Ngày thứ 4 tìm máy bay: Mở rộng phạm vi thêm 20.000km2
Trong sáng nay (11/3), ngày thứ 4 tìm kiếm máy bay mất tích trên vùng biển Tây Nam, Việt Nam tiếp tục điều động ít nhất 5 máy bay ra khu vực nghi vấn cùng hơn 10 tàu hải quân, cảnh sát biển, mở rộng phạm vi tìm kiếm.
6h30 ngày 11/3
Sáng nay, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân đã có cuộc trao đổi nhanh với báo chí.
Thiếu tướng cho biết, đến thời điểm hiện tại, Không quân Việt Nam đã huy động 4 máy bay AN26, 2 máy bay CASA 212 và 4 trực thăng phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn. Trong ngày hôm nay, các máy bay sẽ tìm kiếm theo hướng rộng hơn và cao hơn. Cụ thể, sẽ tìm kiếm ở độ cao từ 3.000 đến 5.000m so với mực nước biển và rộng ra khoảng 100 đến 200 km theo hướng giáp khu vực biển Thái Lan, sát với biên giới thềm lục địa.
Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân
Ông Tuấn cũng cho biết thêm, do mọi thông tin còn khá mơ hồ, nên hầu như công tác tìm kiếm cứu nạn của các nước đều chỉ dựa trên sự tính toán từ vệt đường bay và khoảng thời gian mà máy bay cất cánh cũng như biến mất. Dự tính vùng tìm kiếm của Việt Nam kéo dài hàng chục ngàn ki lô mét vuông. Trong quá trình tìm kiếm, Ủy ban QG Tìm kiếm cứu nạn và Quân chủng Phòng không không quân luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hãng thông tấn, báo chí có thể đưa tin về vụ việc.
6h00 ngày 11/3
Phóng viên Khampha.vn đã có mặt tại Lữ đoàn Không quân 918, Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM để tham gia cùng đội bay tìm kiếm cứu nạn. Dự kiến trong sáng nay, hai tàu bay AN26 sẽ bay từ Tân Sơn Nhất ra khu vực tìm kiếm phía Đông Nam Cà Mau, cách đất liền khoảng 45km, diện tích tìm kiếm 15.000 km2.
Video đang HOT
Thông tin từ Sở chỉ huy tiền phương tại sân bay Phú Quốc (Kiên Giang), trong sáng nay, 2 tàu bay Mi 171 và thủy phi cơ DHC6 bay tìm kiếm tại khu vực rộng khoảng 5.000 km2, cách Phú Quốc 30km.
Phóng viên có mặt tại Lữ đoàn Không quân 918, Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam để chờ tham gia cùng đội bay tìm kiếm cứu nạn.
Như vậy, trong sáng nay, ít nhất 5 tàu bay Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tìm kiếm với phạm vi mở rộng thêm khoảng 20.000 km2. Ngoài ra, trên vùng biển của Việt Nam, có hơn 10 tàu hải quân, cảnh sát biển, tàu kiểm ngư cũng đang mở rộng phạm vi tìm kiếm.
Trên vùng biển Vũng Tàu, suốt đêm qua, nhiều tàu của của cảng vụ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Vùng 3, tàu dầu khí, tàu ngư dân ở xung quanh khu vực này đã tiếp cận khu vực máy bay Hồng Kông phát hiện mảnh vỡ nghi vấn, nhưng đến sáng sớm nay chưa thấy mảnh vỡ như mô tả.
Sáng nay, đã có hơn 20 phóng viên của các báo đài đến để chuẩn bị tham dự chuyến bay của Lữ đoàn 918, trong đó có 2 phóng viên của Singapore.
Theo Khampha
Nghi vấn chiến binh Duy Ngô Nhĩ bắt cóc máy bay Malaysia
Trung Quốc đang điều tra khả năng các chiến binh Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ liên quan đến máy bay Malaysia mất tích khi những quan ngại khủng bố trong vụ này nổi lên mạnh mẽ.
Chiếc máy bay Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất bí ẩn hôm 8/3 với 239 hành khách và cho đến nay, chưa hề tìm được bất cứ dấu vết nào về tung tích của nó. Trong khi vẫn chưa rõ chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay, khả năng khủng bố tấn công và kiểm soát chiếc Boeing 777-200 là một trong những suy đoán được đưa ra và nhiều quan tuyên bố không loại trừ khả năng này.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói nước Nga, nhà báo Francesco Sisci cho biết, nhóm chiến binh Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ sống tập trung ở vùng Tân Cương xa xôi bất ổn của Trung Quốc là đối tượng bị nghi ngờ đầu tiên trong vụ máy bay Malaysia mất tích nếu thực sự chiếc máy bay này bị tấn công khủng bố. Người Duy Ngô Nhĩ hiện nay chiếm 45 % dân số ở Tân Cương.
Chỉ cách đây hơn 1 tuần, một nhóm khủng bố người Duy Ngô Nhĩ đã thực hiện vụ tấn công dao tại thành phố Côn Minh, giết chết 33 người và làm 143 người khác bị thương.
Người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc.
Đồng quan điểm với ông Francesco Sisci nhiều chuyên gia nghi ngờ, có sự liên quan giữa hai sự kiện - vụ tấn công bằng dao và vụ máy bay mất tích đều do những kẻ khủng bố Duy Ngô Nhĩ "đạo diễn" dù không có nhiều đầu mối để chứng minh giả thuyết này.
Giả thuyết người Duy Ngô Nhĩ đứng sau vụ máy bay Malaysia mất tích nổi lên mạnh mẽ sau khi có tin ít nhất 2 hành khách Trung Quốc trên chuyến bay MH370 là người Ngô Duy Nhĩ. Điều này trùng với thông tin có ít nhất 2 người sử dụng hộ chiếu ăn cắp để lên máy bay Malaysia. Tuy nhiên, chưa rõ đó có phải là hai người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương nói trên hay không.
Một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Trong khi đó, theo thông tin mới nhất về vụ máy bay Malaysia mất tích, hôm nay ngày 10/3 Bộ Nội vụ Malaysia cho biết, hai hành khách sử dụng hộ chiếu ăn cắpđể lên chiếc máy bay bị mất tích đều có nhận dạng khuôn mặt "mang đặc trưng châu Á."
Liên quan đến vấn đề trên, Bộ trưởng Nội vụ Malaysia, Zahid Hamidi cho biết: "Tôi đang chất vấn các nhân viên di trú là tại sao họ không đặt câu hỏi rằng hai hành khách mang hộ chiếu Italy và Áo lại có khuôn mặt của người châu Á".
Cho đến nay, chưa có nhóm khủng bố nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Tuy nhiên, điều này cũng không có gì lạ lẫm. Trong vụ tấn công khủng bố bằng dao ở Côn Minh, cũng không có nhóm khủng bố nào nhận trách nhiệm.
Báo chí Trung Quốc đưa tin, người thân của các hành khách trên chiếc máy bay Malyasia đang được "chăm sóc" tại một khách sạn bí mật. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận ra rằng, động thái này phản ánh việc chính quyền Trung Quốc đang cố gắng "điều tra" thân nhân của tất cả các hành khách trên chuyến bay MH370.
Không chỉ giới chức Trung Quốc, bản thân các nhà chức trách Malaysia cũng nghi ngờ về sự tham gia của người Duy Ngô Nhĩ trong vụ máy bay Boeing 777 biến mất bí ẩn. Các quan chức Malaysia nhấn mạnh, một nhóm người Duy Ngô Nhĩ bị trục xuất khỏi Malaysia về Trung Quốc trong năm 2011 và 2012 vì sử dụng hộ chiếu giả.
"Không loại trừ khả năng này (người Duy Ngô Nhĩ dính líu đến vụ máy bay Malaysia mất tích). Chúng tôi từng trục xuất người Duy Ngô Nhĩ vì sử dụng hộ chiếu giả trước đây. Dù vậy vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận", một quan chức Malaysia giấu tên cho biết.
Năm 2011, Malaysia trục xuất một nhóm 11 người Duy Ngô Nhĩ vì tội buôn người. Một năm sau, họ tiếp tục trục xuất nhóm 6 người Duy Ngô Nhĩ vì tội sử dụng hộ chiếu giả.
Một nguồn tin dẫn lời giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết, dù chưa có bằng chứng xác nhận về sự liên quan của các chiến binh Duy Ngô Nhĩ song nhận định, vụ máy bay Malaysia mất tích xảy ra trong một thời điểm rất đáng ngờ ngay sau vụ tấn công khủng bố bằng dao ở Côn Minh.
Theo Kiến thức
Cho phép 2 tàu TQ tiến vào vùng biển Việt Nam nơi nghi máy bay rơi Sáng nay, Việt Nam đã đồng ý cho 2 tàu Trung Quốc và 1 tàu của Mỹ vào vùng biển Việt Nam tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích. Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết, Trung Quốc xin phép hai tàu vào vùng biển Việt Nam tìm kiếm cứu...