Ngày thứ ba xét xử Bầu Kiên: Ông Nguyễn Bá Thanh có mặt tại phiên xử ‘bầu’ Kiên
Xe chở Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đỗ trong sân tòa lúc 8h10.
Bầu Kiên chắp tay sau lưng trong suốt quá trình trả lời trước tòa sáng 21/5 (ảnh: NLĐ)
8h55: Trở lại việc kinh doanh vàng, HĐXX thẩm vấn bị cáo Lý Xuân Hải.
Trả lời HĐXX, Lý Xuân Hải cho biết, kinh doanh vàng và kinh doanh trạng thái vàng là hai hình thức khác nhau. Nguyên tổng giám đốc Ngân hàng ACB cho biết, Ngân hàng ACB được ngân hàng nhà nước kinh doanh trạng thái vàng ngoài nước trên tài khoản nước ngoài.
Đối với việc cung cấp tài khoản kinh doanh nước ngoài cho các đối tác, như Ngân hàng Vietbank, bị cáo Hải cho biết, phải phụ thuộc vào uy tín, tiềm lực của từng cá nhân, doanh nghiệp. Lựa chọn đối tác phải lựa chọn cẩn thận. Việc ký hợp đồng với Ngân hàng Vietbank, Ngân hàng ACB không kiểm tra giấy phép kinh doanh, vì họ phải chịu trách nhiệm. Tiêu chuẩn đối tác kinh doanh của Ngân hàng ACB là năng lực tài chính, uy tín.
Video đang HOT
8h42: Mở đầu phiên tòa, HĐXX mời đại diện bộ Kế hoạch đầu tư trả lời. Đại diện Bộ Kế hoạch đầu tư trả lời HĐXX về việc kinh doanh cổ phần cổ phiếu thuộc mã ngạch. Đại diện này cho biết, mã hóa chỉ có ý nghĩa trong việc thống kê.
Các mã ngành kinh tế mua bán cổ phiếu được xác định thuộc mã ngạch kinh tế Việt Nam. Ông này cũng cho biết, Tổng cục thống kê không có nhiệm vụ thống kê mã ngạch kinh doanh.
8h35: HĐXX bắt đầu làm việc.
8h25: Các bị cáo được dẫn giải vào phòng xử án.
8h10: Bị cáo Nguyễn Đức Kiên và các bị cáo đã được dẫn giải đến Tòa. Hiện tất cả trong phòng xét xử. Phiên Tòa xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm hôm nay vẫn chưa bắt đầu.
Xe chở Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh vừa đỗ trong sân tòa. Trước đó, chiều 21/5, ông Thanh cũng đã xuất hiện tại tòa để quan sát phiên xét xử bầu Kiên và đồng phạm.
Hôm 21/5, ngày thứ hai, TAND TP Hà Nội xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên – tức “bầu” Kiên và đồng phạm.
Trong ngày làm việc thứ hai, tòa kết thúc việc xét hỏi 3 bị cáo là Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến và Nguyễn Đức Kiên về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Số tiền các bị cáo chiếm dụng là 264 tỷ đồng từ việc mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu cho Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát.
HĐXX cũng bắt đầu xét hỏi các bị cáo về tội danh: Kinh doanh trái phép. Theo cáo buộc, với tư cách là Chủ tịch HĐQT của 6 công ty, mặc dù không có chức năng kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký với tổng số tiền hơn 21.000 tỷ đồng.
Theo Xahoi
Ý kiến khác nhau về dự thảo luật Biểu tình
Đây là đề nghị của nhiều ĐBQH trong phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH vào hôm qua 21.5.
Diễu hành ôn hòa ngày 11.5 tại TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh
Mở đầu phiên thảo luận tổ, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng để đảm bảo cho người dân có cơ sở biểu tình một cách ôn hòa và đúng luật thì kỳ họp thứ 8 sắp tới (dự kiến vào tháng 10.2014) cần đưa vào chương trình dự thảo luật Biểu tình.
Nhìn nhận thực tế, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng nhu cầu rất lớn của người dân là biểu tình, biểu lộ những lợi ích bị xung đột: "Đó là quyền con người, được Hiến pháp quy định. Nhà nước phải đảm bảo nhưng đến nay chưa có khung pháp lý. Vừa rồi phát sinh việc Trung Quốc xâm lấn biển đảo, gây ra lúng túng và từ đó có hành vi bạo động, mà không có quy định chi tiết để cơ quan chức năng hành xử. Chúng ta có công cụ nhưng không có quy định triển khai và gây ra biến động, thiệt hại cho cuộc sống", ông Nghĩa đánh giá.
Ông Nghĩa cho rằng đã có những ý kiến lo ngại việc có luật Biểu tình sẽ khiến người dân có hành động quá đáng là những nhận định sai lầm: "Những sự việc có tính chất bạo động tại một số KCN vừa qua cho thấy là do không có luật Biểu tình nên lúng túng", ông nói và đề xuất đưa luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật tại kỳ họp thứ 8 sắp tới để kỳ họp thứ 9 (tổ chức vào tháng 5.2015) thông qua luật này.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến ngược lại. ĐB Lê Hiền Vân (TP.Hà Nội) cho rằng: "Nếu như có luật Biểu tình thì vừa rồi không phải chỉ có Bình Dương, Vũng Áng mà còn nhiều nơi biểu tình. Ai sẽ quản lý, quân đội hay công an? Quốc hội bỏ luật này ra tôi đồng tình rất cao". Tương tự, ĐB Nguyễn Văn Thanh (Hà Nội) nói: "Luật Biểu tình trong tình hình hiện nay không nên đưa ra. Biểu tình quy định trên giấy nhưng thực tế diễn ra thế nào ai kiểm soát được...".
Trong khi đó, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho rằng trong điều kiện chưa ban hành được luật thì có Nghị định 38/2005 để quản lý, điều chỉnh những hành vi trong thời gian vừa qua.
Theo TNO
Xét xử Nguyễn Đức Kiên cùng 8 đồng phạm: Tranh cãi hành vi kinh doanh trái phép Hôm qua 21.5, bước sang ngày làm việc thứ hai, TAND TP.Hà Nội đã thẩm vấn bị cáo Nguyễn Đức Kiên (nguyên Phó chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB) để làm rõ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và kinh doanh trái phép. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tại phiên...