Ngày trở về của những người tha phương

Theo dõi VGT trên

Covid-19 khiến Trường không thể bán vé số ở TP HCM, anh quyết định đi xe lăn về quê sau hai tháng “cố thủ” trong phòng trọ.

Những ngày đầu tháng 5, Sài Gòn nóng dần lên, trên mặt báo, tivi, ra rả tin tức về đợt dịch mới sau lễ 30/4 và 1/5. Cả thành phố mới ghi nhận một ca dương tính, song ngành y tế nhận định dịch biễn biến phức tạp.

Nhưng sự nhộn nhịp và tất bật của Sài Gòn đã trở thành quán tính, mọi người vẫn tiếp tục với công việc thường ngày. Chính quyền vẫn xác định mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế”. Với một thanh niên tỉnh lẻ bán vé số như Trần Văn Trường , chống dịch là đeo nhiều lớp khẩu trang, kính, giữ khoảng cách; còn “phát triển kinh tế” là bán một ngày 400 tờ vé số để trả tiền trọ, tiền ăn, nếu dư thì gửi về gia đình.

Ngày trở về của những người tha phương - Hình 1
Anh Trần Văn Trường được người dân tặng thức ăn trên đường đi xe lăn về quê. Ảnh: Nguyễn Minh

7h sáng, Trường ngồi trên xe lăn, bịt khẩu trang, cầm xấp vé số rong ruổi khắp các ngõ hẻm. Bữa sáng của anh thường là ổ bánh mì, gói xôi, ăn vội trên đường. Không ai thấy mặt Trường, khách mua chỉ thấy một chàng trai với đôi chân teo tóp, hai cánh tay yếu ớt chìa ra lộ những hình xăm.

Trường có bốn hình xăm, ba hoa sen và một hoa hồng, đều do anh tự tay mua viết, mực, xăm hồi 5 năm trước. “Hoa sen đẹp nhất Tháp Mười, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, Trường nói. “Hoa hồng là tình yêu, tình yêu trai gái, tình yêu đời”, anh nói thêm.

Quê Trường ở xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, Phú Yên. Là con thứ hai trong ba người con của cặp vợ chồng làm nghề biển, lúc mới sinh Trường khỏe mạnh bụ bẫm. Hơn một tuổi, chân Trường dần teo tóp, không thể đi lại. Cha mẹ cũng không có tiền để chữa trị cho con trai.

Lớn lên một chút, Trường nhìn chúng bạn chạy nhảy, còn mình thì phải lết. Rồi khi thấy bạn cùng lứa đến trường, cậu cũng mò mẫm theo, nhưng đến lớp 3 thì bỏ cuộc. Từ năm 9 tuổi đến lúc dậy thì, Trường lớn lên lặng lẽ, nhìn cha mẹ vất vả đi biển, vá lưới, Trường buồn vì chẳng giúp được gì, nhiều lúc còn nghĩ mình là gánh nặng.

Năm 16 tuổi, Trường quyết định phải đi vào Nam kiếm sống, sau khi lang bạt ở các tỉnh miền Tây, cậu lưu lại Sài Gòn. Trường thuê căn trọ rộng chừng 20 m2, có gác lửng ở xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Được đồng hương giúp đỡ, cậu xin được một chân bán vé số dạo.

Đến nay, Trường đã hành nghề được 7 năm. Với chiếc xe lăn ba bánh gắn động cơ, chàng trai này trở thành một người bán vé số mẫn cán. Mỗi ngày, Trường bán được khoảng 400-500 vé, thu nhập khoảng 300.000-400.000 đồng. Sau khi trả tiền trọ và điện nước khoảng 2 triệu đồng, tiền ăn 1,5 triệu cùng các chi phí khác, mỗi tháng Trường trích ra một ít để gửi về gia đình, và một ít để tiết kiệm.

Với Trường, Sài Gòn là miền đất lành đã cưu mang anh, nếu ở quê, Trường có lẽ không kiếm được việc tốt hơn. Nên mỗi dịp Tết, về thăm nhà xong, Trường lại khăn gói vào phương Nam.

Tháng 2 vừa qua, sau Tết, Trường vào lại TP HCM. Khi ấy, Việt Nam đã kiểm soát tốt ba đợt dịch trước, nên Trường cũng yên tâm và hy vọng vào một năm mới. Nhưng rồi đến tháng 5, chàng trai bắt đầu cảm thấy sức ảnh hưởng của Covid-19 phả tới xe vé số dạo của mình. Khách hàng dè dặt hơn khi mua vé, vì ngại anh tiếp xúc nhiều người trên đường. Đến nửa sau của tháng 5, khi thành phố phát hiện thêm các F0 khác cũng là lúc vé số của anh ế dần.

Khi doanh số giảm từ 400 vé xuống 200 vé một ngày, Trường dừng bán, phần vì nản, phần vì lo lây dịch. Thay vì rong ruổi trên đường, chàng trai “cố thủ” trong phòng trọ, sống bằng tiền tiết kiệm, chờ dịch lắng.

Nhưng Covid-19 ngày càng căng thẳng, đến cuối tháng 5, đầu tháng 6, số ca nhiễm Covid-19 ở TP HCM tăng vọt. Chính quyền thành phố ra quyết định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Đến ngày 9/7, toàn thành phố nâng cấp độ giãn cách theo Chỉ thị 16.

Quán xá ở gần phòng trọ của Trường đóng kín cửa. Mỗi ngày, Trường chỉ ăn mì gói qua ngày. Ăn riết không chịu nỗi, anh ra đầu ngõ mua bó rau mồng tơi vào nấu canh. Thấy Trường thân cô thế cô, lại tàn tật, có lúc hàng xóm giúp đỡ mua rau, cá tặng anh.

Một mình với bốn bức tường quạnh hiu, Trường muốn về quê. Nhưng Phú Yên lúc ấy cũng đang là tâm dịch với hơn 400 ca nhiễm. Trường đứng ngồi không yên, nửa muốn về, nửa muốn ở lại.

Càng ở lâu, Trường càng ngả theo lựa chọn đi về. “Về quê có cháo ăn cháo, có rau ăn rau”, còn ở lại thì phải trả tiền trọ, tiền ăn, mà không đi làm được. Giữa tháng bảy, nhìn hình ảnh dòng người ùn ùn về quê ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long…, Trường càng thêm nôn nao. Đến ngày 28/7, Trường không còn chần chừ thêm.

Video đang HOT

Đêm đó, Trường kiểm tra xe lăn, sạc đầy bình điện của động cơ để hôm sau khởi hành. 4h, trời vừa sáng, sau khi lót dạ bằng tô mì gói, Trường rời Sài Gòn với hai gói mì, hai phần bánh mì khô, cùng vài chai nước lọc, áo quần. Anh khom người đẩy xe ra ngõ, bắt đầu chuyến hồi hương.

Trường men theo các biển chỉ dẫn trên quốc lộ để đi, tới đoạn nào không rõ thì hỏi người dân. Mỗi ngày, Trường đi được gần 100 km, 4h đi, đến 21h thì nghỉ.

Để có điện cho xe chạy, anh tìm tới những cây xăng dọc quốc lộ xin sạc nhờ. Một lần sạc đầy bình điện mất gần 5 tiếng, anh tranh thủ thời gian đó để ngủ. Dọc cung đường, Trường được nhiều người tiếp sức bằng những suất cơm, chai nước, mẩu bánh.

Suốt đường về quê trách dịch, Trường không sợ cướp, sợ mệt, mà chỉ lo xe lăn bị hỏng. “Phần bánh xe đã cũ dễ bị thủng, tăm xe có đôi chiếc đã gãy, phải hàn lại đi tạm. Nếu giữa đường gặp sự cố, mình cũng không biết xoay xở ra sao”, Trường nói.

Ngày trở về của những người tha phương - Hình 2
Trường được đưa lên ôtô về quê khi đến Đèo Cả, giáp ranh Phú Yên – Khánh Hòa. Ảnh: Nguyễn Minh

Sau 6 ngày vượt gần 500 km, chiều 3/8, Trường đến đoạn quốc lộ 1, qua TP Cam Ranh, Khánh Hòa, cách nhà hơn 100 km. Anh bắt đầu đuối sức, mệt dần. Lúc này, Hội bạn hữu đường xa Khánh Hòa phát hiện chàng trai đi xe lăn đã tới cung cấp thức ăn, nước uống, theo dõi sức khỏe và đưa anh vào trung tâm y tế test nhanh Covid-19, kết quả âm tính.

Tới trưa 4/8, họ chở anh ra tới Đèo Cả, địa phận giáp ranh Khánh Hòa – Phú Yên, rồi liên hệ Đội SOS Hội chữ thập đỏ Phú Yên đón anh, đưa về quê. Anh phải ở lại khu cách ly ba ngày để theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm PCR trước khi về với gia đình tiếp tục cách ly 14 ngày.

Trần Văn Trường là một trong những người cuối cùng về quê khi làn sóng Covid-19 thứ tư bùng phát ở phía Nam.

Những chuyến hồi hương đã lác đác từ cuối tháng 5, đầu tháng 6, khi số ca nhiễm tăng nhanh. Nhưng phần lớn vẫn cố bám trụ thêm để chờ diễn biến của dịch. Đến tháng 7, khi nhiều xí nghiệp ngưng trệ sản xuất, nhiều người lao động sau vài tháng mất việc đã không cầm cự nổi.

Vũ Thanh Bình , 28 tuổi, quê xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã mất việc gần ba tháng trước ngày về quê. Bình đã theo mẹ và chị gái lang bạt ở Sài Gòn từ năm 2006, khi mới 13 tuổi. Anh cùng mẹ làm đủ công việc thời vụ để trang trải, như bốc vác, giúp việc, phụ hồ…

Ngày trở về của những người tha phương - Hình 3
Bà Nguyễn Thị Hương, mẹ của Bình chờ đợi ở phòng cách ly ở Ninh Thuận trước khi được lên tàu về quê Nghệ An. Ảnh: Việt Quốc

5 năm trước, cả nhà trôi dạt xuống Trảng Bom, Đồng Nai, làm công nhân cho công ty da giày. Mức lương của ba mẹ con là hơn 5 triệu đồng một người, chỉ đủ cho bốn người gồm Bình, mẹ và chị gái, cùng con gái của chị trang trải. Riêng Bình đã cưới vợ ở quê nên phải làm thêm, dành dụm gửi về phụ vợ nuôi hai con nhỏ.

Cách đây một năm, mẹ Bình bị tai biến, liệt nửa người, tiền chữa bệnh lên đến 40 triệu đồng. Để chữa bệnh cho mẹ, Bình bán xe máy, vay thêm tiền, cầm chứng minh, thẻ ngân hàng… Đến khi mẹ khỏi bệnh, tài sản của gia đình về con số âm, không có nổi một chiếc xe máy để đi lại. Mất sức lao động, mẹ Bình chỉ ở nhà trông cháu, còn hai chị em Bình vẫn bám trụ Đồng Nai để trả nợ, gầy dựng cuộc sống.

Hồi tháng 5, công ty dừng sản xuất nên Bình và chị gái đều mất việc. “Cứ giãn cách rồi lại giãn cách nên công ty cứ hẹn đi làm rồi dừng. Nếu ở lại, em không chết vì dịch nhưng có thể chết vì đói”, Bình nói.

Đến ngày 8/7, cả nhà quyết định về quê. Không còn tiền, chị gái Bình cầm chiếc smartphone được 1,5 triệu đồng. Nhưng khi ra quốc lộ, không thấy xe khách nào chạy về Nghệ An, nên họ mua hai chiếc xe đạp cũ trị giá 700.000 đồng, trong túi còn lại 800.000 đồng làm phương tiện về quê.

Hôm sau, bốn người bắt đầu đi xe đạp vượt hành trình 1.000 km về xứ Nghệ. Bình còn khỏe nên chở mẹ, còn chị gái Bình chở cháu gái.

Họ đạp xe liên tục, lúc mệt thì tấp vào bóng râm nghỉ chân. Lúc thèm cơm quá thì Bình ghé vào tiệm trên đường, mua cơm hộp chứ không dừng lại vì không biết mình có nhiễm Covid không. Đêm đến, cả nhà tìm nơi vắng vẻ, trải tấm nylon để ngủ. “Có lúc mệt quá, cũng muốn vào một nhà nghỉ nào đó để xin nghỉ ngơi, tắm rửa nhưng không có chỗ nào mở cửa”, Bình nói.

Sau mười ngày đạp xe với tốc độ 28 km một ngày, đến ngày 19/7, bốn mẹ con đã đi được hơn 280 km, đến huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận trong bộ dạng mệt mỏi. Họ chủ động khai báo y tế và được chính quyền địa phương hỗ trợ, người dân giúp đỡ mua 4 vé tàu. Đường về quê của họ mới đỡ nhọc nhằn.

12h trưa 21/7, sau khi được trạm y tế ở TP Phan Rang – Tháp Chàm lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV, cả nhà lên tàu về Nghệ An. Hai chiếc xe đạp đã theo họ hơn 280 km được nhân viên đường sắt tháo ra, mang lên toa. Bình bảo phải giữ những chiếc xe đạp này làm kỷ niệm.

Ngày trở về của những người tha phương - Hình 4
Bình (áo đen) cùng gia đình khi đến ga Nghệ An, được nhân viên đường sắt hỗ trợ chở xe đạp và hành lý ra ôtô. Ảnh: Tiến Hùng

Đến Nghệ An, gia đình Bình được chính quyền địa phương đón, đưa về trạm y tế xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc. Bình bảo, thấy mình và gia đình may mắn vì về quê sớm và được giúp đỡ, vì người đi sau cũng rất vất vả.

Trước nhu cầu về quê của người dân các tỉnh đang sinh sống ở TP HCM và các tỉnh phía Nam, từ ngày 16/7, Thủ tướng đã chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện cho người dân về quê, có kế hoạch chuyên chở người lao động, thực hiện quy định cách ly, phòng dịch… Sau chỉ đạo này, nhiều tỉnh, thành như Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế… đã điều ôtô, thuê máy bay chở người về.

Nhưng thực tế, số người muốn về gấp nhiều lần số người được chính quyền tổ chức đón. Họ đã chọn giải pháp “về quê tự phát” bằng xe máy.

Nửa sau tháng 7, hình ảnh dòng người từ phương Nam về quê trên quốc lộ 1, ngủ vật vạ bên đường đã in vào tâm trí nhiều người. Có em bé mới 9 ngày tuổi đã theo cha mẹ “chạy dịch”. Nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra trên đường đi.

Khi qua các chốt kiểm dịch, các trạm tiếp sức, không ai thấy gương mặt họ, chỉ thấy những ánh mắt đỏ ngầu vì đường xa gió bụi. Trong những lần xuất hiện trước ống kính phóng viên, họ trả lời ngắn gọn với mẫu số chung: mất việc, không có tiền trả trọ, mua thức ăn, sợ dịch, sợ đói…

Theo thống kê của các địa phương, số người về quê tự phát bằng xe máy, ôtô lên đến hàng nghìn người mỗi tỉnh. Quảng Ngãi có hơn 5.000 người về tự phát. Bình Định có 16.000 tự về quê. Ở Thừa Thiên Huế, 12.000 người đi xe máy về…

Bên cạnh sự cảm thông, những chuyến hồi hương cũng dấy lên nhiều lo ngại. PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nhìn nhận việc nhiều người rời TP HCM bằng xe cá nhân là “có thể hiểu được”, vì nếu ở lại tâm dịch sẽ luôn sống trong tâm trạng bất an. Chính quyền địa phương ở quê nhà người dân cần có kế hoạch đón tiếp, cách ly chu đáo và chặt chẽ trên tinh thần tạo điều kiện tốt nhất có thể.

“Tôi nghĩ rằng không nên để người dân về quê một cách tự phát, đi xe máy cả trăm km, vì tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, có thể bị lây nhiễm trên đường đi, hoặc lây nhiễm cho người khác”, ông Phu nói.

Ngày trở về của những người tha phương - Hình 5
Cả nhà Bình được đưa đi cách ly khi về đến Nghệ An. Ảnh: Tiến Hùng

Thực tế, số lượng người về quê không chỉ vượt khả năng đưa đón của các tỉnh, mà còn quá tải so với năng lực cách ly, điều trị. Cuối tháng 7, các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế thông báo dừng tiếp nhận người về quê tự phát.

Chính phủ lúc này cũng thay đổi chiến lược chống dịch, thay vì tạo điều kiện cho người dân từ TP HCM và các tỉnh phía Nam về quê, công điện của Thủ tướng ngày 31/7 yêu cầu “ai ở đâu ở yên đấy”, không đi khỏi nơi cư trú. Các địa phương được yêu cầu đảm bảo nhu yếu phẩm cho người dân, đó là những động thái cấp thiết để họ tâm ở lại, tuân thủ quy định phòng dịch.

Bí thư TP HCM Nguyễn Văn Nên đã mời bà con các tỉnh ở lại để tiêm vaccine, chính quyền thành phố và các tỉnh Đông Nam Bộ cũng đã tổ chức cấp phát lương thực cho người dân vùng dịch.

Dù vậy, sau ngày 31/7, vẫn còn hàng nghìn người đã rời các tỉnh phía Nam nhưng đang đi giữa đường, chưa về đến nhà. Các chốt giao thông trên quốc lộ 1 ở các tỉnh vẫn mở để họ đi hết hành trình. Nhiều nơi còn có người dân và lực lượng tình nguyện tiếp sức cho những người “chạy dịch” cuối cùng.

Tại trạm kiểm soát giao thông ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, Vũ Thị Hoài đang điệu con nhỏ trước bụng, vừa nói vừa bật khóc.

Vợ chồng Hoài quê ở Bắc Giang, vào TP HCM thuê khách sạn để kinh doanh, từ ngày bùng dịch, khách sạn của họ không có khách. “Đầu tư hàng tỷ đồng nhưng đến bây giờ về tay trắng. Bây giờ chỉ có đứa con nên bọn em bỏ của chạy lấy người, mong đem con về nhà tránh dịch rồi tính tiếp”, chị nói.

Hai vợ chồng đã chạy ba ngày mới tới Quảng Nam, trên đường đi, chị ngồi sau lưng chồng cho con bú. “Đi đến các chốt, chúng em đều được bà con, các chú công an mua sữa”, chị Hoài nói.

Ngày trở về của những người tha phương - Hình 6
Người dân xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam cho tiền để Hoài mua sữa cho con. Ảnh: Phạm Linh

Trong dòng người qua chốt có rất nhiều người như Hoài. Họ từng có một cuộc sống bình thường với nhiều hy vọng nơi đất khách. Đó có thể là một anh thợ xây, một thợ cơ khí, một cậu sinh viên vừa ra trường, một công nhân, một người bán vé số… Nhưng Covid-19 đến, đã làm đảo lộn, biến họ thành những người tha hương, mất việc, không nhà…

Cuộc hồi hương vừa qua, một lần nữa đặt vấn đề ly hương – câu chuyện đã được nhắc nhiều – lên bàn những nhà hoạch định chính sách.

Theo Tổng cục điều tra dân số và nhà ở Trung ương, miền Trung là nơi có tỷ suất di cư cao thứ hai cả nước, giai đoạn 2014-2019, tỷ suất di cư là 30 trên 1.000 người; so với 45 trên 1.000 người của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Hầu hết người xuất cư từ miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long đều chuyển đến Đông Nam Bộ, khu vực kinh tế phát triển nhất nước với một mạng lưới dày đặc các khu công nghiệp tập trung ở tứ giác kinh tế trọng điểm gồm TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Họ sẽ làm gì ở quê khi đã rời miền đất hứa? Trần Văn Trường, nhân vật đầu bài viết nói sẽ không vào Sài Gòn nữa. Anh sẽ dùng tiền của những người dân ủng hộ trên đường đi để làm ăn, buôn bán… Còn Vũ Thanh Bình, người đạp xe về quê thì nói sẽ nghỉ ngơi sau khi hết cách ly, rồi mới đi tìm việc. Còn với chị Hoài, mang được con về là “may mắn lắm rồi”.

Số ca dương tính SASR-CoV-2 ở Khánh Hòa tiếp tục tăng mạnh, 88 ca mới

Trong một đêm, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận thêm 88 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở tỉnh này lên 485 ca.

Sáng 16/7, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, từ 16h hôm qua đến 7h sáng nay, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận thêm 88 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng ca nhiễm ở tỉnh này lên 485 ca.

Số ca dương tính SASR-CoV-2 ở Khánh Hòa tiếp tục tăng mạnh, 88 ca mới - Hình 1

Khánh Hòa tiếp tục thực hiện phong tỏa nhiều khu vực khi phát hiện các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (Ảnh: Lộc Thọ).

Trong đó, thị xã Ninh Hòa có số ca mắc cao nhất với 85 ca, TP Nha Trang 2 ca, TP Cam Ranh một ca. Đây là số ca mắc cao nhất được ghi nhận từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Trong số ca mắc mới, có tới 44 ca được phát hiện trong cộng đồng, còn lại là trong khu cách ly, phong tỏa.

Đối với 88 ca mắc mới, ngành y tế tỉnh Khánh Hòa đã truy vết được 36 F1 và 261 F2 đã cách ly, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định.

Để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ từ 0h ngày 9/7, riêng các địa phương TP Nha Trang, thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh thì áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cùng theo thời gian trên.

Ngoài ra, để ngăn chặn các chợ truyền thống thành "ổ dịch", nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh này đã thực hiện phát phiếu cho người dân đi chợ.

Theo đó, mỗi hộ dân sẽ thực hiện đi chợ 3 ngày/lần/hộ. Mỗi hộ chỉ cử một người duy nhất đi chợ và không thuộc diện phải cách ly hoặc có biểu hiện ho, sốt, khó thở...

Bên cạnh đó, Khánh Hòa tiếp tục đẩy nhanh xét nghiệm diện rộng ở những địa bàn nóng về Covid-19, kiên quyết xử lý những trường hợp ra đường không lý do để nhanh chóng dập dịch, đưa đời sống nhân dân trên toàn tỉnh trở về trạng thái bình thường.

https://vnexpress.net/ngay-tro-ve-cua-nhung-nguoi-tha-phuong-4336273.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng NaiThi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng Nai
8 giờ trước
Vụ dụ dỗ người dân tu tập mê tín: Một bị hại phải bán 3 căn nhà ở Hà NộiVụ dụ dỗ người dân tu tập mê tín: Một bị hại phải bán 3 căn nhà ở Hà Nội
5 giờ trước
Từ TPHCM lên Bình Dương thăm bạn, cô gái bị tai nạn tử vongTừ TPHCM lên Bình Dương thăm bạn, cô gái bị tai nạn tử vong
3 giờ trước
Vụ trâu húc 2 người nhập viện ở Bình Chánh: Do nạn nhân chọc ghẹo trâuVụ trâu húc 2 người nhập viện ở Bình Chánh: Do nạn nhân chọc ghẹo trâu
3 giờ trước
Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết ngườiTây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người
18 giờ trước
Phát hiện thi thể người đàn ông cháy đen trong khu mồ mả ở Bình ChánhPhát hiện thi thể người đàn ông cháy đen trong khu mồ mả ở Bình Chánh
3 giờ trước
Ô tô tông xe container đậu trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, 1 phụ nữ tử vongÔ tô tông xe container đậu trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, 1 phụ nữ tử vong
5 giờ trước
Quảng Bình: Qua suối trượt chân, 2 người đuối nước tử vongQuảng Bình: Qua suối trượt chân, 2 người đuối nước tử vong
20 giờ trước

Tin đang nóng

NÓNG: 2 con Từ Hy Viên nhập viện cấp cứuNÓNG: 2 con Từ Hy Viên nhập viện cấp cứu
3 giờ trước
1 nữ diễn viên yêu toàn mỹ nam hàng đầu showbiz nhưng sau quyết giật chồng, có con ngoài giá thú với người tình U701 nữ diễn viên yêu toàn mỹ nam hàng đầu showbiz nhưng sau quyết giật chồng, có con ngoài giá thú với người tình U70
3 giờ trước
Cô gái đến chơi nhà Văn Toàn làm lộ luôn khung cảnh bên trong căn penthouse giữa lòng Hà Nội của tiền đạo ĐT Việt NamCô gái đến chơi nhà Văn Toàn làm lộ luôn khung cảnh bên trong căn penthouse giữa lòng Hà Nội của tiền đạo ĐT Việt Nam
5 giờ trước
Hé lộ 3 điều kiện ly hôn của "Tiểu Long Nữ - Dương Quá", có 1 điều khiến ngàn người ngỡ ngàng choáng vángHé lộ 3 điều kiện ly hôn của "Tiểu Long Nữ - Dương Quá", có 1 điều khiến ngàn người ngỡ ngàng choáng váng
3 giờ trước
Hoa hậu Nông Thúy Hằng khoe em chồng tương lai, nhan sắc, chiều cao nổi bậtHoa hậu Nông Thúy Hằng khoe em chồng tương lai, nhan sắc, chiều cao nổi bật
3 giờ trước
Mỹ Linh làm 'bà chủ spa', tiết lộ cuộc sống gia đình sau ánh đèn sân khấuMỹ Linh làm 'bà chủ spa', tiết lộ cuộc sống gia đình sau ánh đèn sân khấu
5 giờ trước
Vụ cầm dao vào sân bóng hành hung người: Mâu thuẫn từ yêu đươngVụ cầm dao vào sân bóng hành hung người: Mâu thuẫn từ yêu đương
4 giờ trước
Nữ giảng viên bị quay lén khi đứng lớp, xem video netizen phải cảm thán: "Giờ vẫn có giáo viên như vậy sao?"Nữ giảng viên bị quay lén khi đứng lớp, xem video netizen phải cảm thán: "Giờ vẫn có giáo viên như vậy sao?"
4 giờ trước

Tin mới nhất

Trâu húc 2 người đàn ông bị thương nặng ở Bình Chánh

Trâu húc 2 người đàn ông bị thương nặng ở Bình Chánh

3 giờ trước
Ngày 23.2, nguồn tin của Báo Thanh Niên cho biết, trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Bình Chánh (TP.HCM) vừa xảy ra vụ 2 người đàn ông bị trâu húc gây thương tích nặng.
Xe tải va chạm xe máy, một cô gái tử vong trên đường đi thăm bạn

Xe tải va chạm xe máy, một cô gái tử vong trên đường đi thăm bạn

3 giờ trước
Khi vừa qua khỏi giao lộ với đường Bùi Hữu Nghĩa, thì xảy ra va chạm với xe máy biển số 79N3-211.95 do một cô gái điều khiển. Va chạm làm cô gái ngã xuống đường bị bánh xe tải cán tử vong tại chỗ.
Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Đà Nẵng, Phú Yên và Đắk Lắk

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Đà Nẵng, Phú Yên và Đắk Lắk

4 giờ trước
Cơ quan chức năng cũng cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để kịp thời đưa ra các phương án ứng phó phù hợp. Người dân cần chủ động theo dõi các bản tin dự báo thời tiết và thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết để giảm thiểu t...
Quảng Nam: động đất tiếp tục xảy ra tại 'điểm nóng' Nam Trà My

Quảng Nam: động đất tiếp tục xảy ra tại 'điểm nóng' Nam Trà My

4 giờ trước
Dự báo, động đất ở Kon Plông và Nam Trà My vẫn có thể tiếp diễn, gây ảnh hưởng đến khu vực đông dân cư và các công trình quan trọng. Cơ quan chức năng cần cập nhật thông tin và đề xuất phương án kháng chấn phù hợp.
TP Hồ Chí Minh: cháy lớn tại tiệm bán bánh, 8 người bị thương

TP Hồ Chí Minh: cháy lớn tại tiệm bán bánh, 8 người bị thương

4 giờ trước
Ngay sau khi nhân thông tin, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ thuộc Công an quận 1 và Đội Khu vực 1 thuộc Phòng Cảnh sát PCCC Công an TP Hồ Chí Minh đã nhanh chóng cử cán bộ chiến sỹ và các xe phun nước đến hiện trường.
Điều tra nguyên nhân vụ nhà dân ở Hải Phòng bất ngờ bốc cháy

Điều tra nguyên nhân vụ nhà dân ở Hải Phòng bất ngờ bốc cháy

4 giờ trước
Sau nhiều nỗ lực, đến 17h30 cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn và không còn nguy cơ phát sinh trở lại. Đám cháy không có thiệt hại về người và thiệt hại về tài sản không đáng kể.
Tình huống pháp lý khi ô tô đâm tử vong người đi bộ trên đường cao tốc

Tình huống pháp lý khi ô tô đâm tử vong người đi bộ trên đường cao tốc

7 giờ trước
Vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên cao tốc khi một người đi bộ bất ngờ băng qua đường, khiến tài xế ô tô không kịp xử lý và đâm tử vong nạn nhân.
Cháy tiệm bánh kem ở TPHCM, cảnh sát cứu 8 người mắc kẹt

Cháy tiệm bánh kem ở TPHCM, cảnh sát cứu 8 người mắc kẹt

7 giờ trước
Cảnh sát giải cứu 8 người mắc kẹt trong đám cháy tại tiệm bánh kem ở trung tâm quận 1 (TPHCM), trong đó có 5 người bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Bình Định kêu gọi hỗ trợ tìm kiếm 2 ngư dân mất tích trên biển

Bình Định kêu gọi hỗ trợ tìm kiếm 2 ngư dân mất tích trên biển

20 giờ trước
Tối 22.2, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết đang kêu gọi các phương tiện hỗ trợ tìm kiếm 2 ngư dân mất tích trên biển.
Một nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Sơn La được xuất viện

Một nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Sơn La được xuất viện

21 giờ trước
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết sẽ nỗ lực cứu chữa cho các bệnh nhân, đảm bảo họ nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất; phối hợp với các tổ chức từ thiện để hỗ trợ những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
Khánh Hòa: Cấp cứu đáp ứng thời gian cho 6 ngư dân bị ngộ độc do ăn cá hồng

Khánh Hòa: Cấp cứu đáp ứng thời gian cho 6 ngư dân bị ngộ độc do ăn cá hồng

21 giờ trước
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của ngư dân đã ổn định, tiếp xúc tốt, có 4 ngư dân được cung cấp thuốc, hướng dẫn theo dõi tại tàu, 2 ngư dân được giữ lại ở bệnh xá đảo để tiếp tục theo dõi và điều trị.
TP Hồ Chí Minh: Cứu thoát bé trai 10 tuổi khỏi căn nhà cháy ở quận 3

TP Hồ Chí Minh: Cứu thoát bé trai 10 tuổi khỏi căn nhà cháy ở quận 3

21 giờ trước
Phát hiện có bé trai 10 tuổi kẹt bên trong căn nhà đang bị khói lửa bao trùm, người dân và lực lượng tại chỗ đã dũng cảm lao vào bên trong, cứu được cháu ra ngoài. Theo lời kể của cháu, cha mẹ đi về quê, anh trai đi học, chỉ có mình chá...

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp tăng đột ngột, xử trí thế nào?

Huyết áp tăng đột ngột, xử trí thế nào?

Sức khỏe

14 phút trước
Nếu huyết áp tăng cao kèm theo các triệu chứng như nhức đầu dữ dội, khó thở, đau ngực hoặc thay đổi thị lực, bạn phải nghĩ tới một trường hợp khẩn cấp về tăng huyết áp. Đây là cấp cứu nội khoa cần nhập viện.
Jang Geun Suk ám ảnh bạn gái cũ tới mức liên tục làm 1 hành động đáng bị ném đá khi mất tỉnh táo

Jang Geun Suk ám ảnh bạn gái cũ tới mức liên tục làm 1 hành động đáng bị ném đá khi mất tỉnh táo

Sao việt

31 phút trước
Trước ống kính, nam diễn viên Jang Geun Suk để lộ chuyện nhiều lần gọi điện thoại cho người yêu cũ sau khi uống rượu.
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng

Ẩm thực

39 phút trước
Bữa cơm có món lạ mà ngon miệng. Bữa tối vừa ngon lại có sự trải nghiệm hương vị mới mẻ thế này chắc chắn cả nhà sẽ thích.
Chia sẻ mới nhất của mẹ Bắp từ Singapore về tình hình hiện tại của con trai

Chia sẻ mới nhất của mẹ Bắp từ Singapore về tình hình hiện tại của con trai

Netizen

45 phút trước
Mẹ con bé Bắp (mẹ Thu Hoà và con Minh Hải, đến từ Ninh Thuận) từng được biết đến rộng rãi sau khi chia sẻ hành trình chiến đấu với bệnh ung thư.
Lí do Lâm Tâm Như mặt sưng phồng, biến dạng khiến gần 100 triệu người sốc nặng

Lí do Lâm Tâm Như mặt sưng phồng, biến dạng khiến gần 100 triệu người sốc nặng

Sao châu á

1 giờ trước
Gương mặt sưng phù, đơ cứng, xuống sắc của Lâm Tâm Như là tâm điểm bàn tán nóng trên MXH Weibo những ngày qua.
Hàn Quốc lao đao giữa khủng hoảng chính trị và kinh tế

Hàn Quốc lao đao giữa khủng hoảng chính trị và kinh tế

Thế giới

2 giờ trước
Tình trạng này thể hiện rõ qua việc nhiều nhà hàng chỉ mở cửa vào buổi tối, đóng cửa ban ngày trong tuần và mùa cao điểm cuối năm gần như biến mất.
Lạ nhưng thật: Cướp cầm dao kề vào mặt, nhân viên siêu thị tỉnh bơ hỏi một câu 5 chữ liền thoát nạn

Lạ nhưng thật: Cướp cầm dao kề vào mặt, nhân viên siêu thị tỉnh bơ hỏi một câu 5 chữ liền thoát nạn

Lạ vui

2 giờ trước
Mới đây, một nhân viên cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản đã được khen thưởng vì hành động dũng cảm và mưu trí khi đối mặt với tên cướp có vũ khí. Anh đã khéo léo khiến tên cướp mất cảnh giác rồi nhanh chóng khống chế, bắt giữ.
Khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025 đem đến may mắn, tài lộc

Khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025 đem đến may mắn, tài lộc

Trắc nghiệm

2 giờ trước
Để lựa chọn khung giờ vàng động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025, bạn có thể tham khảo dưới đây để thực hiện công việc được thuận lợi, may mắn.
Không thời gian - Tập 48: Tình cảm giữa Hùng và Hạnh có tín hiệu khởi sắc

Không thời gian - Tập 48: Tình cảm giữa Hùng và Hạnh có tín hiệu khởi sắc

Phim việt

2 giờ trước
Ông Cường và bà Hồi đã gỡ bỏ được những khúc mắc trong quá khứ, giúp chuyện tình cảm của hai người con có tín hiệu khởi sắc.
Nam nghệ sĩ hát 3 đêm mới đủ tiền mua 1 tô phở, anh rể khuyên 1 câu làm thay đổi cuộc đời

Nam nghệ sĩ hát 3 đêm mới đủ tiền mua 1 tô phở, anh rể khuyên 1 câu làm thay đổi cuộc đời

Tv show

3 giờ trước
Nam nghệ sĩ không ngờ rằng chính biến cố anh rể qua đời và một câu nói của anh rể lại khiến cuộc đời và sự nghiệp của anh thay đổi hoàn toàn.
Thần tượng nam "cà hẩy" quá đà, dân mạng yêu cầu "cấm cửa" trào lưu phản cảm

Thần tượng nam "cà hẩy" quá đà, dân mạng yêu cầu "cấm cửa" trào lưu phản cảm

Nhạc quốc tế

3 giờ trước
Tính đến nay, đã có gần 500 nghìn video đu trend vũ đạo này. Tuy nhiên, động tác có phần khiến người xem đỏ mắt khi quay trực diện, cà hẩy gợi cảm.