Ngày thứ hai liên tiếp Pháp ghi nhận trên 400.000 ca mắc COVID-19
Bộ Y tế Pháp công bố số liệu cho thấy đã ghi nhận hơn 436.000 ca mắc mới trong ngày 19/1, chỉ đứng sau mốc cao kỷ lục 464.769 ca hôm 18/1.
Đây là ngày thứ hai liên tiếp, Pháp ghi nhận hơn 400.000 ca mắc mới trong ngày.
Số liệu này cũng khiến số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày qua tại Pháp tăng lên mức cao chưa từng có kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, với hơn 320.000 ca/ngày.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp, ngày 5/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Pháp cho biết thêm số ca nhập viện đã tăng hơn 700 ca lên mức 27.230 ca. Trái lại, số bệnh nhân phải điều trị tích cực đã giảm trong ngày thứ hai liên tiếp và duy trì ở mức dưới 4.000 ca.
Hôm 16/1, Quốc hội Pháp phê chuẩn luật cấm tất cả những người chưa tiêm phòng COVID-19 đến nhà hàng, khu thể thao và nhiều địa điểm công cộng khác. Quốc hội Pháp đưa ra biệp pháp này để giảm thiểu ca mắc mới làm bệnh viện quá tải trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng và rất nguy hiểm. Hiện hơn 91% người trên 18 tuổi ở Pháp đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ.
Trong khi đó, Bộ Y tế Italy thông báo quốc gia Nam Âu này đã ghi nhận 192.320 ca mắc mới và 380 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày 19/1, giảm lần lượt so với các mức 228.179 ca và 434 ca trong ngày 18/1.
Cho đến nay, đã có tổng cộng 9,22 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn Italy kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng 2/2020, trong đó có 142.205 ca tử vong. Số ca không qua khỏi tại Italy cao thứ 4 tại châu Âu, chỉ sau Nga, Anh, Pháp và cao thứ 9 trên toàn thế giới.
Ngoài ra, số ca nhập viện (không bao gồm các bệnh nhân phải điều trị tích cực ICU) trong ngày 19/1 là 19.500 ca, tăng nhẹ so với 19.448 ca một ngày trước đó. Trái lại, số ca phải điều trị tích cực mới là 134 ca, giảm so với mốc 150 ca hôm 18/1. Tổng số ca nặng đang phải điều trị tích cực trên toàn lãnh thổ Italy hiện nay là 1.688 ca.
Tại Tây Ban Nha, tỷ lệ mắc COVID-19 đã giảm trong ngày thứ hai liên tiếp sau 11 tuần liên tục tăng lên các mốc cao kỷ lục. Với tín hiệu tích cực này, giới chức y tế sở tại hy vọng tốc độ lây lan biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có thể đang chậm lại.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 19/1, Bộ trưởng Y tế Carolina Darias cho biết tỷ lệ ca mắc COVID-19 trong 14 ngày qua đã giảm xuống mức 3.286 ca/100.000 dân, so với mốc 3.306 ca tính đến hôm 18/1 và mốc kỷ lục 3.397 tính đến ngày 19/1.
Bộ trưởng Darias nhấn mạnh nếu đà giảm số ca mắc tiếp tục được duy trì trong những ngày tới, điều đó sẽ đồng nghĩa nước này đã đạt đến đỉnh dịch trong làn sóng dịch lần này hoặc ít nhất là đang tiệm cận đỉnh dịch. Bà cho biết thêm hiện biến thể Omicron chiếm từ 70-90% số ca lây nhiễm COVID-19 mới tại các vùng trên cả nước.
Ngoài ra, dù số ca gia tăng trong thời gian dài kể từ tháng 11/2021, nhưng số ca nhập viện và tử vong vẫn thấp hơn nhiều so với làm sóng dịch trước đó. Tín hiệu tích cực này một phần là nhờ việc có tới 80,5% trong tổng số 47 triệu dân tại Tây Ban Nha đã được tiêm phòng COVID-19.
Bộ trưởng Darias một lần nữa kêu gọi người dân cả nước tiêm mũi tăng cường khi viện dẫn việc này giúp cải thiện rõ rệt khả năng phòng ngừa biến thể Omicron và Delta.
Tính đến ngày 19/1, Tây Ban Nha đã ghi nhận hơn 8,5 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 91.000 ca tử vong.
Cùng ngày, Anh cũng ghi nhận 108.069 ca mắc mới. Như vậy, tổng số ca mắc trung bình trong 7 ngày qua tại đây đã giảm 37,2% so với một tuần trước đó. Nước này cũng ghi nhận thêm 359 ca tử vong vì COVID-19. Tổng số ca không qua khỏi trong 7 ngày qua đã tăng 8,2% so với tuần trước sau khi số ca mắc mới tăng cao kỷ lục trong những tuần gần đây.
COVID-19 tới 6h sáng 11/10: Thêm trên 4.200 ca tử vong; Anh dẫn đầu ca nhiễm mới
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 284.000 ca nhiễm và 4.211 ca tử vong. Nước Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới trong khi ca nhiễm mới tại Anh cao nhất thế giới.
Điều tri cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Bucharest, Romania, ngày 7/10/2021. Ảnh: AFP/TTXV
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 11/10 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 238.614.745 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.866.626 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 284.544 và 4.211 ca tử vong mới.
Video đang HOT
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 215.777.177 người, 17.970.942 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 82.521 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới với 34.574 ca nhiễm mới; tiếp theo là Nga (28.647) và Thổ Nhĩ Kỳ (28.370 ca). Nga dẫn đầu về số ca tử vong mới, với 962 trường hợp; tiếp theo là Mỹ (509 ca tử vong); và Mexico (348 ca).
Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 45.200.674 người, trong đó có 733.567 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 33.971.293 ca nhiễm, bao gồm 450.814 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.575.820 ca bệnh và 601.011 ca tử vong.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất, hiện đã lên tới hơn 77,1 triệu ca, vượt xa khu vực ở vị trí thứ hai là châu Âu (gần 60,4 triệu ca). Bắc Mỹ hiện có hơn 54,5 triệu ca nhiễm, trong khi con số này ở Nam Mỹ là hơn 38 triệu ca. Châu Phi ít bị ảnh hưởng hơn song tổng số ca nhiễm đã lên tới hơn 8,46 triệu ca. Châu Đại Dương có tổng cộng trên 255.000 ca nhiễm.
Tính đến 6h sáng 11/10, châu Phi ghi nhận tổng cộng 8.461.612 ca bệnh, trong đó có 214.371 ca tử vong. Khoảng hơn 7,74 triệu bệnh nhân COVID-19 ở châu Phi đã hồi phục. Nam Phi, Maroc, Tunisia và Ethiopia là những quốc gia ghi nhận nhiều ca bệnh nhất châu lục, trong đó Nam Phi đứng đầu với hơn 2,92 triệu ca bệnh trong khi Maroc đứng thứ 2 với hơn 939.000 ca.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Pirae , Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Ấn Độ: Ca nhiễm mới thấp nhất trong 200 ngày
Ấn Độ ghi nhận 18.166 ca mắc mới, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên 33.953.475 ca. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày thấp nhất trong khoảng 7 tháng qua tại Ấn Độ. Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận thêm 214 ca tử vong, nâng tổng số lên 450.589 ca. Phần lớn số ca tử vong tập trung tại bang Kerala với 101 ca và đây cũng là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.
Thế giới chỉ có một nửa số trường học mở lại
Hiện mới chỉ có một nửa số trường học trên toàn cầu mở lại các lớp học trực tiếp, trong khi đa số còn lại tiến hành giảng dạy theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, theo dữ liệu mới cập nhật trên trang web COVID-19 Global Education Recovery Tracker. Trang web do Đại học Johns Hopkins, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) lập ra nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định của các nước, bằng cách cập nhật tình hình mở cửa và các nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19 ở hơn 200 quốc gia.
Theo số liệu thống kê của trang này, 80% các trường học trên thế giới đang trong kỳ học thường niên. Trong số này, 54% đã quay lại dạy và học trực tiếp, 34% áp dụng kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến. Có 10% các trường tiếp tục dạy từ xa trong khi có 2% tạm ngừng dạy học.
Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại trường học ở Tunis, Tunisia, ngày 15/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
WB đang thúc đẩy việc mở cửa lại trường học, đồng thời đánh giá những rủi ro từ việc trường học tiếp tục bị đóng cửa trong thời gian dài. Báo cáo của nhóm giáo dục thuộc WB cho biết, trong số các nước có số ca nhập viện mới trên 100.000 dân trong 1 tuần ít hơn 36 đến 44 ca, việc mở lại trường học không làm tăng tỷ lệ nhập viện.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác cho thấy tình trạng lây nhiễm trong trường học thường theo xu hướng chung của lây nhiễm trong cộng đồng. Báo cáo của WB khuyến nghị rằng để thúc đẩy phục hồi giáo dục, cần ưu tiên tiêm chủng cho giáo viên ngay khi có thể. Trong trường hợp chưa thể tiêm vaccine, vẫn có những cách mở cửa trường học an toàn. Theo kinh nghiệm của những nước đã ngăn chặn hiệu quả việc lây nhiễm trong trường học, có thể áp dụng các chiến lược kiểm soát đơn giản và chi phí thấp. Đó là thực hiện quy định đeo khẩu trang, đảm bảo môi trường thông thoáng, duy trì khoảng cách.
Theo báo cáo, việc đợi đến khi tất cả nhân viên giáo dục đều được tiêm vaccine mới mở cửa trường học sẽ mang lại rất ít lợi ích về mặt giảm nguy cơ lây nhiễm, tuy nhiên có thể làm gia tăng những tổn thất đối với trẻ em.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia, ngày 17/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Venezuela tiếp nhận hơn 2,5 triệu liều vaccine từ cơ chế COVAX
Ngày 10/10, Bộ trưởng Y tế Venezuela Carlos Alvarado cho biết nước này đã tiếp nhận 2.594.0000 liều vaccine ngừa COVID-19 từ cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều phối.
Phát biểu từ sân bay quốc tế Simon Bolivar sau lễ tiếp nhận, ông Alvarado khẳng định số vaccine sẽ được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng đại trà với mục tiêu đến ngày 31/10 có thể tiêm ít nhất là một mũi vaccine cho 70% dân số.
Để đẩy nhanh kế hoạch này, Chính phủ Venezuela cũng kêu gọi tất cả người dân trên 18 tuổi đến những trung tâm tiêm chủng mà không cần phải đặt lịch trước. Theo số liệu thống kê chính thức, hiện đã có khoảng 50% dân số Venezuela được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 và trên 20% đã hoàn tất phác đồ tiêm chủng. Đến nay, Venezuela đã ghi nhận 382.266 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 4.406 ca tử vong. Tỷ lệ những người mắc bệnh đã hồi phục là 95%.
Ngườid ân đi tiêm vaccine COVID-19 tại Venezuela. Ảnh: Bloomberg
Hàn Quốc chuẩn bị cho "bình thường mới"
Chính phủ Hàn Quốc ngày 10/10 cho biết trong tuần tới sẽ thành lập nhóm công tác triển khai việc chuyển về trạng thái "bình thường mới"sống chung với COVID-19, trong đó đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine. Giới chức y tế cho biết nhóm công tác do Thủ tướng Kim Boo-kyum đứng đầu và sẽ tổ chức có cuộc họp đầu tiên trong tuần tới.
Theo kế hoạch, các chuyên gia thuộc khu vực tư nhân sẽ tham gia cuộc họp cùng giới chức chính phủ, thảo luận cách thức thực hiện những chuyển đổi về mặt kinh tế, giáo dục, an ninh, các biện pháp kiểm soát và kiểm dịch đối với virus SARS-CoV-2. Dựa trên các cuộc thảo luận, chính phủ dự kiến sẽ lập ra lộ trình dần đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường.
Chính phủ Hàn Quốc đã cân nhắc dần chuyển sang giai đoạn "sống chung với COVID-19" từ ngày 9/11, theo đó COVID-19 sẽ được coi như một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp giống như cúm mùa, và các quy định giãn cách xã hội sẽ được nới lỏng.
Trước đó, chính phủ tuyên bố cần tiêm chủng đầy đủ cho 70% trong dân số 51 triệu người để trở lại cuộc sống bình thường.
: Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 hồi tháng 2, tính đến ngày 10/10, Hàn Quốc có 39,92 triệu người, tương đương 77,7% dân số, đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Số người được tiêm đủ liều vaccine là 30,43 triệu người, tương đương 59,3% dân số.
Hàn Quốc ngày thứ hai liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 dưới ngưỡng 2.000 ca/ngày, trong khi giới chức nước này quan ngại nguy cơ dịch bệnh lây lan nhanh trong và sau kỳ nghỉ lễ Ngày sáng tạo chữ Hàn Hangeul (9/10). Hàn Quốc ghi nhận 1.594 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 331.519 ca. Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 15 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 2.575 ca. Tỷ lệ tử vong tại Hàn Quốc hiện là 0,78%. Trước đó, Hàn Quốc đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Trung thu.
Theo thống kê của KDCA, 39,92 triệu người dân nước này, tương đương 77,7% dân số, đã tiêm mũi vaccine đầu tiên. Tỷ lệ người dân hoàn thành tiêm chủng là gần 60%. Chính phủ Hàn Quốc trong tuần tới sẽ thành lập nhóm công tác triển khai việc chuyển về trạng thái "bình thường mới" sống chung với COVID-19, trong đó đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine. Nhóm công tác do Thủ tướng Kim Boo-kyum đứng đầu và sẽ tổ chức có cuộc họp đầu tiên trong tuần tới.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Thái Lan sẽ mở cửa thêm 5 địa điểm du lịch từ đầu tháng tới
Thái Lan sẽ mở cửa thêm 5 địa điểm du lịch cho du khách đầu tháng 11 với điều kiện cho tới thời điểm đó không có ổ dịch COVID-19 lớn nào trong các khu vực này. Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết những khu vực sẽ được mở cửa từ 1/11 gồm Bangkok, Chiang Mai (các huyện Muang, Mae Rim, Mae Taeng và Doi Tao), Prachuap Khiri Khan (huyện Hua Hin), Phetchaburi (huyện Cha-am) và Chon Buri (các huyện Pattaya, Bang Lamung và Sattahip).
Quyết định của Chính phủ được đưa ra theo sau sự thành công của chương trình Hộp cát Phuket, vốn mang về 2,33 tỷ baht (68,83 triệu USD) cho nền kinh tế Thái Lan trong 3 tháng qua kể từ khi ra mắt vào tháng 7.
Thủ đô Bangkok nhận được sự quan tâm đặc biệt vì đây là cửa ngõ của đất nước. Hiện vẫn chưa rõ quan điểm của Chính quyền vùng đô thị Bangkok về kế hoạch này. Trước đó, thống đốc Bangkok cho biết thủ đô sẽ chỉ được mở cửa khi ông bật đèn xanh, đồng thời lưu ý rằng mục tiêu của ông là tỷ lệ tiêm chủng 70% ở tất cả các quận. Người phát ngôn Thanakorn nói rằng mặc dù khách du lịch có thể thích đến vùng biển hoặc miền núi hơn, nhưng hầu như mọi người đều phải đến Bangkok ít nhất một lần trong các chuyến đi đến Thái Lan.
Khách du lịch thăm quan một ngôi chùa ở Chiang Mai, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, các nhà khai thác du lịch trong những khu vực hộp cát đang lạc quan về triển vọng cho mùa cao điểm sau khi Thái Lan được đưa ra khỏi danh sách đỏ của Vương quốc Anh về du lịch, có hiệu lực từ ngày 11/10. Chủ tịch Văn phòng miền Nam của Hiệp hội Khách sạn Thái Lan Kongsak Khoopongsakorn cho rằng việc nới lỏng các quy định về du lịch sẽ không chỉ tạo dựng lại niềm tin từ thị trường Anh mà còn các quốc gia khác ở châu Âu. Thời điểm thích hợp để thúc đẩy thị trường là trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này ngày 10/10 ghi nhận thêm 10.817 ca mắc mới cùng 84 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 1.710.884 ca, trong đó có 17.691 người không qua khỏi. Thủ đô Bangkok vẫn là địa phương có số lượng ca mắc mới cao nhất, với 1.185 ca được ghi nhận ngày 10/10.
Học sinh đợi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia dỡ bỏ lệnh cấm dịch chuyển liên bang
Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob tại cuộc họp báo chiều 10/10 tuyên bố dỡ bỏ Lệnh cấm dịch chuyển liên bang từ ngày 11/10. Điều này đồng nghĩa với việc mọi người dân Malaysia đã hoàn thành tiêm chủng có thể tự do đi lại trong và ngoài nước. Những công dân Malaysia trở về từ nước ngoài vẫn phải cách ly bắt buộc 14 ngày, trường hợp đã hoàn thành tiêm chủng sẽ được cách ly tại nhà. Tuy nhiên, việc dỡ bỏ sắc lệnh này không được áp dụng đối với những khu vực đang phải áp đặt Lệnh kiểm soát dịch chuyển tăng cường (EMCO).
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 17/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện 70,4% thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi tại Malaysia đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19. Giới chức Malaysia kỳ vọng với độ phủ vaccine tương đối rộng, quốc gia này có thể tự tin từng bước nới lỏng những hạn chế trước đây và chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 như căn bệnh đặc hữu.
Trước đó, phát biểu tại lễ khai mạc Trung tâm y tế Mawar, Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin cho biết việc dỡ bỏ Lệnh cấm dịch chuyển liên bang là quyết định đúng đắn và đúng thời điểm vì bất kỳ sự trì hoãn nào có thể dẫn đến việc nảy sinh những vấn đề liên quan, đặc biệt là vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Lệnh cấm dịch chuyển liên bang đã được dỡ bỏ một thời gian ngắn vào năm ngoái, nhưng được áp đặt trở lại vào tháng 1/2021 sau khi số ca nhiễm COVID-19 hằng ngày tăng đột biến. Lệnh cấm được thực hiện chặt chẽ từ sau tháng 5, nhất là sau khi Malaysia đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới do nhiều người bất chấp lệnh cấm về quê vào dịp tết của người Hồi giáo.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi tại Shah Alam, Malaysia, ngày 20/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia có thể mở cửa lại nền kinh tế xã hội trong 10-15 ngày tới
Ngày 10/10, Campuchia đã chứng kiến ngày thứ 10 giảm đáng kể số ca mắc mới, với 239 trường hợp, nâng tổng số ca COVID lên 114.810 trường hợp.
Trước đó, ngày 9/10 Thủ tướng Hun Sen cho biết Campuchia hoàn toàn có thể mở cửa nền kinh tế trên tất cả các lĩnh vực nếu tình hình COVID-19 vẫn ổn định ở mức hiện tại trong ít nhất 10-15 ngày liên tục.
"Tình hình COVID-19 hiện tại vẫn ổn định với dưới 20 ca tử vong mỗi ngày và dưới 300 trường hợp nhiễm được ghi nhận mỗi ngày. Nếu tình hình vẫn như hiện tại trong 10 đến 15 ngày tới, tôi nghĩ đã đến lúc mở cửa lại nền kinh tế và xã hội trên tất cả các lĩnh vực theo khái niệm bình thường mới", Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh.
Các nhà sư đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Lào hối thúc nhóm có nguy cơ cao tiêm vaccine phòng COVID-19
Ngày 10/10, Bộ Y tế Lào thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 508 ca mắc mới COVID-19; trong đó có tới 507 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 28.540 trường hợp; trong đó có 26 người tử vong.
Theo Bộ Y tế Lào, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại thủ đô Viêng Chăn khi địa phương này ghi nhận số ca cộng đồng tăng vọt trong một ngày, với 400 trường hợp. Bộ Y tế Lào đang lo ngại các bệnh viện tại nước này sẽ quá tải khi số ca nhiễm mới tiếp tục tăng cao, thậm chí nghiêm trọng hơn là số ca tử vong sẽ tăng do không được điều trị kịp thời. Đáng chú ý, những ca nhiễm và tử vong gần đây do COVID-19 tại Lào hầu hết chưa được tiêm phòng và đều là người cao tuổi, có bệnh nền.
Phun hoá chất diệt khuẩn tại Lào. Ảnh: Xinhua/TTXVN
Chính vì vậy, Ủy ban chuyên trách về phòng ngừa COVID-19 của Lào kêu gọi người dân thuộc nhóm có nguy cơ cao đến các cơ sở y tế để được cung cấp vaccine ngừa COVID-19. Bộ này khẳng định tiêm chủng là biện pháp quan trọng để phòng ngừa lây nhiễm và giảm các triệu chứng nặng của bệnh. Đồng thời, Chính quyền thủ đô Viêng Chăn yêu cầu ngành y tế nhanh chóng đưa người mắc COVID-19 đi điều trị và người tiếp xúc gần đi xét nghiệm, cách ly kịp thời; tiến hành vệ sinh khử khuẩn địa điểm làm việc và nơi ở của người nhiễm bệnh; tiêm vaccine ngừa COVID-19 lưu động cho cá nhân chưa được tiêm chủng.
Anh phát hiện trên 1.000 người tìm cách vượt eo biển Manche trong 2 ngày Ngày 10/10, Bộ Nội vụ Anh thông báo, chỉ trong 2 ngày, giới chức nước này đã cứu hoặc chặn tổng cộng 1.115 người di cư tìm cách vượt eo biển Manche từ Pháp sang Anh. Người di cư được lực lượng cứu hộ Anh cứu sau khi họ cố vượt qua eo biển Manche sang Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Thời gian...