Ngày trở về tủi hổ
Tôi trở về quê hương sinh sống sau mấy năm trôi dạt, phiêu lưu mà lòng dạ ngổn ngang, rối bời. Tâm trạng thật khó tả: tôi về với một thân thể bạc nhược của một người đàn bà mặc dù tôi còn trẻ. Tôi chẳng thể trách ai mà chỉ có thể tự trách bản thân. Ngày ấy, giá mà…
ảnh minh họa
Bây giờ, Tiến đang làm bí thư đoàn ở xã. Nghe nói chỉ một thời gian ngắn nữa, anh có thể lên làm chủ tịch vì được bà con ở quê rất tín nhiệm. Như vậy, anh sẽ là cán bộ lãnh đạo xã trẻ nhất từ trước tới nay.
Ngày ấy, chúng tôi cùng học ở trường THPT tại quê nhà, thân thiết như hình với bóng từ năm lớp 10. Đến lớp 12 thì yêu nhau. Nhưng cả hai vẫn chưa ai dám bộc lộ. Chỉ là cùng đèo nhau trên chiếc xe đạp cà tàng đến trường. Không bao giờ thiếu nhau trong những cuộc vui. Cả lớp đều biết chúng tôi yêu nhau nhưng chẳng vi phạm điều gì, học lại không sút kém nên chẳng bị làm sao. Và chúng tôi đã tốt nghiệp phổ thông một cách tốt đẹp.
Năm ấy, Tiến bị trượt đại học, còn tôi thi đỗ vào đại học nông nghiệp ở Hà Nội. Tôi động viên anh sang năm thi tiếp. Tôi tự nhủ sẽ phát triển tình yêu để anh có thêm nghị lực phấn đấu cho lần thi năm sau.
Lên Hà Nội nhập học, tuần nào tôi cũng trở về quê với anh. Cứ học xong chiều thứ 6, tôi tranh thủ đi ô tô buýt về Hà Nội rồi lên xe về Thanh Hóa. Thường về đến nhà cũng 9 giờ tối. Lần nào anh cũng ra bến đón tôi. Và đêm ấy chúng tôi đã ở bên nhau, đến sáng hôm sau tôi mới về nhà. Cả hai chúng tôi đều rất nghèo. Bố mẹ tôi phải chắt bóp bán từng quả trứng, mớ rau để tích cóp tiền chu cấp cho tôi. Tiến thì làm thuê cho một hiệu sửa xe máy trên thị trấn. Chúng tôi gặp nhau chỉ có thể gặm bánh mỳ không nhân vì cả hai đều luôn không có tiền trong túi. Anh rửa xe máy thuê với tiền công quá rẻ mạt, tôi thì chưa hết tháng đã cạn tiền bố mẹ cho.
Trong lớp đại học, tôi thuộc loại xinh gái nhưng cũng thuộc tốp nghèo nhất lớp. Hai cô bạn ở trọ cùng phòng với tôi đều có bố mẹ khá giả nên chi tiêu rủng rỉnh. Đứa nào cũng có xe máy, lá-tốp. Tôi thì xe đạp cũng không có. Nhiều chàng trai “để ý” đến tôi nhưng anh nào cũng nghèo, toàn đi lại bằng xe đạp mi-ni Tàu.
Video đang HOT
Một lần, người quen của cô bạn cùng phòng nói với tôi: “Em có nhan sắc. Sống thế này thì khổ quá. Chị muốn giúp em cải thiện cuộc sống”. Rồi chị ấy rủ tôi ngoài giờ học đến phụ giúp chị ở quán gội đầu thư dãn. Thế là các buổi tối, ăn cơm nhoáng nhoàng, tôi đến quán của chị, làm đến 22 giờ đêm. Mỗi buổi làm 3-4 tiếng. Cả tháng – trừ mỗi tuần tôi vắng mặt 2 tối thứ 6 và thứ 7 – chị trả lương cho tôi 1 triệu là khá lắm. Quán gội đầu này khá “trong sạch”, không có chuyện “vớ vẩn”. Nhưng vì phục vụ cả nam nên cần nhiều nhân viên có hình thức. Về sau, mỗi tháng tôi chỉ về quê một lần để đến cửa hàng được nhiều hơn. Vì vậy mà lương cũng được tăng thêm.
Từ chỗ tuần nào cũng gặp nhau rồi mỗi tháng một lần, về sau còn ít hơn, tình cảm của chúng tôi có phần nhạt dần. Tôi thấy tình yêu với Tiến sẽ chẳng có tương lai gì. Lần nào gặp nhau, tôi cũng thấy mùi xăng xe tỏa ra từ người Tiến khiến khi “gần gũi” không còn hứng thú. Tôi thấy đó là mùi của nghèo hèn, khốn khó. Không lẽ tôi cứ chôn vùi số phận mình vào tình yêu này khi mọi người đều nhận xét tôi xinh đẹp, không khó để có tương lai sáng sủa.
Giữa những ngày tháng này, tôi gặp Lực là khách quen của chị chủ quán, thường xuyên lui tới gội đầu. Ngay lần đầu gặp, tôi đã thấy anh “để ý” đến mình. Đó là một người đàn ông ở tuổi ngoài 40, hơn tôi trên 20 tuổi (lúc này tôi mới 19). Chị chủ cho biết: Lực là giám đốc một công ty nhà nước, có vợ và một con gái, sống không hạnh phúc, đang ly thân. Tuy vậy, anh ta là người đứng đắn, không chơi bời lăng nhăng. Không sớm thì muộn cũng sẽ ly hôn vì hai người quá đối lập về tính cách. Chị chủ muốn “bật đèn xanh” cho tôi nhận lời yêu Lực.
Quả là chị chủ nói khá đúng về Lực. Mỗi lần được tôi gội đầu, anh ta không có bất cứ câu nói, cử chỉ nào sàm sỡ. Ra về, anh đều “bo” khá hậu hĩnh cho tôi. Thế là một thời gian ngắn sau đó, tôi đã ngả vào vòng tay anh ta. Lực yêu tôi chân thành. Anh mua cho tôi một căn phòng nhỏ chừng 20m2 và một xe máy. Tôi cũng không phải làm thêm ở tiệm gội đầu nữa. Mỗi tháng, anh chu cấp tiền cho tôi tiêu pha thoải mái. Chúng tôi đã thực sự sống đời sống vợ chồng, tuy chưa đăng ký kết hôn vì trên danh nghĩa, anh vẫn chưa ly hôn. Vì nhà anh ở Hà Đông, cơ quan lại ở Văn Điển (Hà Nội) nên anh chỉ ở với tôi được buổi trưa và những ngày nghỉ. Các đêm trong tuần phải về ngủ ở nhà để sớm hôm sau còn tiện đi làm. Anh động viên tôi hãy gắng chờ thêm một thời gian. Khi nào anh được đề bạt lên chức cao hơn sẽ ly hôn vợ để sống hợp pháp với tôi. Anh lo cho tôi quá chu tất nên tôi rất tin mọi điều anh nói, mọi kế hoạch anh vạch ra.
Những ngày tháng sống đầy đủ, sung sướng trong vòng tay đam mê của Lực không kéo dài, chỉ được hơn một năm. Tôi đã có thai với anh, nhưng đi siêu âm thì biết là con gái. Điều đó khiến anh thất vọng. Anh đến với tôi không được thường xuyên như trước, nói là đi công tác các tỉnh nhiều. Nhưng lý do chính là sự sụp đổ hy vọng về khao khát có con trai của anh. Là phụ nữ, tôi đủ nhạy cảm để thấy rồi anh sẽ rời xa tôi, nên chuẩn bị đón nhận sự thật phũ phàng này. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng anh không lìa bỏ giọt máu của mình.
Đúng lúc này, không hiểu sao, vợ anh biết được toàn bộ sự thật. Một buổi tối, khi tôi đang ở trong phòng một mình thì có mấy người lạ mặt gõ cửa. Rồi họ ập vào giật tóc, đánh tôi bất tỉnh. Quá bất ngờ, tôi không thể trở tay, chỉ kịp nhận ra có một người đàn bà hung dữ đang lên cơn ghen, quát mấy người đàn ông trẻ hơn: “Chúng mày đánh chết nó cho tao”. Rồi chính mụ ta cầm kéo cắt phăng mái tóc của tôi, để trơ gáy. Tôi ngất lịm đi, không biết gì nữa. Một lúc sau, tỉnh dậy, thấy mình đau ê ẩm, mắt mũi sưng vù, tóc vương vãi khắp phòng. Sự việc xảy ra quá nhanh. Căn phòng tôi lại khá cách biệt nên đã không ai biết để can. Sau đó, tôi bị xảy thai khi được 3 tháng.
Tôi bị ốm, nằm bệt liền một tháng sau đó, phải bỏ học, không thể dự kỳ thi hết năm. Lực đã không một lần xuất hiện sau lần vợ anh ta đến đánh ghen. Có thể anh đi công tác dài ngày, không biết. Nhưng không có bất cứ liên lạc nào với tôi. Quá thất vọng, tủi thân, nhục nhã, tôi đã bỏ học, không còn thiết gì ngôi trường mình đã học được 2 năm. Nhớ lại buổi tối bị đánh ghen, người vợ hung dữ nói với tôi: “Căn phòng này mày phải trả lại, vì do chồng tao mua. Phải rời khỏi đây trong vòng 2 tuần nữa. Đừng để bọn tao trở lại ném đồ ra khỏi nhà”. Rồi sau đó một tuần, tôi nhận được tin nhắn có nội dung nhắc thời hạn phải “trả” nhà.
Sau lần xảy ra vụ việc đánh ghen, tôi gọi điện thoại rất nhiều lần cho Lực, đều không được. Tất cả đều báo tín hiệu máy bị tắt hoặc đã thay sim. Quá ngán ngẩm, tôi đành nhắn vào số máy kẻ đòi nhà: ngày tới, tôi sẽ rời khỏi căn phòng. Đúng hẹn, tôi đi, lấy giây thép buộc cửa để họ có thể tiếp quản. Giờ tôi mới nhớ lại: Khi mua căn hộ cho tôi, Lực không hề làm thủ tục để tôi đứng tên. Và tôi đã không hề nghĩ gì đến điều này.
Và giờ đây, sau mấy năm, tôi trở về quê với hai bàn tay trắng cùng một “lý lịch” chẳng mấy hay ho, tốt đẹp. Đúng là mất tất cả: học hành, sự trong trắng, danh dự và nhan sắc. Sau cú sảy thai, cùng với nhiều đêm mất ngủ, người tôi phờ phạc, gầy rộc. Soi gương, tôi không còn nhận ra mình. Trong khi đám bạn nữ năm xưa kém tôi về mọi mặt mà nay vượt trội hơn hẳn.
Tiến vẫn không yêu ai. Anh đang mở một xưởng sản xuất hàng thủ công, mĩ nghệ thu hút mấy chục người làm việc. Chủ yếu là nữ, trong đó có nhiều người tốt nghiệp đại học, sẵn sàng về sống ở quê. Hôm vừa rồi gặp lại Tiến, tôi lúng túng vì vừa ngượng, vừa hối hận do bỏ anh để ngả vào vòng tay của kẻ giàu sang trên Hà Nội. Và tôi thật sự xấu hổ vì bước phát triển đối ngược của tôi và anh.
Gặp lại Tiến, tôi thấy anh khá tự nhiên, và tỏ ra quý hóa tôi, không một chút biểu hiện lảng tránh hay trách cứ. Một số bạn nữ còn nói là anh vẫn luôn nhắc đến tôi, không hề giận. Thế là sao? Biết tôi “lảng ra” ngày ấy thì đã rõ. Nhưng không hiểu anh có biết rõ cuộc sống khốn nạn của tôi trên Hà Nội? Tôi không còn là con gái, đã thành đàn bà. Còn anh thì vẫn là trai tân. Tôi lại đang thất nghiệp. Chỉ cần được vào làm trong xí nghiệp của anh đối với tôi đã là rất tốt, chứ không nói sẽ trở lại mối quan hệ xưa. Nhưng tôi không hiểu gì về anh hiện tại. Liệu anh có chấp nhận tôi?
Theo VNE
Gần 30 bộ hài cốt bật mộ, trôi dạt vào bờ biển
Mực nước biển dâng cao đã khiến hài cốt những binh sĩ thiệt mạng trong Thế chiến II bật khỏi mộ, trôi dạt vào bờ biển của quốc đảo Marshall.
Trong một sự kiện bên lề hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Đức hôm 6/6, Ngoại trưởng quốc đảo Marshall, ông Tony De Brum thông báo nhiều hài cốt binh sĩ từ Thế chiến II bật khỏi mộ và dạt vào bờ do nước biển dâng trong vài tháng qua.
"Hài cốt và quan tài của nhiều binh sĩ nổi lên từ đáy biển. Đây là sự việc nghiêm trọng. Ngay cả những người chết cũng chịu tác động của tình trạng trái đất nóng lên".
Ông Brum cho biết, nhà chức trách Marshall phát hiện 26 bộ hài cốt trên bãi biển thuộc đảo Santo từ tháng 2 đến tháng 4. Ông đoán đó là những bộ hài cốt của binh sĩ Nhật Bản.
Đã có khoảng 26 bộ hài cốt trôi dạt vào bờ biển Marshall do nước biển dâng cao.
"Có thể nhiều bộ hài cốt khác sẽ tiếp tục dạt vào bờ trong thời gian tới", ông nói thêm.
Cộng hòa quần đảo Marshall là một quốc gia gồm 29 đảo ở phía tây Thái Bình Dương. 29 đảo san hô tạo nên quần đảo Marshall là nơi sinh sống của khoảng 70.000 cứ dân. Đế quốc Nhật Bản từng tận dụng quần đảo để tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ vào tháng 12/1941.
Marshall chỉ cao hơn mực nước biển gần 2m trong khi giới khoa học dự báo mực nước biển sẽ dâng từ 1 tới 2 m vào những năm cuối thế kỷ 21. Vì thế, giới lãnh đạo Marshall rất lo ngại cho tương lai của đất nước.
Trong một lần trả lời phỏng vấn hồi đầu năm, ông Christopher Loeak, Tổng thống Marshall, kể rằng nhiều bờ biển mà ông thấy hồi nhỏ đã biến mất do nước biển dâng, còn nhiều con đường dịch chuyển dần vào sâu trong đất liền.
"Những hòn đảo không chỉ hẹp hơn, mà còn ngắn hơn sau mỗi năm", ông bình luận.
Theo một báo cáo gần đây của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, mực nước biển đang tăng lên ở khu vực xung quanh của Marshall, thuộc Thái Bình Dương, với tốc độ cao hơn nhiều so với các nơi khác trên thế giới. Tỷ lệ gia tăng từ năm 1993 đến năm 2009 là 12mm mỗi năm, so với mức trung bình toàn cầu là 3,2mm.
Theo Người đưa tin
Sứa khổng lồ trôi dạt vào bờ biển Anh Con sứa khổng lồ này được xác định là loài sứa thùng hay còn gọi là sứa nắp thùng rác bởi kích thước to lớn. Trong khi người đi dạo đã quá quen thuộc với cảnh tượng bờ biển ngập tràn cát sỏi hay một vài món đồ thất lạc thì ông Steve Trewhella - nhiếp ảnh gia người Anh đã may mắn...