Ngày thứ 61 Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới
Tính tới 6h ngày 16/6, Việt Nam trải qua 61 ngày liên tiếp không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, số người nhiễm virus corona tại nước ta hiện là 334.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị – Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến nay tổng số trường hợp mắc COVID-19 được chữa khỏi ở nước ta là 323/334 bệnh nhân (chiếm 96,7% tổng số bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam). Trong số đó 49/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi (hiện cả nước chỉ còn duy nhất bệnh nhân 91 là phi công người Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy).
Hiện 297/334 bệnh nhân khỏi bệnh, ra viện. 11 bệnh nhân COVID-19 còn lại của nước ta đang được điều trị tại 6 cơ sở y tế, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có nhiều bệnh nhân với 3 trường hợp, đa số có sức khỏe ổn định.
Các bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh. (Ảnh: H.C)
Video đang HOT
Tính đến sáng ngày 16/6, hiện có hơn 9.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly).
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 3 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 và 2 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 6 bệnh nhân dương tính với COVID-19.
Bác sĩ New York lo phải lựa chọn bệnh nhân
Nếu số ca nhập viện tăng khiến hệ thống y tế quá tải, bác sĩ Patel cho rằng New York sẽ rơi vào thảm cảnh như miền bắc Italy.
10 ngày trước, chỉ một nửa số bệnh nhân của bác sĩ nội khoa Shamit Patel là người nhiễm nCoV. "Chúng tôi chưa bị quá tải nhưng đang lên kế hoạch cho tình huống này", Patel, bác sĩ tại trung tâm y tế Beth Israel thuộc bệnh viện Mount Sinai ở Manhattan, New York hôm 30/3 cho hay, thêm rằng ông nghĩ bệnh viện "đã lên kế hoạch tốt".
New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 tại Mỹ, trong đó thành phố New York cũng chứng kiến số ca nhiễm tăng nhanh hàng ngày, dẫn đến làn sóng bệnh nhân đổ về Beth Israel. New York chỉ ghi nhận 462 ca nhiễm cách đây hai tuần, nhưng đến ngày 30/3, con số này đã là khoảng 36.000.
"Với tốc độ mà tôi đang thấy, đỉnh dịch có thể đến bất cứ lúc nào trong tuần này hoặc tuần sau", Patel nói.
Dưới những áp lực khủng khiếp trong hai tuần qua, bác sĩ đang chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất, dù đó là điều họ không mong muốn phải chứng kiến. Đối với Patel, tình huống tồi tệ nhất sẽ tương tự một số khu vực ở Italy, nơi hệ thống y tế quá tải đến mức không thể điều trị cho toàn bộ bệnh nhân.
Bác sĩ Shamit Patel bên ngoài bệnh viện Mount Sinai ở New York hôm 30/3. Ảnh: AFP.
"Bạn sẽ phải nhanh hơn một chút trong việc xem xét, đánh giá và lên kế hoạch điều trị cho từng bệnh nhân", Patel dự đoán, lưu ý rằng số bệnh nhân "có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba" hiện tại. Ông lo ngại rằng nếu số bệnh nhân tăng lên hơn gấp ba, bệnh viện không thể tiếp nhận thêm người nhiễm nCoV hoặc không thể điều trị hiệu quả.
Ngoài những hạn chế của nhân viên y tế, Patel lo ngại nguy cơ thiếu thiết bị, đặc biệt là máy thở. "Nếu bạn có lượng lớn bệnh nhân nhập viện và chỉ có lượng máy thở hạn chế, bạn không thể dùng máy thở cho tất cả bệnh nhân. Và khi đó, bạn bắt đầu phải lựa chọn", Patel nói.
Ngoài bệnh viện, Patel cũng lo lắng về nguy cơ lây nhiễm virus cho gia đình. Ông sống cùng người cha 80 tuổi bị bệnh Parkinson và người cô bị ung thư. "Tôi không muốn về nhà và lây cho họ vì tôi không nghĩ họ sẽ ổn", ông cho hay.
Patel cố gắng duy trì khoảng cách và dùng khăn lau kháng khuẩn nhiều lần, đồng thời đảm bảo người thân có đủ thực phẩm. "Tôi chủ yếu ở trong phòng, thi thoảng ra ngoài và kiểm tra định kỳ cho họ", bác sĩ nói.
Tuy nhiên, Patel và các đồng nghiệp, những người đang trong cuộc đua chống Covid-19, luôn căng thẳng và lo lắng cả ở nơi làm việc và ở nhà.
"Nếu thứ gì đó bắt đầu, nó sẽ giảm sau khi đạt đỉnh và chúng ta có thể cầm cự trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, rất khó duy trì việc chung sức đồng lòng trong nhiều tháng. Đó sẽ là cuộc chiến lâu dài", Patel nhận định.
Covid-19 đã xuất hiện tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 780.000 người nhiễm bệnh và gần 38.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 165.000 ca nhiễm và gần 3.200 ca tử vong.
Bộ Y tế tìm người trên 28 chuyến bay có nCoV Thêm 7 chuyến bay có người nhiễm virus, nâng tổng số chuyến bay có nCoV lên 28. Hành khách cần liên lạc ngay với cơ quan y tế. Tính đến 9h ngày 20/3, hành khách trên 28 chuyến bay dưới đây được Bộ Y tế yêu cầu liên hệ ngay Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật địa phương để được hướng dẫn theo...