‘Ngày thứ sáu đen tối’ kinh khủng ở Mỹ
Người dân khắp nước Mỹ đã đổ xô mua sắm vào “ Ngày thứ sáu đen tối” (29.11), ngày các cửa hàng đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng.
Cảnh sát trấn áp và bắt giữ một người mua sắm sau một vụ tranh giành hàng giảm giá tại siêu thị Walmart ngày 29.11 – Ảnh chụp màn hình video Youtube
Năm nay, để tránh tình trạng kẹt xe và lộn xộn vào “Ngày thứ sáu đen tối”, các trung tâm mua sắm, siêu thị và cửa hàng đã mở vào tối ngày 28.11 (tối thứ năm).
Tuy nhiên, làn sóng người ồ ạt đổ xô vào trong các cửa hàng, trung tâm mua sắm; chen lấn, giành giật để mua các món hàng giảm giá, tạo ra khung cảnh lộn xộn tại nhiều nơi ở Mỹ, theo AFP.
Một đại diện của Walmart cho biết mặc dù siêu thị đã tăng cường các biện pháp an ninh nhưng vẫn không tránh khỏi những vụ xô xát, giành giật hàng hóa trong chuỗi siêu thị này.
Chỉ tay vào khu mua sắm chật kín người ở thành phố New York, một du khách Brazil, bà Luis Figueiro, cho Reuters biết: “Thật là điên khùng! Có quá nhiều người đổ xô đi mua sắm đồ giảm giá, tôi không tài nào thấy được một thứ gì để mua cả”.
Video đang HOT
Một vụ giành giật hàng giảm giá tại siêu thị Walmart ngày 29.11 – Ảnh chụp màn hình video YouTube
“Ngày thứ sáu đen tối” năm nay ở Mỹ cũng chứng kiến nhiều vụ đánh nhau, xô xát, đâm chém, nhưng giảm hẳn so với năm ngoái, theo AFP.
Bạo lực
Trong “Ngày thứ sáu đen tối”, một số vụ bạo lực đã xảy ra. Theo đó, truyền thông Mỹ đưa tin, cảnh sát đã bắn bị thương một nghi phạm hôi của trong một siêu thị ở thành phố Chicago, Mỹ.
Ở bang Virginia, một người đàn ông đã bị đâm nhưng không chết trong một vụ đánh nhau chỉ vì giành chỗ đậu xe vào một khu mua sắm.
Cảnh sát thành phố Las Vegas cho biết một tên cướp đã bắn một người mua hàng đang rinh một tivi giá rẻ ra khỏi một cửa hàng tại thành phố này, nhưng rất may người này chỉ bị thương.
Một vụ đâm nhau khác xảy ra tại bang California. Một người đàn ông bị đâm vào bụng trước cửa một trung tâm mua sắm và hai nghi phạm liên quan đã bỏ trốn.
Còn ở bang New Jersey, sau một cuộc cãi vã với giám đốc một siêu thị Walmart, một khách hàng đã đánh vị giám đốc rồi tấn công cả cảnh sát. Cảnh sát cũng đã bắt giữ khách hàng này.
“Ngày thứ sáu đen tối” còn xảy ra vụ biểu tình rầm rộ đòi tăng lương của các nhân viên siêu thị Walmart tại nhiều thành phố ở Mỹ.
Nhân viên chuỗi siêu thị Walmart biểu tình đòi tăng lương vào “Ngày thứ sáu đen tối” – Ảnh: Reuters
Người tổ chức biểu tình cho biết có hàng chục ngàn nhân viên Walmart tham gia biểu tình khắp nước Mỹ và có 110 người biểu tình đã bị bắt.
Hiệp hội bán lẻ quốc gia Mỹ cho biết nhiều mặt hàng được giảm giá 20-40%, ước tính ngành bán lẻ đạt tổng doanh thu khoảng 602.1 tỉ USD trong dịp mua sắm giảm giá này.
Ước tính có khoảng 97 triệu người Mỹ đổ xô đi mua sắm vào ngày 29.11, theo Hiệp hội bán lẻ quốc gia Mỹ.
Theo TNO
Cuộc chiến "giành giật" hợp đồng máy bay chiến đấu Hàn Quốc
Ngày 23/5, Tập đoàn Hàng không Vũ trụ châu Âu (EADS) đã đề xuất khoản đầu tư 2 tỷ USD cho dự án phát triển máy bay chiến đấu đã bị trì hoãn từ lâu của Hàn Quốc nếu giành được hợp đồng này.
Tập đoàn EADS đã đưa ra đề xuất trên trong bối cảnh chiến đấu cơ Tranche 3 của họ phải cạnh tranh với máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin và F-15 Silent Eagle của hãng Boeing để giành bản hợp đồng trị giá 8,3 nghìn tỷ Won (tương đương 7,3 tỷ USD) nhằm thay thế phi đội già nua của Hàn Quốc gồm cácchiến đấu cơ F-4 và F-5 từ năm 2016.
Ngoài ra, Tập đoàn EADS cũng hứa sẽ xây dựng một cơ sở bảo trì, sửa chữa và đại tu (MRO); một trung tâm phần mềm không gian và hỗ trợ việc "show hàng" cho các máy bay chiến đấu do Hàn Quốc tự chế tạo.
"Nếu EADS giành được hợp đồng này, ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Hàn Quốc sẽ được thúc đẩy", EADS tuyên bố.
Được khởi động từ năm 2002 nhằm chế tạo các máy bay chiến đấu F-16, nhưng tham vọng này của Seoul đã bị trì hoãn do giới chuyên gia hoài nghi về tính khả thi của dự án nhiều tỷ đô này.
Máy bay chiến đấu của EADS.
Trong một diễn biến có liên quan, Hàn Quốc ngày càng trở thành "tay chơi" có tiếng trên thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu, đặc biệt là đơn đặt hàng từ một số quốc gia Đông Nam Á. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), trong giai đoạn 2011- 2012, Seoul đã chuyển giao cho Indonesia 8 máy bay huấn luyện sơ cấp KT-1B theo hợp đồng được 2 nước ký năm 2005. Cũng trong giai đoạn này, Indonesia đã nhận thêm 54 lựu pháo KH-178 105mm từ Hàn Quốc.
Năm 2011, Indonesia cũng ký hợp đồng mua 16 máy bay huấn luyện phản lực T-50 Golden Eagle từ Hàn Quốc với tổng trị giá 400 triệu USD. Đây là một trong số ít máy bay huấn luyện phi công trên thế giới đạt vận tốc siêu âm (khoảng 1.400-1.500km/h). Đặc biệt, trong hợp đồng này, Seoul đã chấp nhận chuyển giao công nghệ để lắp ráp toàn bộ số máy bay tại Indonesia.
Theo giới phân tích, một trong những lý do chính mà vũ khí Hàn Quốc chỉ trong vài năm đã xâm nhập thành công thị trường Đông Nam Á, vốn là "miếng bánh màu mỡ" của các nhà thầu quốc phòng Nga, phương Tây, có lẽ là do nước này sẵn sàng chuyển giao công nghệ, giấy phép sản xuất. Đây là vấn đề mà các hãng quốc phòng từ Mỹ, châu Âu khó chấp nhận.
Theo vietbao
Ảnh không chiến ngoạn mục về Thế chiến II Những bức ảnh nghệ thuật hàng không tuyệt đẹp tiết lộ những pha chiến đấu quyết liệt trong chiến tranh thế giới thứ hai. Những chiếc phi cơ ném bom "Zodiac" nổi tiếng của Anh. Quân lính Đức đang trình diễn sự phòng thủ quyết liệt đến cùng, bất ngờ hạ gục 9 pháo đài trong một trận chiến tại thành phố Weisbaden....