Ngày thứ 47 Việt Nam không có ca COVID-19 trong cộng đồng
6h sáng 19/10, Việt Nam bước sang ngày thứ 47 không có ca COVID-19 mới trong cộng đồng, số người nhiễm SARS-CoV-2 hiện tại ở nước ta là 1.134.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 13.515, trong đó 162 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 12.166 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 1.187 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 có đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.031/1.134 bệnh nhân COVID-19.
Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế có 7 ca âm tính lần 1, 4 ca âm tính lần 2 và 12 ca âm tính lần 3 với virus SARS-CoV-2.
Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (3) và Quảng Trị (1).
Video: Bạn cần làm gì khi có biểu hiện ho, sốt, khó thở?
Vượt qua 'bão' thị phi
Hoàng, 43 tuổi, từng bị cộng đồng chỉ trích "làm lây nhiễm nCoV", vừa hết 14 ngày cách ly đã tất bật vào Bệnh viện Nhi Trung ương chăm sóc con trai bị ốm.
Ngày 1/10, Hoàng hết hạn cách ly tại nhà được một ngày, cũng là ngày đầu tiên anh thay vợ ở bệnh viện chăm con trai ốm. Gương mặt anh thoáng mệt mỏi, vừa tất bật sắp xếp đồ đạc cho con trai trong căn phòng bệnh huyên náo tiếng tivi và trao đổi với đối tác qua điện thoại. Anh cho biết dự định nghỉ làm thêm một tuần để dành thời gian cho gia đình.
Hoàng vốn là nhân viên của một công ty vận tải tại Hà Nội, mắc Covid-19 sau chuyến đi Đà Nẵng cuối tháng 7, nhập viện điều trị ngày 4/8, ra viện ngày 10/9. Anh và người thân từng bị dư luận chỉ trích, chửi mắng rất nặng nề như "đồ vô ý thức", "thiếu suy nghĩ" trên trang cá nhân và hàng chục cuộc gọi điện thoại di động. Họ cho rằng việc anh nhiễm nCoV đã làm ảnh hưởng đến nhiều người vì sự vô ý của mình.
Khó khăn chồng chất khi cửa hàng kinh doanh y tế của hai vợ chồng phải đóng cửa, trong khi anh đã nghỉ làm gần hai tháng để đi chữa bệnh.
"Mọi người e dè khi làm ăn với một người có người nhà mắc Covid-19", anh cho biết.
Hoàng miêu tả đây là cú sốc đầu tiên trong đời, khiến anh suy sụp, mất ăn, mất ngủ rồi kiệt quệ. Tình trạng này kéo dài tới hơn 20 ngày và chỉ vượt qua được khi quyết tâm gạt bỏ tất cả áp lực, không suy nghĩ tiêu cực. Sau khi được bệnh viện tuyên bố khỏi Covid-19, anh ra viện, cách ly ở nhà một mình, còn vợ con tạm trú ở nơi khác để tránh bị ảnh hưởng nếu tái dương tính. Sau đó, con trai thứ hai của anh mới 10 tuổi đột ngột bị ốm nặng, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
"Trong hai tháng trời tôi ở một mình trong căn phòng 10 mét vuông, không được ra ngoài, rồi tiếp tục thêm gần một tháng cách ly, tôi mới thấm thía hoạn nạn gian nan thì mới đo được lòng người. Tôi nghĩ về gia đình, rồi tự động viên phải cố gắng vượt qua", anh nói.
Hiền, ở Vĩnh Phúc, trở về từ Vũ Hán ngày 17/1, một trong 16 bệnh nhân Covid-19 trong giai đoạn một, cũng cho biết từng rất áp lực khi bị cộng đồng mạng chỉ trích. Cô bị chửi mắng là thiếu ý thức, chủ quan, là "tội đồ" khiến cả xã bị cách ly. Tên, tuổi, quê quán của cô gái trở thành chủ đề bàn tán, chê trách ở khắp nơi. Sau đó, bố, mẹ, em gái cùng hai người họ hàng liên tiếp dương tính do nhiễm bệnh từ Hiền.
"Lúc đó, tôi chỉ biết chia sẻ với gia đình để vượt qua", Hiền nói.
Một bệnh nhân Covid-19 chia sẻ về áp lực từ cộng đồng mạng. Ảnh: Chi Lê.
Giữa tháng 2, Hiền được ra viện, dè dặt hơn với mạng xã hội và các cuộc gọi tới số điện thoại cá nhân, người trong làng vì sợ tiếp tục phải chịu đựng sự chỉ trích. Nhưng điều cô lo lắng đã không xảy ra, bạn bè, người thân bị lây nhiễm đã khỏi bệnh. Mọi người đều thông cảm, không ai chê trách, kỳ thị hay mắng mỏ Hiền. Từ đây, cô gái bình tĩnh hơn, tiếp tục các kế hoạch bị hoãn do dịch bệnh.
"Bây giờ khi nghĩ lại, tôi thấy mọi thứ điều bình thường, không còn để ý ai đã chửi mắng mình nữa. Tôi hiểu được trong đợt đầu khi dịch bệnh còn mới, mọi người vì lo sợ nên mới quan tâm, chê trách như vậy và thấy đồng cảm hơn với những người mắc Covid-19 sau này", Hiền nói.
Còn Phương, 34 tuổi, ở Hà Nội, từng bị cộng đồng mạng chửi mắng dữ dội vì cho rằng khai gian dối để trốn cách ly, vẫn phải chịu đựng những lời ác ý. Một vài đồng nghiệp tỏ thái độ e dè khi chị trở lại công ty. Có người ngại tiếp xúc, cử người khác đi thay khi phải làm việc với chị, sau đó người này cũng bày tỏ thái độ e sợ. Mỗi lần đến cơ quan, chị phải đeo hai chiếc khẩu trang và thường xuyên sát khuẩn, tránh bị kỳ thị.
Tuy nhiên, Phương cho rằng những thái độ tiêu cực chỉ là của thiểu số.
"Không nên chấp những con người này", Phương chia sẻ.
Đến nay, cuộc sống của Hoàng đang dần trở lại bình thường, những lời chỉ trích miệt thị cũng không còn. Người đàn ông hiện chỉ mong mỏi cuộc sống ổn định, không xáo trộn nhiều, có thể làm ăn như trước và những người mắc Covid-19 sẽ được cộng đồng bao dung hơn.
Còn Phương và Linh vừa ổn định cuộc sống, vừa kêu gọi người đã khỏi Covid-19 hiến huyết tương để điều trị cho các bệnh nhân nặng trong giai đoạn vừa qua. Với Phương, đây là cách để chị bày tỏ lòng biết ơn các y bác sĩ và Chính phủ đã chăm sóc, giúp đỡ trong lúc chị hoảng loạn nhất. Hiền cũng cho rằng hiến huyết tương là cách đơn giản mà hữu hiệu cô có thể làm để giúp những người gặp cảnh ngộ tương tự.
*Tên nhân vật được thay đổi.
45 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng Tính tới 18h ngày 31/5, Việt Nam trải qua 45 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, số người nhiễm virus corona tại nước ta vẫn là 328. Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tổng số người tiếp xúc gần với các ca nhiễm COVID-19 và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi...