Ngày V-League 2021 trở lại đang thêm xa
Theo kế hoạch ban đầu, LS V-League 2021 tiếp tục mùa giải vào cuối tháng 7 và kết thúc sau đó khoảng 3 tuần lễ cho tuyển Việt Nam tập trung đấu vòng loại World Cup 2022.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, kế hoạch tiếp theo cho mùa giải 2021 vẫn tương đối mờ mịt vì COVID-19 và khả năng V-League trở lại trong năm nay gần như không thể, khiến các CLB cũng như người hâm mộ Việt Nam vừa sốt ruột vừa âu lo.
Quan điểm của các đội bóng là nên kết thúc giải đấu sớm. Ảnh: TTXVN.
Thời gian V-League đá lại chưa xác định, đồng nghĩa các CLB vẫn chỉ tập chay, duy trì và chờ đợi. Không xác định cũng có nghĩa chuyện chọn điểm rơi cả phong độ, thể lực gần như là quá khó khăn. Các CLB ở V-League đang rất cần kế hoạch mở lại giải đấu để tránh những rắc rối phát sinh về tài chính, đền bù hợp đồng chuyển nhượng. Nhưng với yêu cầu của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) dựa trên nhiệm vụ của các đội tuyển quốc gia, Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) cho biết không còn khoảng thời gian hở nào để V-League có thể diễn ra trước tháng 2/2022.
Theo lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam, từ ngày 2/9/2021 – 29/3/2022, thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ tham gia thi đấu 10 trận tại vòng loại World Cup 2022. Trung bình mỗi tháng đội tuyển Việt Nam sẽ đá 2 trận, chưa kể thời gian chuẩn bị trước trận đấu ít nhất 1 tuần.
Sau khi đá ở sân khách về nước, đội tuyển sẽ phải cách ly và theo dõi y tế. Bên cạnh đó, từ ngày 5/12 – 1/1/2022, tuyển Việt Nam còn tham dự AFF Cup. Từ ngày 23 – 31/10/2021, đội tuyển U23 Việt Nam sẽ tham dự vòng loại U23 châu Á.
Trước đó, theo kế hoạch thì các giải bóng đá chuyên nghiệp gồm V-League và Giải hạng Nhất sẽ tiếp tục khởi tranh vào cuối tháng 7 này. Tuy nhiên, do TP Hồ Chí Minh và một số địa phương trên cả nước đang tiến hành giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên Ban tổ chức buộc phải hoãn giải đấu.
Video đang HOT
Các CLB giờ đây đều mong dịch bệnh sẽ được kiểm soát để bóng đá có thể quay trở lại. Ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong nước, lịch thi đấu quốc tế của đội tuyển Việt Nam và U22 từ giờ đến cuối năm, tại cuộc họp trực tuyến ngày 16/7, VPF đã đề xuất V-League 2021 sẽ tạm dừng và thi đấu trở lại ngày 2/2022 nhằm dành thời gian để các đội tuyển quốc gia làm nhiệm vụ. Cụ thể, ngày 12/2 sẽ bắt đầu trận đấu bù vòng 13 V-League 2021 và đến ngày 16/2 sẽ bước vào các trận của giai đoạn 2 dành cho những đội của nhóm A (đua vô địch) và nhóm B (trụ hạng). Dự kiến, giải sẽ kết thúc vào ngày 12/3/2022.
Dù chỉ là đề xuất nhưng phương án này đã gây ý kiến trái chiều từ những đội bóng. Vấn đề lớn nhất khiến nhiều CLB không đồng ý kế hoạch chuyển phần còn lại mùa giải 2021 sang năm sau chính là vì kinh phí duy trì hoạt động.
Nếu giải bị lùi thêm gần 6 tháng nữa, các CLB sẽ gặp muôn vàn khó khăn, đặc biệt là trong việc duy trì lực lượng. Thậm chí, dẫn đến hàng loạt rắc rối liên quan đến tài chính. Thường hợp đồng giữa CLB với nhiều ngoại binh và cầu thủ trụ cột sẽ kết thúc khi mùa giải kết thúc vào tháng 10 hàng năm, nếu gia hạn sẽ tốn kém kinh phí, chưa kể kéo dài giải đấu, sẽ khiến khoản chi tiêu của đội bóng phát sinh rất nhiều.
Với các cầu thủ nội, họ cũng sẽ phải trở về địa phương và có thể bị giảm, cắt lương, ảnh hưởng nhiều đến đời sống.
Sân Thiên Trường ngày khai mạc V-League 2021 nhưng giải đấu chỉ có thể diễn ra được 12 vòng đấu. Ảnh: TTXVN.
Nhiều đại diện các đội bóng cho rằng, VFF, VPF chưa nên đưa ra quyết định lùi V-League đến tháng 2/2022 vào thời điểm này. Cần kiên trì chờ đợi để Chính phủ và các cơ quan chức năng chống dịch COVID-19. Trong trường hợp 1 – 2 tháng nữa tình hình không khả quan thì mới nên ra quyết định lùi sang tháng 2/2022, lúc đó các CLB chắc chắn sẽ ủng hộ.
Các CLB giờ đây đều mong dịch bệnh sẽ được kiểm soát, bởi chỉ có dập được dịch thì bóng đá mới có thể quay trở lại.
Hiện các đội bóng đã sẵn sàng quay trở lại tranh tài ở V-League 2021 nếu VFF và VPF đồng ý tổ chức phần còn lại của mùa giải theo hình thức thi đấu tập trung.
Một số CLB như HAGL, Hà Nội FC, Sài Gòn FC hay Topenland Bình Định vẫn đang tập trung luyện tập vì có sân tập và khu nhà ở cùng một nơi. Một số đội bóng như SHB Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hải Phòng, SLNA, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh… thì chỉ cho quân tập duy trì trong lúc chờ quyết định mới từ Ban tổ chức. Một số đội buộc phải tạm dừng tập luyện vì điều kiện không cho phép.
VPF và các đội bóng sẽ phải ngồi lại cùng đối thoại, tìm ra một tiếng nói chung cho phương án giải quyết mùa giải 2021 như thế nào hợp lý.
AFF Cup năm nay sẽ không bị hoãn. Giải đấu này vẫn diễn ra từ ngày 51/2/2021 – 1/1/2022. Giải diễn ra ở địa điểm trung lập và hiện vẫn chưa được xác định. AFF dự kiến sẽ lựa chọn 2 địa điểm làm sân nhà của 2 bảng đấu. Ở mỗi địa điểm thi đấu sẽ áp dụng quy tắc “bong bóng khép kín” đối với các đội và các thành viên tham dự giải (không tiếp xúc với người bên ngoài, chỉ di chuyển trong phạm vi những địa điểm được quy định trong suốt quá trình giải diễn ra).
Theo kế hoạch, lễ bốc thăm AFF Cup lần này sẽ diễn ra vào ngày 10/8 tới dây. Các quyết định liên quan đến những hoạt động của giải đấu sẽ được công bố vào cuối tháng 7 này.
AFF Cup năm nay vốn dĩ đã diễn ra hồi cuối năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên giải đấu phải lùi lại 1 năm.
HA Gia Lai đá play off tranh vô địch với Viettel: Quái!
Do dịch bệnh COVID-19 nên phương án đá tập trung V-League bất thành.
Trong khi đó, từ tháng 9-2021 đến tháng 2-2022, đội tuyển sẽ làm nhiệm vụ tại vòng loại thứ ba World Cup 2022 nên HĐQT VPF đề xuất hoãn V-League 2021 sang năm 2022. Lập tức các đội đều phản ứng mạnh, thậm chí có lãnh đạo CLB còn đòi giải tán VPF vì không tôn trọng các CLB.
Viettel có đá play off tìm nhà vô địch với HA Gia Lai thì chỉ tìm ra nhà vô địch chứ không giải quyết được vấn đề của gần 30 đội chuyên nghiệp và hạng Nhất. Ảnh: NGỌC DUNG
Đã có ý kiến đưa ra rằng để tránh dây dưa sang năm 2022 trong khi V-League phải trốn dịch thì cho hai đội đang dẫn đầu V-League là HA Gia Lai và Viettel đá một trận play off chọn nhà vô địch.
Ý tưởng thật quái nhưng cũng có nhiều người ủng hộ, nhất là hai đội Viettel, HA Gia Lai. Nhưng tìm được nhà vô địch thì giải quyết được gì?
Vấn đề không phải là tìm đội vô địch mà là các đội chuyên nghiệp và hạng Nhất tồn tại như thế nào với hàng loạt vấn đề tồn đọng. Từ lương, thưởng, lót tay, trách nhiệm với nhà tài trợ và sự sống còn của một CLB phải đóng cửa tập chay suốt từ tháng 5-2021 đến tháng 3-2022.
VPF chắc chắn cũng đau đầu nhưng thà là có nhiều phương án để các đội còn có động lực hơn là "nghỉ hết đi để một đội tuyển làm việc".
Đội tuyển cần được ưu tiên nhưng đừng để ưu tiên theo kiểu bóng đá Việt Nam chỉ có mỗi đội tuyển hoạt động. Nên nhớ không có CLB nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa trị chấn thương, trả lương... thì làm gì có các tuyển thủ.
Sao không lên những phương án xen kẽ giữa các quãng nghỉ kéo dài hai tháng của đội tuyển để các CLB còn đường sống thay vì bịt hết đường của CLB?
Trăm khó đổ đầu, V-League 2021 nên kết thế nào? VPF và V-League 2021 đứng trước ngã ba đường với trăm thế khó dồn vào nhà tổ chức. Màn kết V-League 2021 thế nào cho hợp lý, thay vì phương án dời sang đầu năm 2022 vừa được... ướm. VPF khó... Trên thực tế, sau những trắc trở từ mùa bóng 2020 và lan đến mùa giải 2021, chẳng khó đoán biết VPF...