Ngày thứ hai liên tiếp Pháp có hơn 3.000 ca mắc Covid-19
Tình hình dịch Covid-19 tại Pháp tiếp tục có những diễn biến phức tạp khi nước này ghi nhận trên 3.000 ca mắc mới trong ngày thứ hai liên tiếp.
Trong báo cáo đưa ra tối ngày 16/8, Cơ quan Y tế quốc gia Pháp cho biết, nước Pháp ghi nhận thêm 3.015 ca mắc mới trong vòng 24h. Đây là ngày thứ hai liên tiếp nước Pháp có trên 3.000 ca mắc Covid-19 mới, con số trung bình cao gấp 5-6 lần số ca mắc hàng ngày vào thời điểm nước Pháp gỡ bỏ phong tỏa đầu tháng 5/2020. Số ổ dịch trên toàn quốc hiện đã tăng lên 263 ổ dịch.
Cảnh sát Pháp kiểm tra việc đeo khẩu trang nơi công cộng. Ảnh: Le Monde
Tình hình diễn biến đặc biệt phức tạp tại hai đô thị lớn nhất của Pháp là thủ đô Paris và thành phố cảng Marseille ở phía Nam khi tỷ lệ mắc Covid-19 của hai vùng này đã ở mức gần 70 ca/100.000 dân, vượt qua cả mức báo động là 50 ca/100.000 dân.
Theo giới chuyên gia y tế Pháp, việc số ca mắc Covid-19 tại Pháp gia tăng từ gần 1 tháng qua và đang có dấu hiệu bùng nổ trong vài ngày gần đây xuất phát chủ yếu từ việc người dân Pháp, đặc biệt là giới trẻ, không tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội trong bối cảnh toàn nước Pháp đang trong kỳ nghỉ Hè nên có rất nhiều cuộc tụ tập đông người và vui chơi nơi công cộng.
Bác sĩ Bruno Megarbane, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu ở bệnh viện Lariboisière ở thủ đô Paris cảnh báo, tuổi trẻ không phải là vũ khí để chống lại virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
“Việc trẻ tuổi và ít có nguy cơ bệnh nặng không thể bảo vệ các thanh niên khỏi việc nhiễm bệnh cũng như không ngăn được việc họ trở thành công cụ lây nhiễm cho những người có nguy cơ cao khác. Hiện nay ở vùng Ile-de France quanh thủ đô Paris, 10% số bệnh nhân phải hồi sức tăng cường là dưới 40 tuổi”.
Đối với chính phủ Pháp, việc số ca mắc bùng nổ trở lại trong vài ngày qua đang tạo ra áp lực lớn lên chính quyền khi chỉ 2 tuần nữa là các hoạt động kinh tế-xã hội sôi động trở lại và năm học mới cũng sẽ bắt đầu.
Trước nguy cơ làn sóng dịch thứ hai đã rất rõ ràng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng ngay trong tuần này để bàn về các biện pháp tiếp theo.
Một trong những biện pháp có thể sớm áp dụng là quy định bắt buộc mọi người lao động Pháp phải đeo khẩu trang tại nơi làm việc. Ngoài ra, việc bắt buộc đeo khẩu trang tại tất cả các địa điểm công cộng có thể được áp dụng đại trà tại tất cả các đô thị lớn./.
Chuyên gia Pháp nói còn hóa chất nguy hiểm ở cảng Beirut
Các chuyên gia Pháp đang xử lý hiện trường vụ nổ cảng Beirut cho biết ít nhất 20 container hóa chất tiềm ẩn nguy hiểm vẫn còn ở cảng.
Trung úy Anthony, một chuyên gia hóa học người Pháp đang làm việc tại hiện trường vụ nổ cảng Beirut, hôm 10/8 cho biết một số container đã bị thủng trong vụ nổ tuần trước. Chuyên gia này không nêu đầy đủ họ tên do chính sách của chính phủ.
Các chuyên gia Pháp và Italy hiện xác định được hơn 20 container chứa hóa chất nguy hiểm còn sót lại tại cảng.
"Chúng tôi xác nhận sự tồn tại của các container có biểu tượng hóa chất nguy hiểm, sau đó phát hiện một trong những container đó đã bị rò rỉ", chuyên gia Anthony cho hay.
Hai nhân viên khẩn cấp Pháp đi cạnh các container bị hư hại gần hiện trường vụ nổ cảng Beirut, Lebanon hôm 10/8. Ảnh: AP.
Theo ông, các chuyên gia đang làm việc với lực lượng cứu hỏa Lebanon để đảm bảo không có nguy hiểm từ tất cả container và phân tích hóa chất bên trong chúng. "Chúng tôi cần dọn dẹp mọi thứ và đảm bảo tất cả đều an toàn", ông nói.
Anthony không xác định những hóa chất liên quan hoặc cung cấp thêm chi tiết. Quan chức Lebanon chưa bình luận về nguy cơ hóa chất tiềm ẩn tại cảng.
"Ngoài ra còn có các chất lỏng dễ cháy trong các container khác, pin, hoặc các loại sản phẩm có thể làm tăng nguy cơ nổ", Anthony nói, mô tả các container khổng lồ bị văng xung quanh cảng do tác động của vụ nổ.
Hiện chưa rõ còn các container tiềm ẩn nguy hiểm ở những khu vực khác của cảng hay không. Các chuyên gia Pháp và Italy đã được chỉ định đến một khu vực cụ thể để kiểm tra và bảo đảm an toàn.
Thủ đô Beirut của Lebanon hôm 4/8 rung chuyển sau khi kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat phát nổ, khiến ít nhất 220 người chết, hơn 6.000 người bị thương, 110 người mất tích, khoảng 300.000 người rơi vào cảnh mất nhà cửa. Thiệt hại ước tính lên đến 5 tỷ USD, trong khi nền kinh tế Lebanon có thể mất đến 15 tỷ USD vì vụ nổ.
Các chuyên gia hóa học thuộc số rất nhiều nhân viên khẩn cấp Pháp được điều đến Lebanon để hỗ trợ tìm kiếm thi thể, khôi phục và dọn dẹp sau vụ nổ. Gần 50 cảnh sát Pháp cũng có mặt tại Beirut để giúp điều tra sự cố.
Vụ nổ đã châm ngòi tức giận đối với người dân Lebanon, khiến hàng nghìn người xuống đường biểu tình. Thủ tướng Lebanon Diab cùng các bộ trưởng đồng loạt từ chức trước sức ép. Tuy nhiên, người biểu tình tuyên bố họ sẽ xuống đường cho đến khi nghị sĩ cuối cùng từ chức.
Cảnh sát châu Âu triệt phá đường dây làm tiền giả xuyên quốc gia Cảnh sát đã bắt giữ 44 đối tượng trong đường dây làm tiền giả xuyên quốc gia, một phần trong cuộc điều tra kéo dài nhiều năm do Cơ quan Cảnh sát Liên minh châu Âu (Europol) thực hiện. Ảnh minh họa. (Nguồn: The Mirror) Cảnh sát châu Âu vừa triệt phá một băng nhóm làm tiền giả xuyên quốc gia, đồng thời...