên kết nông sản địa phương, để việc thu mua, xuất khẩu hay đưa đến các siêu thị, cửa hàng lớn dễ dàng hơn. Cần xây dựng các tiêu chuẩn để đảm bảo về chất lượng nông sản, hướng tới việc đưa sản phẩm kết nối thương mại điện tử".
Nhà nghiên cứu văn hóa, soạn giả Nhâm Hùng, chia sẻ: "Bảo tồn văn hóa chợ nổi là vấn đề cốt lõi hiện nay, tôi kiến nghị xây bờ kè đặc trưng làm sao đảm bảo giao thương giữa chợ trên bờ và chợ trên sông thuận lợi". ồng quan điểm, ông Vương Công Khanh cho rằng: "Tôi cho rằng phải giữ chân thương hồ, nên phải giữ hiện trạng tự nhiên của chợ nổi, đồng thời mở rộng chợ nổi theo định hướng phát triển du lịch. Do đó, tôi đề xuất địa phương nên sớm điều chỉnh đề án, bỏ các công trình không phù hợp và có các giải pháp cụ thể hơn về các vấn đề thu mua số lượng lớn nông sản, điểm dừng chân để các tiểu thương trao đổi hàng hóa, gia tăng sự tham gia của các ngành các cấp trong quản lý chợ nổi, gìn giữ môi trường". Ở góc độ lữ hành, ông Phan ình Huê, Giám đốc Công ty Vòng tròn Việt, nói: "Chúng ta phải bảo vệ được "hồn cốt" của chợ nổi là văn hóa chợ nổi. Muốn chợ nổi phát triển du lịch thì phải có sản phẩm để tiếp thị và bán. Vì thế, địa phương phải xây dựng sản phẩm độc đáo, chất lượng; bắt đầu từ xây dựng đề án về chiến lược sản phẩm ở chợ nổi".
Ông Nguyễn Quốc Cường thông tin, Cái Răng đang xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng trong giai đoạn mới; đồng thời điều chỉnh, bổ sung những thay đổi trong đề án để trình UBND thành phố ban hành kế hoạch tiếp tục thực hiện đề án với các hạng mục còn lại; kiến nghị sự vào cuộc chung tay của các sở ngành hữu quan để có thể gỡ khó, phát huy hiệu quả của công tác bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng.
Thảm hoa Brussels chào đón du khách sau 2 năm vắng bóng Sau hai năm vắng bóng do đại dịch COVID-19, thảm hoa Brussels đã quay trở lại. Quảng Trường Lớn, di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, lại được tỏa sáng bởi 1.001 sắc màu và hương thơm của hoa trong dịp cuối tuần này. Sau hai năm vắng bóng do đại dịch COVID-19, thảm hoa Brussels đã quay trở lại. Ảnh:...