Ngày thầy thuốc Việt Nam: Bàn thêm về “Lương y kiêm từ mẫu”
Từ xưa cha ông ta đã truyền tụng câu nói: “ Lương y kiêm từ mẫu” để ngợi ca vai trò của người thầy thuốc.
Trong các ngành nghề, ít ai được so sánh với mẹ hiền như thế. Nếu Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, thì cái nghĩa, cái tình của người thầy thuốc đối với bệnh nhân cũng chẳng kém. Trong kinh nhà Phật có câu: Cứu nhất nhân phúc đẳng hà sa (cứu được một người thì để lại phúc rất lớn).
Bác Hồ cũng đã nói: Người làm thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu…Người ta có câu: “Lương y kiêm từ mẫu” nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền. (Thư gửi hội nghị quân y tháng 3 -1948 – Hồ Chí Minh toàn tập – Tập V – trang 64).
Tháng 2/1955 trong thư “ Gửi hội nghị cán bộ Y tế“, Bác lại viết: Cán bộ y tế phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”. Câu nói ấy rất đúng. (HCM toàn tập – Tập VII – trang 167).
Điều đó không những đúng với những người thầy thuốc Việt Nam mà còn đúng với tất cả những người trong ngành Y trên toàn thế giới. Ở nước ta, Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác được nhân dân tôn là thần y và được lập đền thờ như một thần hoàng.
Các bậc danh sĩ như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Sinh Sắc… ngoài sáng tác thơ văn, dạy học, còn hốt thuốc chữa bệnh cho dân nghèo, không lấy tiền. Nhà văn Lỗ Tấn người Trung Quốc (1881 – 1936) năm 13 tuổi cha chết, vì nhà nghèo không có tiền mua thuốc, nên ông ân hận mãi, và ôm hy vọng sẽ theo ngành Y để chữa bệnh cho dân nghèo. Nhà văn Mắc-xim Goóc-ky (1868 – 1936) – người Nga, cũng đã từng đỡ đẻ cho một sản phụ gặp trên đường đi, và đã lấy răng cắn cuống rốn cho đứa trẻ…
Video đang HOT
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều cán bộ Y tế đã hiến máu kịp thời, cứu sống các chiến sĩ nơi chiến trường ác liệt. Nhiều y, bác sĩ phải chăm sóc các bệnh nhân phong, lao, cổ, lậu, HIV/AIDS… trong môi trường lây nhiễm, căng thẳng, nhưng vẫn không một lời kêu ca. Một ca trực đêm của y, bác sĩ hoặc một ca mổ của bác sĩ suốt mấy tiếng đồng hồ cũng chỉ được bồi dưỡng thêm một số tiền ít ỏi, chỉ đủ ăn một tô phở. Nhưng các anh chị vẫn rất vui vẻ, không một lời kêu ca, mè nheo bệnh nhân. Tất cả những việc làm ấy đều lấy y đức làm gốc.
Tuy nhiên, trong đội ngũ thầy thuốc hiện nay vẫn còn một số “ con sâu làm rầu nồi canh”, cái đức, cái tâm không trong sáng. Một số y, bác sĩ “ chân ngoài dài hơn chân trong”, làm việc ở bệnh viện thì lơ là, qua loa, tắc trách, tìm cách lôi kéo bệnh nhân về phòng khám tư…
Để lấy lại sự tôn vinh của xã hội đối với ngành Y, và làm cho trong sạch bộ máy, các cơ quan chức năng cần rà soát để loại trừ những kẻ mượn danh nghĩa bác sĩ, dược sĩ làm xấu ngành Y, ngành Dược. Có lẽ đã đến lúc ngành Y cần “ nói không với tiêu cực nơi bệnh viện” cũng như ngành Giáo dục nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích.
Mặt khác, nhà nước cũng cần xem xét lại một số chế độ chính sách và thang lương đối với ngành y để làm sao có thể nâng cao một bước về đời sống vật chất cho các y, bác sĩ, dược sĩ. Trước đây thang lương của ngành Giáo dục và ngành Y ngang nhau, nhưng ngành Giáo dục đã được điều chỉnh thang lương lên hệ số ưu đãi, còn ngành Y thì vẫn như cũ. Và, bất luận trong hoàn cảnh nào, những người thầy thuốc cũng vẫn ghi nhớ lời dạy của cha ông và lời khuyên của Bác Hồ kính yêu: “ Lương y kiêm từ mẫu“.
Lê Xuân
Theo giaoducthoidai
Sứ mệnh của thiên thần
Hôm nay (27/2), kỷ niệm 65 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam, một ngày đặc biệt của ngành y.
Tuy nhiên, 3 ngày trước, Bộ Y tế đã có yêu cầu tất cả các đơn vị trong ngành dừng mọi hoạt động tôn vinh. Ấy cũng vì một lý do đặc biệt: Covid-19.
Ảnh minh họa
Virus Corona đang lan rộng ra nhiều châu lục. Cuộc chiến với thứ virus chết người này đang diễn ra từng giây, từng phút. Trên khắp thế giới, các thầy thuốc, các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để tìm ra phương thuốc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Những cuộc chiến như thế này sẽ chẳng bao giờ dừng lại, bởi khi tiêu diệt hết loại virus này thì virus khác sẽ lại ra đời. Và trong cuộc đối chọi không có hồi kết ấy, những người thầy thuốc luôn đứng trên mặt trận tiên phong.
Thế giới đang phải trải qua những chuỗi ngày đầy khó khăn, thách thức, nhưng điều này lại chẳng có gì phải sợ hãi. Những "thiên sứ áo trắng" ở khắp nơi trên thế giới này, đang tận lực làm tròn sứ mệnh, hoàn thành thiên chức mà nghề y đã đặt lên vai họ.
Đã có nhiều và rất nhiều người trong số họ đã nằm xuống nhưng lớp lớp người kế cận phía sau tiếp tục tiến lên, không một ai lùi bước.
Tại Việt Nam 17 năm trước, đại dịch SARS hoành hành. 45 ngày ròng rã giành giật sự sống cho người khác, 6 y bác sĩ tại Bệnh viện Việt-Pháp đã ra đi trong nỗi tiếc thương vô hạn của cộng đồng. Nếu có ai chưa tin vào gánh nặng trên đôi vai của họ hãy nhớ về những khoảnh khắc đó.
Ngày hôm nay, Covid-19 bùng phát, không ai khác chính những "từ mẫu" ấy lại tiên phong đi vào nơi nguy hiểm nhất để giành lại những sinh mệnh trước miệng tử thần.
16 người tại Việt Nam nhiễm bệnh đều đã được điều trị khỏi, có địa phương vừa công bố hết dịch. Đó không chỉ là niềm vui chung của xã hội mà còn là sự tri ân đối với những người trên "trận tuyến" mang tính sống còn.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, thầy thuốc vĩ đại của nền y học cổ truyền Việt Nam đã truyền dạy: "Đạo làm thuốc là một nhân thuật có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng người ta, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc giúp người, làm phận sự của mình mà không cầu lợi kể công".
Người thầy thuốc "Phải lao mình vào chỗ bẩn để làm cho sạch; phải dấn thân vào chỗ đau khổ để làm giảm bớt đau khổ. Lương y phải như từ mẫu...(lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Có lẽ hơn lúc nào hết, vào thời điểm này người ta thấy rõ nhất sứ mệnh của những người thầy thuốc. Không chỉ ngày hôm nay, ngày mai, mà bất cứ khi nào trái tim trong mỗi chúng ta còn đập, họ-những người thầy thuốc luôn xứng đáng được tôn vinh.
Theo congly
Máy móc hiện đại đến đâu cũng không thể thiếu bác sĩ giỏi Là một trong những chuyên gia hàng đầu cả nước về các kỹ thuật điều trị ung thư công nghệ cao, TS. BS Phạm Văn Bình, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật Robot, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K tự tin khẳng định chất lượng điều trị ung thư ở Việt Nam hiện nay đang tiệm cận trình độ thế giới....