Ngày thứ 2 cách ly xã hội, Hà Nội phạt gần 300 người, truy vết F0 phức tạp
Ngày 25/7, Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có F0 là nhân viên giao hàng. Cơ quan y tế cũng tìm khẩn người đi xe biển số 30A- 86622 của hãng taxi Sơn Tây.
Bí thư Hà Nội yêu cầu Bộ Tư lệnh Thủ đô phun khử khuẩn diện rộng
Sáng 25/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng dự họp trực tuyến với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tại Sở Chỉ huy công tác phòng, chống Covid-19 thành phố.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng hoan nghênh chính quyền thành phố và các cơ quan liên quan đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 17 của UBND Hà Nội về giãn cách xã hội toàn thành phố.
Bí thư Đinh Tiến Dũng đề nghị Sở Chỉ huy thành phố giao cho Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức phun khử khuẩn tương đối rộng trên địa bàn Hà Nội (Ảnh: Đỗ Quân).
Ông cho biết, dư luận đánh giá cao sự quyết đoán, kịp thời của thành phố. Người dân đã đồng tình ủng hộ, chấp hành nghiêm quy định.
Tuy nhiên, Bí thư Hà Nội cũng nhấn mạnh, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng trên địa bàn còn rất cao nên tuyệt đối không được phép chủ quan, đồng thời phải thật bình tĩnh để ứng phó.
Tiếp đó, Bí thư Đinh Tiến Dũng yêu cầu Sở Chỉ huy thành phố giao cho Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức phun khử khuẩn diện rộng trên địa bàn. Xem thêm tại đây.
Hơn 13.000 phương tiện phải quay đầu, gần 300 người bị xử phạt
Video đang HOT
Chiều 25/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, thực hiện Chỉ thị 17 của UBND Thành phố về giãn cách xã hội, Công an thành phố đã tăng cường tuần tra kiểm soát, nhắc nhở, tuyên truyền và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Ngày 24/7, ngày đầu Hà Nội thực hiện giãn cách, tại 22 điểm chốt, lực lượng chức năng đã kiểm soát 30.831 lượt phương tiện với 51.956 lượt người qua chốt (trong đó có 1.567 phương tiện vận tải hành khách); yêu cầu 294 lượt phương tiện quay đầu, không vào thành phố.
Nhiều người ra khỏi nhà khi không cần thiết (Ảnh: Tố Linh)
Các đơn vị công an trên toàn thành phố đã xử phạt hành chính 71 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng với số tiền 110 triệu đồng; xử phạt 4 cơ sở kinh doanh dịch vụ không chấp hành việc tạm dừng hoạt động 60 triệu đồng.
Ngày 25/7, tính đến 12h, tại 22 điểm chốt, lực lượng chức năng đã kiểm soát 17.791 lượt phương tiện với 25.191 lượt người qua chốt (trong đó có 223 phương tiện vận tải hành khách); yêu cầu 12.715 lượt phương tiện quay đầu không vào thành phố.
Công an Hà Nội đã xử phạt hành chính 168 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng với số tiền 385 triệu đồng; xử phạt một cơ sở kinh doanh dịch vụ không chấp hành việc tạm dừng hoạt động 15 triệu đồng. Xem thêm tại đây.
Chỉ cấm shipper tự do trong thời gian giãn cách xã hội
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở ngành liên quan về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UDND trong lĩnh vực hoạt động vận tải.
Theo đó, Hà Nội thống nhất nguyên tắc nội dung kế hoạch của Sở Giao thông vận tải (GTVT) về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 17; yêu cầu Sở này chỉ đạo Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch và nghiêm túc triển khai thực hiện, đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch bệnh.
Hà Nội chỉ cấm shipper tự do trong thời gian toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội (Ảnh minh họa).
UBND TP Hà Nội cơ bản đồng ý chủ trương tạm dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện xe mô tô, xe 2 bánh theo đề xuất trước đó của Sở GTVT. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, các sở ngành và đơn vị liên quan cần khẩn trương rà soát, thống nhất hình thức tổ chức, quản lý hoạt động vận tải vận chuyển hàng hóa bằng xe máy đảm bảo quy tắc phòng dịch, đúng mục đích và đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.
Thành phố quyết định dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện xe mô tô, xe 2 bánh đối với các cá nhân hoạt động tự do trong thời gian giãn cách xã hội. Xem thêm tại đây.
Tìm người đi taxi liên quan F0
Chiều 25/7, Hà Nội đã ghi nhận 7 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới, liên quan đến 5 chùm ca bệnh.
Chiều 25/7, Hà Nội đã ghi nhận 7 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới, liên quan đến 5 chùm ca bệnh.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC) cũng phát đi thông báo khẩn, tìm người đi trên chuyến xe taxi:
- Khoảng 15h ngày 21/7, khách đón xe từ xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đi Bệnh viện Xanh Pôn (Xe biển số 30A 86622 của hãng taxi Sơn Tây).
- Khoảng 13h40 ngày 23/7, khách đón xe ở phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây ra Phú Hà, thị xã Sơn Tây (Xe biển số 30A 86622 của hãng taxi Sơn Tây).
CDC Hà Nội đề nghị người đi xe taxi trên tự cách ly y tế tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế hoặc gọi điện đến số 0969.082.115 hoặc 0949.396.115. Xem thêm tại đây.
Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM không được tự ý đóng cửa
Sở Công thương TP.HCM yêu cầu các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TP không để xảy ra tình trạng thiếu hàng và không được ngưng kinh doanh, ngoại trừ các cửa hàng có liên quan đến ca nhiễm phải ngưng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Sở Công thương TP.HCM nhấn mạnh các doanh nghiệp xăng dầu không được đóng cửa, ngưng kinh doanh nếu chưa được sự chấp thuận của Sở Công thương - Ảnh minh họa: NGỌC HIỂN
Sở Công thương TP.HCM vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại TP.HCM, yêu cầu đảm bảo cung cấp xăng dầu trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Sở Công thương TP.HCM, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng liên quan lĩnh vực vận chuyển lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu, hoạt động an ninh quốc phòng, cấp cứu, sản xuất... Để đảm bảo cung cấp xăng dầu liên tục, sở này yêu cầu các doanh nghiệp có kế hoạch, phương án dự trữ, cung ứng đảm bảo đầy đủ, liên tục, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng.
Đặc biệt, Sở Công thương TP.HCM nhấn mạnh các doanh nghiệp không được đóng cửa, ngưng kinh doanh, ngoại trừ trường hợp liên quan đến ca lây nhiễm dịch bệnh phải ngưng kinh doanh theo yêu cầu phòng chống dịch của cơ quan y tế.
Do đó, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu chỉ được ngừng bán hàng khi được Sở Công thương TP.HCM chấp thuận bằng văn bản.
Bên cạnh đó, Sở Công thương TP.HCM cũng yêu cầu các doanh nghiệp nâng cao mức phòng chống dịch trong doanh nghiệp, và nhân viên kinh doanh tại các cửa hàng xăng dầu phải trang bị biện pháp phòng dịch như khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay...
Ngoài ra, Sở Công thương TP.HCM cũng khuyến khích các cơ sở kinh doanh lắp đặt màn chắn giọt bắn tại quầy thu ngân và tăng cường nhiều biện pháp phòng chống dịch cho nhân viên và khách hàng.
Hạn chế cho thuyền viên lên bờ để phòng dịch Đại diện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và 19 tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị vừa có văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải các địa phương thực hiện biện pháp phòng, chống...