Ngày thứ sáu xét xử Bầu Kiên: Tiếp tục xét xử ‘bầu’ Kiên và đồng phạm
Sáng nay (26/5), Tòa án nhân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.
Bầu Kiên tại tòa sáng nay 24/5
8h40: HĐXX bắt đầu phiên xét xử.
8h35: Lúc này các bị cáo đang tranh thủ trao đổi với luật sư
8h30: Theo quan sát, các bị cáo, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã xuất hiện tại phòng xét xử.
8h15: Hiện nay, chưa có tín hiệu trên màn hình hình ảnh nối từ phòng xét xử tới phòng phóng viên theo dõi phiên tòa.
Trong ngày xét xử trước (24/5), các luật sư đưa ra các câu hỏi với những người liên quan và các bị cáo để làm rõ các hành vi bị truy tố tại Tòa.
Theo đó, luật sư Vũ Xuân Nam – bảo vệ quyền lợi cho “bầu” Kiên đã đưa ra hàng loạt câu hỏi với đại diện Ngân hàng Nhà nước như: Người dân đi gửi tiền cho Ngân hàng có phải là lĩnh vực liên quan đến ngân hàng không?; Người dân đi gửi có phải được Ngân hàng cho phép không, cấp giấy phép cho người dân đi gửi tiền không? Khi người dân đem tiền đi gửi, ngân hàng có xác định là nguồn tiền của ai không? Người dân đi gửi tiền, nộp tiền vào tài khoản, đối với người dân có phải là hoạt động của ngân hàng không?…
Đại diện NHNN liên tiếp từ chối trả lời câu hỏi của luật sư với lý do, không thuộc lĩnh vực mình quản lý, không nhớ hết, đã được trả lời rồi.
Video đang HOT
Các bị cáo tại phiên tòa:
1./. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (50 tuổi, nguyên chủ tịch hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB).
2./. Bị cáo Lê Vũ Kỳ (58 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB)
3./. Bị cáo Trịnh Kim Quang (60 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB)
4./. Bị cáo Phạm Trung Cang (60 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB)
5./. Bị cáo Lý Xuân Hải (49 tuổi, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng ACB)
6./. Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (56 tuổi, nguyên thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng ACB)
7./. Bị cáo Trần Ngọc Thanh (62 tuổi, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội)
8./. Bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (45 tuổi, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội)
Đối với ông Trần Xuân Giá (75 tuổi, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB) được tòa quyết định tạm đình chỉ vụ án. Khi nào lý do đình chỉ không còn sẽ khôi phục vụ án.
Theo Xahoi
Bầu Kiên "đòi" lại tài sản và nhà đất bị kê biên
Sáng nay, tòa tiếp tục phần xét hỏi về hành vi "cố ý làm trái" trong việc mua cổ phiếu Ngân hàng ACB gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 687 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, tháng 11/2009, Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB thông báo, giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán đang diễn biến thuận lợi. Thường trực HĐQT chấp thuận cấp hạn mức 700 tỷ đồng cho Hội đồng đầu tư mua một số cổ phiếu có giá tốt, tính thanh khoản cao và ủy quyền cho ông Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo đầu tư.
Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo công ty ACBS đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB và một số mã chứng khoán khác. Biết pháp luật không cho phép công ty ACBS mua cổ phiếu của Ngân hàng ACB, bầu Kiên chỉ đạo ACBS ký hợp đồng hợp tác đầu tư với công ty CP Á Châu (ACI) và công ty TNHH Á Châu Hà Nội (ACI-HN) do chính bầu Kiên làm chủ tịch. Qua đó, 2 công ty này sẽ đứng ra mua cổ phiếu của ACB.
Theo chỉ đạo của bầu Kiên, để có tiền mua cổ phiếu, Ngân hàng ACB đã cho Ngân hàng Kiên Long vay liên ngân hàng 1.000 tỷ đồng và Vietbank vay 500 tỷ đồng. Sau đó, 2 ngân hàng này lại cho ACBS vay 1.500 tỷ đồng thông qua hình thức trái phiếu.
Từ số tiền này, ACBS chuyển cho ACI và ACI-HN mua cổ phiếu ACB. Trải qua nhiều lần cho vay tiền qua lại giữa các ngân hàng và công ty, Ngân hàng ACB đã bị thiệt hại tổng số hơn 687 tỷ đồng. Việc này thuộc trách nhiệm của các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải, Nguyễn Đức Kiên.
Bầu Kiên tại tòa
Sáng nay, khi được hỏi về việc cho vay tiền giữa các ngân hàng, đại diện Ngân hàng Kiên Long cho rằng, hoạt động dịch vụ vay liên ngân hàng là một hoạt động diễn ra hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây. Giới tài chính gọi đây là thị trường mở, là thị trường hoạt động để thu hút nhu cầu vốn lớn, nhanh và đáp ứng nhu cầu của tất cả ngân hàng thương mại.
Theo đó, khi tòa hỏi Ngân hàng Kiên Long vay ACB trong năm 2009 bao nhiều tiền, bao nhiêu lần, mục đích làm gì, vị đại diện nói rằng không nhớ rõ bởi điều đó diễn ra quá nhiều.
Trả lời câu hỏi về việc Ngân hàng Kiên Long cho ACBS vay tiền thông qua trái phiếu, vị đại diện cũng cho rằng: "Đó là nhu cầu vốn của ACBS còn Ngân hàng Kiên Long mua trái phiếu".
Đại diện Ngân hàng Kiên Long cho rằng, ngân hàng sử dụng vốn thông qua nhiều kênh, trong đó có kênh liên ngân hàng. Hầu hết ngân hàng thương mại đều thực hiện điều đó để đáp ứng nhu cầu nhanh, tức thời với số lượng vốn rất lớn. Ngân hàng Kiên Long giao dịch với ACB qua hình thức liên ngân hàng là điều bình thường.
Tương tự, đại diện Vietbank cũng cho biết, trong các năm 2009 và 2010, Vietbank và ACB đã có rất nhiều giao dịch liên ngân hàng qua lại lẫn nhau.
Liên quan đến vụ việc này, bầu Kiên sáng nay đã đòi lại 2 căn nhà và 1 mảnh đất bị kê biên. Theo bầu Kiên, cáo trạng nói rằng cơ quan điều tra phong tỏa tài khoản của của bầu Kiên và gia đình, điều này là trái pháp luật. Ông Kiên cũng cho rằng, cơ quan điều tra thu giữ rất nhiều tài liệu của mình tại văn phòng nhưng không ghi trong phần tang vật là không đúng quy định. Bị cáo Kiên đề nghị cơ quan điều tra trả lại.
Theo cáo trạng, trong quá trình điều tra, cơ quan công an đã kê biên 3 bất động sản do Nguyễn Đức Kiên và vợ đứng tên sở hữu gồm: nhà và đất tại quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh; nhà và đất tại đường Hoàng Dư Khương, quận 10, TP. Hồ Chí Minh; và hơn 2,4 nghìn mét vuông đất tại phố Bình Lợi, quận Bình Thạnh, TP. HCM. Cơ quan điều tra đã có văn bản đề nghị Ngân hàng ACB phong tỏa, quản lý toàn bộ số cổ phiếu, cổ phần do Nguyễn Đức Kiên và người thân của bầu Kiên sở hữu.
Cũng trong sáng nay, HĐXX đã để luật sư các bên thẩm vấn các bị cáo và người liên quan. Phần thẩm vấn sáng nay chủ yếu diễn ra giữa các luật sư bào chữa cho bầu Kiên hỏi đại diện Vietinbank để làm rõ trách nhiệm về khoản tiền bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt 718 tỷ đồng.
Trong phần này, luật sư hỏi đại diện Ngân hàng Nhà nước: "Người dân muốn gửi tiền có cần xin phép Ngân hàng Nhà nước không? Ngân hàng Nhà nước có cấp giấy phép cho người dân đi gửi tiền không?". Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước không trả lời câu hỏi này.
Khi được hỏi, trước năm 2010 đến nay có văn bản nào hướng dẫn việc ngân hàng ủy thác cho cá nhân đem tiền gửi vào ngân hàng khác chưa, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng xin phép không trả lời.
HĐXX đã nhắc nhở luật sư, tất cả câu hỏi trên đều có trong luật.
Khi luật sư của bầu Kiên hỏi đại diện Ngân hàng Vietinbank, ông này cho rằng, tất cả vấn đề trong vụ lừa đảo được làm rõ trong vụ án của Huỳnh Thị Huyền Như.
Phiên tòa sẽ tiếp tục vào 8h sáng thứ Hai (26/5)...
Theo Khampha
Bầu Kiên đưa lý lẽ chứng minh "không có tội" Sáng nay (21/5), phiên tòa xét xử bầu Kiên và các đối tượng liên quan tiếp tục làm việc với phần xét hỏi bị cáo thứ 2 - Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên Kế toán trưởng Công ty CP ACBI). Cuối chiều qua (20/5), 2 bị cáo trong vụ lừa đảo chuyển nhượng cổ phần Thép Hòa Phát vẫn cho rằng đã làm...