Ngày tốt nghiệp, lớp trưởng tuyên bố ‘về quê làm ruộng’ khiến bạn bè coi thường
Duy nhất chỉ có Huy là người đứng lên nói: “Tớ muốn về quê làm ruộng thôi!”. Sau câu nói ấy, cả trường im phăng phắc như tờ, không khí tĩnh lặng bao trùm khắp nơi…
Xưa nay ai cũng nói, chỉ có đi học mới là con đường ngắn nhất để đổi đời và học đại học chính là một ngưỡng cửa để giúp bạn tiến những bậc thang vững chắc trên con đường đời dài ngoài kia. Chính vì vậy, khi lên thành phố học đại học, ai mà chẳng muốn học xong ở lại nơi phồn hoa đó để định cư cũng như tìm kiếm cho mình những cơ hội đổi đời. Thế nhưng, không phải bất kỳ người nào cũng nghĩ như vậy, đó là Huy.
Huy sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo, mọi người sống cùng với nhau dưới lũy tre xanh rì, 1 tuổi thơ êm đềm chỉ có tiếng ve và tiếng lá xào xạc. Trong kí ức của mình, Huy luôn nhớ đến những hàng lúa xanh tươi mơn mởn tỏa ra 1 mùi hương rất thương, mùi hương của gạo non.
Thế nhưng, những người dân sống ở quê của anh thì vốn văn hóa thấp, cả cuộc đời họ chỉ biết làm theo những gì ông cha truyền lại và kinh nghiệm của bản thân là chính.
Bản thân bố mẹ Huy cũng vậy, nhìn cảnh 2 người vất vả sớm hôm hục mặt ngoài ruộng lúa từ sáng sớm đến tối mịt mà tháng nào năng suất lúa cũng kém, bán ra bị mối buôn ép giá mà 1 đứa trẻ như Huy cũng biết mình nhất định phải học thật giỏi, học thành tài để trở về đây gây dựng lại quê hương mình.
Sau 4 năm học miệt mài trên giảng đường đại học, chẳng phải tự hào gì đâu nhưng nhờ sự cố gắng của mình Huy đã nắm trong tay tấm bằng cử nhân loại Giỏi. Bạn bè xung quanh ai nhìn thấy thành tích đáng nể đó cũng vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ. Anh nhận được vô số lời mời từ các công ty nước ngoài và tập đoàn lớn trong nước bởi sự thông minh hơn người của anh.
Thế nhưng, trái với điều mà mọi người đều nghĩ đến rằng anh sẽ chọn 1 công ty nước ngoài để làm việc thì vào ngày tốt nghiệp. Khi hiệu trưởng mời một vài sinh viên đứng lên nói về dự định của mình trong tương lai sau khi ra trường. Mỗi một người đứng lên đều nói về mong ước lớn lao của mình, người thì nói muốn đi du học nước ngoài, người thì lại muốn thi vào công ty lớn.
Rồi lại cũng có người nói muốn mở công ty riêng để phát triển bản thân, ai ai cũng mang trong mình 1 hoài bão và khát khao to lớn. Duy nhất chỉ có Huy là người đứng lên nói: “Tớ muốn về quê làm ruộng thôi!”. Sau câu nói ấy, cả trường im phăng phắc như tờ, không khí tĩnh lặng bao trùm khắp nơi. Để rồi, 1…2…3 giây sau, cả hội rường cười ầm lên nắc nẻ, ai ai cũng chỉ trỏ về phía cậu với ánh mắt khinh rẻ và coi thường.
- Đúng là cái đồ nghĩ ngắn, lên thành phố học đại học xong lại về quê chăn bò à!
- Học đại học làm gì cậu ơi, cậu ở nhà làm ruộng luôn đi cho rồi.
Video đang HOT
- … Một thanh niên không chịu nổi áp lực con ông cháu cha vừa cho hay…
- Đúng là phí cơm phí gạo, tốn tiền của bố mẹ. Học đại học xong lại đi về quên làm ruộng.
Những tiếng xì xào cất lên càng lúc càng lớn khiến cả tập thể lớp Huy xấu hổ, mọi người cứ tưởng lớp trưởng đứng lên sẽ nói cái gì đó to tát để mang về vinh dự cho lớp. Ngờ đâu anh lại nói một câu khiến cả lớp tỏa sáng theo đúng nghĩa đen luôn, mấy người ngồi cạnh đồng loạt kéo Huy ngồi xuống vì không muốn chịu cảnh xấu hổ trước bàn dân thiên hạ thế này nữa.
(ảnh minh họa)
Câu chuyện đó dường như rơi vào quên lãng khi ra trường, mỗi người một nơi, người thì tiếp tục ở lại thành phố tìm kiếm cho mình những cơ hội riêng để đổi đời. Người thì đi tu học ở nước ngoài rồi ổn định luôn cuộc sống ở bên đó, người thì lấy chồng, sinh con.
Cho đến một ngày, vào 6 năm sau, khi khuôn mặt của anh chàng lớp trưởng ngày nào với phát ngôn bạo mồm, học thì giỏi nhưng lại có ước mơ kém cỏi ấy xuất hiện trên truyền hình trực tiếp về bí kíp làm giàu từ 2 bàn tay trắng thì ai cũng ngỡ ngàng không khép được mồm.
Hóa ra, Huy về quê không chỉ là làm anh nông dân đơn thuần như mọi người vẫn tưởng. Bỏ qua sự kì thị của bạn bè, Huy trở về quê hương của mình, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, đơn thuần nhất đã theo anh lớn lên suốt từ những ngày còn bé. Những thứ tưởng chừng như chỉ là sỏi đá với người khác nhưng qua bàn tay và khối óc thông mình của Huy chúng đã trở thành mỏ vàng, có giá trị cao hơn gấp ngàn lần .
Nhìn chàng trai năm nào giờ đã trưởng thành và chai sạn đi khá nhiều, làn da trắng trẻo khi xưa đã đen đi bởi ánh nắng gay gắt của mặt trời nhưng duy chỉ có đôi mắt sáng ngời đó của anh là không thay đổi, vẫn kiên định và mạnh mẽ như ngày nào. Để rồi, chưa hết bất ngờ này đã đến ngỡ ngàng khác khi biên tập viên tóm tắt qua về khối tài sản của Huy mỗi năm chỉ bằng nghề làm nông mà chẳng ai có thể khép nổi mồm.
Kể cả những người đi làm ở công ty nước ngoài cũng chưa mơ được đến con số ấy, thế mà chàng trai kém cỏi này lại làm được. Thế mới nói, không quan trọng là ước mơ của bạn như thế nào, quan trọng là bạn có dám mơ và theo đuổi nó hay không? Bạn có dám như Huy không? Theo đuổi ước mơ từ những điều bình dị và gần gũi xung quanh chính quê hương mình?
Mộc Miên / Theo Thể Thao Xã Hội
Chứng kiến cảnh này, cô con gái lương tháng 4000 đô đã quyết định về quê làm ruộng và...
Thấy bố lén lau nước mắt, dặn cháu ngoại ngoan, sớm về thăm ông bà. Trà chẳng cầm lòng được. Lấy chồng xa, giờ Trà mới thấy thấm cái cảnh lấy chồng xa.
Lên thành phố, Trà quyết định xin nghỉ việc, dù cho nó có là công việc 4000 đô một tháng Trà cũng nghỉ. (Ảnh minh họa)
Rời làng quê nhỏ lên thành phố học, Trà mang theo ước vọng đổi đời, trước tiên là giúp mình thoát khỏi cuộc sống khó khăn, thứ hai là giúp đỡ bố mẹ thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn. Quê Trà xa lắm, cũng nghèo nữa. Để Trà lên thành phố học, bố mẹ Trà ở quê đã phải rất vất vả, Trà biết điều đó nên khi đi học, Trà luôn cố gắng phấn đấu hết mình.
Thật may, trời chẳng phụ người chăm chỉ, nhiệt thành. Trà học rất giỏi, thành tích tốt nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã có rất nhiều công ty muốn mời Trà về làm việc. Trà nghĩ đó là một điều may mắn có trong sự thành công. Tuy nhiên, trong lòng Trà vẫn có những điều khắc khoải không thể nào chia sẻ được.
Công việc học hành thuận lợi nhưng Trà 1 năm đi học mới được về quê có một lần. Lý do vừa là vì không có điều kiện kinh tế, lý do khác là vì trường Trà học quá xa quê Trà. Muốn đi về cũng phải mất gần một ngày nếu tính cả quãng đường đi bộ về nhà. Nhiều lúc nhớ nhà đến phát khóc, nhớ lại những tháng ngày sống đầy ắp tiếng cười bên bố mẹ, anh chị em, Trà lại thấy tủi. Trà định học xong, sẽ về quê xin việc, sống gần bố mẹ. Nhưng cuộc đời, chẳng ai nói trước được điều gì.
Tốt nghiệp xong, có công ty trả lương Trà tới 4000 đô một tháng khiến Trà đắn đo vô cùng. 4000 đô, một con số chẳng hề nhỏ với một người đi làm lâu năm chứ đừng nói gì tới một sinh viên mới ra trường như Trà. Sau nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng Trà tạm gác ước mơ về quê sống gần bố mẹ lại. Trà dự định kiếm một khoản tiền kha khá trước đã, trước là để báo hiếu bố mẹ, sau là để có vốn về quê, cuộc sống như vậy cũng sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng rồi...
Rồi dự định về quê ấy cũng bị hủy bỏ khi Trà đem trao trái tim mình cho một chàng trai thành phố. (Ảnh minh họa)
Đi làm được hơn một năm, Trà vẫn chỉ về nhà một năm được một lần. Lý do cũng đơn giản là vì công việc quá bận rộn khiến Trà chẳng có thời gian nghỉ dài. Tiền Trà gửi về quê vẫn rất đều đặn, Trà nghĩ rằng số tiền đó có thể bù đắp được nỗi thiếu vắng Trà phần nào cho bố mẹ. Rồi dự định về quê ấy cũng bị hủy bỏ khi Trà đem trao trái tim mình cho một chàng trai thành phố. Chàng trai ấy đối xử với Trà vô cùng tốt và chân thành. Tình yêu đã khiến Trà dù không muốn cũng vẫn phải ở lại thành phố ấy. Và rồi đám cưới đến...
Hai nhà cách xa nhau nên thủ tục gọn nhẹ vô cùng. Kết hôn xong, Trà cũng ở luôn trên thành phố. Và thời gian về nhà, cũng là vào những dịp Tết mà cũng chẳng được bao nhiêu. Rồi Trà mang bầu, sinh được một cậu con trai kháu khỉnh. Bố mẹ Trà lặn lội lên thăm con gái, nhìn cảnh đó, Trà lại chẳng cầm được nước mắt.
Nhìn cảnh những cô gái khác lấy chồng gần nhà, thi thoảng chạy qua chạy lại với bố mẹ, xem bố mẹ sống ra sao, ăn ở thế nào, có thiếu thốn gì không? Rồi những lúc bên nội bận việc, hay con ốm, được ôm con về bên ngoại, than thở với mẹ, được mẹ chăm bẵm, giúp đỡ cho cũng thấy được an ủi ít nhiều. Trà lại chạnh lòng nghĩ tới cảnh mình lấy chồng xa, chẳng có được những điều ấy.
Tết năm nay được nghỉ ít nên lo xong việc bên nhà chồng, Trà cũng chỉ còn 3 ngày để về bên ngoại, đi tàu xe cũng mất gần một ngày nên thời gian ở nhà gần như cũng chẳng được bao lâu. Nhìn cảnh bố mẹ thấy con về, thấy cháu về cứ vội vàng, hấp tấp làm hết chuyện này đến chuyện kia cho con cho cháu, Trà lại thấy chạnh lòng. Rồi Trà lúc này mới nhìn kĩ, căn nhà hình như so với thời Trà bắt đầu đi học, cũng chẳng khác hơn là bao nhiêu. Số tiền Trà gửi về, bố mẹ không dùng mà lại cất đi, đến lúc Trà chuẩn bị lên đường, lại gói gém vào trao tận tay Trà:
- Con cầm lấy khoản tiền này mà chi tiêu. Bố mẹ già rồi, chẳng tiêu gì nhiều đến tiền. Con trên thành phố kiếm tiền cũng vất vả, cứ giữ lấy con ạ, còn lo cho con cái sau này. Bố mẹ chỉ cần thi thoảng con đưa cháu về chơi với bố mẹ là được rồi.
Trà rơi nước mắt, không phải vì khoản tiền kia mà vì bấy lâu nay, Trà cứ nghĩ tiền có thể bù đắp được cho bố mẹ sự thiếu hụt về tình cảm. Nhưng không phải như thế...
Lên tàu, Trà kêu bố mẹ về đi kẻo lạnh nhưng ông bà vương vấn con cháu cứ đứng nhìn mãi. Thấy bố lén lau nước mắt, dặn cháu ngoại ngoan, sớm về thăm ông bà. Trà chẳng cầm lòng được. Lấy chồng xa, giờ Trà mới thấy thấm cái cảnh lấy chồng xa.
Lên thành phố, Trà quyết định xin nghỉ việc, dù cho nó có là công việc 4000 đô một tháng Trà cũng nghỉ. Trà chấp nhận về quê sống, kể cả là có phải làm ruộng đi chăng nữa nhưng được sống gần bố mẹ, Trà chấp nhận tất cả. Thật may mắn cho Trà khi chồng Trà cũng đồng ý sẽ về quê sống cùng Trà. Nhà chồng Trà có 3 anh em, chồng Trà là út nên trách nhiệm cũng vợi bớt đi phần nào.
Có lẽ không phải người con gái đi lấy chồng xa nào cũng được may mắn như Trà. Nhưng con gái ạ, bố mẹ vất vả nhiều rồi, cuối đời thứ bố mẹ cầu mong không phải tiền bạc mà là tình cảm gia đình. Lấy chồng xa, hãy nghĩ kĩ trước khi quyết định. Các cụ đã chẳng có câu: "Gả con nhớ gả chồng gần, có bát canh cần, nó cũng mang cho". Chuyện duyên phận cũng biết khó mà tính toán, nhưng nếu có thể, đừng lấy chồng xa.
Theo blogtamsu
Đi họp lớp với chồng, điếng người khi thấy con trai cô lớp trưởng giống hệt chồng ngày bé Tôi không biết làm sao để giải tỏa mối nghi ngờ này trong lòng mình, thật sự từ hôm đi họp lớp với anh về, lòng tôi ngổn ngang trăm mối. Ảnh minh họa Vợ chồng tôi mới kết hôn gần nửa năm, chưa con cái gì. Tôi kém chồng 7 tuổi, chồng tôi là người thành đạt, giỏi giang. Anh kết hôn...