Ngày thầy thuốc không lời chúc của bác sĩ điều trị HIV/AIDS
Với bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng 55 tuổi, ở Bệnh viện 09 Hà Nội, ngày 27/2 chỉ vỏn vẹn trong sân viện và không khác gì bình thường.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng công tác hơn 20 năm tại Bệnh viện 09, Thanh Trì, Hà Nội, hiện là Trưởng khoa Nội Tổng hợp. Ngày 26/2, từ ban công tầng 2 bệnh viện, bác sĩ Hưng tóc húi cua, da ngăm đen, hít hơi thật sâu rồi chia sẻ về nghề. Tự nhận mình là “ bác sĩ dũng cảm”, anh luôn nhắc nhở bản thân “đã làm ngành y, nhất là chuyên về bệnh truyền nhiễm thì cần phải học cách đương đầu”.
“Tôi thấy mình giống như anh lính cứu hỏa, thấy có lửa thì lao vào dập chứ không bận tâm có an toàn hay không”, anh tâm sự.
Trước đây, Bệnh viện 09 là trung tâm cai nghiện ma túy tự nguyện, chuyên chăm sóc điều trị bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối có hoàn cảnh đặc biệt.
Năm 2005, đại dịch HIV lan rộng. Trung tâm 09 ra đời theo nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội. Năm 2010, trung tâm đổi tên thành Bệnh viện 09. Bác sĩ Hưng là một trong những bác sĩ đầu tiên làm việc tại viện.
Bệnh viện có 100 giường bệnh và gần 200 y bác sĩ. Thành phần bệnh nhân khá phức tạp, từ người nghiện chích ma túy, gái “bán hoa” đến những người bị gia đình, xã hội bỏ rơi khi phát hiện bị nhiễm HIV.
Bệnh nhân đặc biệt, bác sĩ Hưng nói rằng “chưa từng nhận được một lời chúc hay bó hoa nào từ người bệnh”. Ngày 27/2 với các y bác sĩ tại đây chỉ vỏn vẹn diễn ra trong sân viện và những lời động viên từ đồng nghiệp với nhau.
“ Ngày thầy thuốc với bác sĩ điều trị HIV chẳng khác gì ngày thường”, bác sĩ Hưng chia sẻ.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện 09. Ảnh: Thùy An
Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện 09 là nơi tiếp nhận, sàng lọc bệnh nhân trước khi chuyển xuống khoa phù hợp để điều trị. Đa số bệnh nhân tại viện gặp những vấn đề trong cuộc sống, hận đời, hận gia đình và trút nỗi đau lên người thầy thuốc. Nhiều bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần, lệch chuẩn hành vi dẫn đến hoảng loạn có thể đâm, chém vô cớ.
Viện 09 còn là môi trường lây nhiễm vi khuẩn, virus khổng lồ nên được mệnh danh là “trận địa ác liệt nhất trong mọi trận chiến”. Hàng năm, bệnh viện đều phát hiện nhiều bác sĩ, điều dưỡng bị phơi nhiễm HIV do dẫm phải kim hoặc lây truyền qua đường hô hấp.
Bởi vậy, phía sau cánh cửa bệnh viện không chỉ có nỗi đau của bệnh nhân mà còn có tiếng thở dài của y bác sĩ, những người làm công tác điều trị. Có người bỏ việc, người thuyên chuyển công tác, người xem bệnh viện là “chốn tạm thời”. Riêng với bác sĩ Hưng, 09 là một mối lương duyên đặc biệt.
Năm 1995, anh Hưng tốt nghiệp trường Đại học Y và làm việc tại Ninh Bình. Sau đó anh mang hoài bão của một chàng trai trẻ lên Hà Nội lập nghiệp. Năm 2005, anh nhận công tác tại bệnh viện 09 và gắn bó đến ngày nay. Cũng chính nơi đây, anh tìm được hạnh phúc của đời mình.
Video đang HOT
Những ngày đầu làm việc ở viện, anh thấy chạnh lòng khi bị hỏi về công việc bởi thời điểm đó thông tin về HIV/AIDS còn hạn chế. “Nhắc đến HIV, đồng nghĩa với án tử”, bác sĩ Hưng kể. Về sau có nhiều cơ hội “đổi viện”, nhiều bệnh viện ngỏ lời mời làm việc, anh vẫn kiên định với mái nhà 09.
“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”, anh chia sẻ.
Bác sĩ Hưng thăm hỏi bệnh nhân. Bệnh viện đặc biệt nên bệnh nhân ít, khác với nhiều viện khác luôn quá tải giường bệnh. Ảnh: Thùy An
Trong môi trường làm việc khốc liệt, anh được tôi luyện sự dũng cảm và bản lĩnh đối đầu đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn. Anh nói mỗi bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối tập trung tất cả các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Vừa là bác sĩ điều trị, vừa là bác sĩ tâm lý, anh Hưng thuyết phục bệnh nhân điều trị vừa nắn chỉnh hành vi giúp họ hòa nhập cộng đồng.
Bác sĩ Hưng cũng cho rằng mình may mắn khi được bố mẹ tôn trọng sự lựa chọn. Bạn bè sau này vơi đi ít nhiều, anh luôn biết ơn những vất vả trong công việc giúp bản thân ngày thêm trưởng thành.
“Tôi sống bằng giá trị trí tuệ cúa một người bác sĩ nên không có gì để hổ thẹn”, anh trải lòng. Niềm hy vọng lớn nhất của anh bấy giờ là tìm được loại thuốc đặc trị để đẩy lùi HIV/AIDS và xóa bỏ sự kỳ thị của cộng đồng đối với người bệnh.
Phòng làm việc của bác sĩ Hưng và đồng nghiệp. Ảnh: Thùy An
Hơn 20 năm làm nghề, bác sĩ Hưng hiểu rõ 09 là trạm dừng chân duy nhất để người bệnh HIV nương tựa đến cuối đời. Anh luôn nỗ lực giúp bệnh nhân không cô độc. Anh khiến người bệnh hiểu dù còn nhiều khó khăn họ vẫn có các y bác sĩ sẵn sàng đồng hành, chăm sóc giảm nhẹ, giúp vơi bớt nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần.
“Chữa bệnh là nhiệm vụ vẻ vang, chưa bao giờ tôi hối hận vì sự lựa chọn này”, anh nói.
Theo bác sĩ Hưng, hiện nay HIV chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng đã có nhiều loại thuốc thế hệ mới giúp hạn chế tác dụng phụ. Người bệnh cần lưu ý để cách ly và sử dụng thuốc đều đặn. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần đi khám thường xuyên, nhất là quá trình chuyển dạ để phòng tránh lây nhiễm và dự phòng cho con.
Anh khuyên mọi người sống lành mạnh để tự bảo vệ mình đồng thời trang bị kiến thức đầy đủ về căn bệnh. “Sự chung sức, chung tay của cộng đồng vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân có thêm niềm tin chiến thắng bệnh tật”, bác sĩ Hưng chia sẻ.
Thùy An
Theo VNE
Mong đợi ngày con gái chào đời, mẹ lặng người khi lần đầu nhìn thấy khuôn mặt con
Bé Anna khi sinh ra không có làn da bình thường như bao đứa trẻ khác bởi một căn bệnh cực kì hiếm gặp trên thế giới.
Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh, lành lặn thế nhưng có nhiều trường hợp trẻ sinh ra không may mắn có cơ thể bình thường như những đứa trẻ khác. Như trường hợp của chị Jennie Wilklow ở New York (Mỹ) dưới đây, con gái Anna của chị chào đời và mắc một căn bệnh tên Harlequin Ichthyosis (một dạng bệnh khô da vảy cá cực kì hiếm gặp) khiến da của bé bị nứt ra rồi đông cứng lại. Nhưng dù vậy chị Jennie vẫn yêu thương và thấy con mình là đứa trẻ vô cùng đáng yêu.
Những chia sẻ đáng suy ngẫm dưới đây của chị Jeannie Wilklow giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh hiếm gặp này và hành trình mà chị và cô bé đã phải trải qua:
Tôi đã có một thai kỳ bình thường cho đến khi vỡ ối ở tuần 34. Mọi số liệu thống kê của bé rất đều rất ổn, chúng tôi quyết định đẻ mổ vì bé nằm ngược trong bụng. Tất cả đều rất bình tĩnh và tuyệt vời nhưng thực tế là không phải.
Khi bé ra đời tôi nghe thấy tiếng bé khóc và các bác sĩ nói: "Bé trông đáng yêu lắm". Đó đúng là những lời mà mọi bà mẹ muốn nghe, vì vậy tôi mỉm cười và thư giãn. Nhưng đằng sau đó mọi thứ đang trở nên rất kinh hoàng.
Chị Jeannie và chồng trong viện ngày bé chào đời.
Bé Anna bị mắc bệnh hiếm gặp khô da vảy cá, đây không phải là căn bệnh mà tất cả mọi người kể cả những người trong ngành y đều biết đến. Khi các bác sĩ cố gắng để cứu bé, thì làn da của con cứng lại trong vài giây và sau đấy đột nhiên nứt ra, gây nên các vết thương hở trên khắp người bé.
Nằm sau tấm màn mổ, tôi bắt đầu cảm nhận được cảm giác điên cuồng, hoảng loạn của bác sĩ và tôi hỏi liệu mọi chuyện có ổn không. Các bác sĩ trả lời là có và hỏi tôi có muốn thêm thuốc để trấn tĩnh không? Sau đó, tôi được ra ngoài và hiểu những gì đang xảy ra. Chồng tôi thì được gọi ra ngoài để tìm hiểu các bệnh viện lớn hơn, đồng thời cũng được thông báo rằng bé bị tình trạng mà không ai biết rõ là gì.
Các bác sĩ ban đầu cũng không chẩn đoán được Anna mắc bệnh gì.
Khi các bác sĩ nói với tôi rằng bé bị một khuyết tật bẩm sinh và cho biết bé có thể phẫu thuật vào năm 2017 và chữa trị được, tôi nghĩ: "Không sao cả, mình có thể chịu được". Sự im lặng của chồng làm tôi sợ, anh ấy chỉ ngồi trong cơn sốc khi bác sĩ rời đi và khi tôi thúc giục thì anh ấy chỉ nói: "Tệ lắm!" . Tôi nghĩ trong đầu: "Điều này có nghĩa là gì?". Anh nói với tôi: " Jennie, anh đã nhìn vào mắt của con và thấy con có tâm hồn thật đẹp".
Trong nhiều tháng, làn da của con đã phát triển với tốc độ nhanh và ngay lập tức khi ra ngoài không khí, nó bắt đầu khô lại. Những ngón tay của con ấy bị siết chặt và chuyển sang màu xanh và những ngón chân cũng bị ghì xuống vì da đang quá chật. Các bác sĩ đều cố gắng chẩn đoán bệnh, nhưng họ chưa bao giờ thấy bất cứ trường hợp nào như thế này.
Bé Anna bị mắc căn bệnh khô da vảy cá vô cùng hiếm gặp.
Những ngày sau đó, tôi được gặp con và nhìn thấy đôi mắt của bé lần đầu tiên, tôi nhớ những gì chồng tôi đã nói. Bé trông thật đẹp, thật thuần khiết. Khi các bác sĩ bắt đầu cố gắng làm cho bé quen với không khí bên ngoài thì rắc rối đến.
Ngày đầu tiên tôi rất phấn khích chọn một bộ trang phục cho bé, nhưng chỉ sau năm phút sau khi ra khỏi hộp kiểm soát độ ẩm, da của Anna trở nên khô, dày lên và bé khóc trong đau đớn. Ngày hôm sau, chúng tôi đã thử lại nhưng lần này chúng tôi đã bảo vệ bé với Vaseline và sau đó bọc bé lại trong một túi nhựa lót bằng vải vệ sinh. Lần này bé chịu được lâu hơn, nhưng khi ôm con trong tay, trái tim tôi như tan vỡ.
Tôi nghĩ bé sẽ phải sống trong túi nilon mãi mãi và sau này con sẽ tồn tại thế nào đây? Khi rời khỏi bệnh viện, một phụ nữ trong thang máy cứ cố nhìn vào bé. Y tá của chúng tôi ngay lập tức bảo vệ Anna khỏi phản ứng của người phụ nữ kia.
Hai tháng sau đó là tồi tệ nhất vì tôi cảm thấy cô đơn, tan vỡ và tuyệt vọng. Chị gái, mẹ, chồng và bạn bè của tôi đã giúp chăm sóc bé và quần áo duy nhất bé có thể mặc là đồ ngủ lông cừu. Cứ sau vài giờ tôi lại bôi Vaseline và tắm cho bé nhiều lần trong ngày. Tôi đã mơ ước nhiều năm về những thứ con tôi sẽ mặc và mặc dù nó có vẻ tầm thường nhưng đó là thứ khiến tôi vô cùng phải vật lộn.
Chị Jeannie bên con gái.
Vế sau, sau khi trò chuyện với bạn của chồng - người đã mất liên tiếp hai đứa con, tôi quyết định tập trung vào những gì tôi có thể làm thay vì những thứ không thể. Nếu Anna chỉ có thể mặc đồ lông cừu, thì tôi sẽ chọn bộ đồ ngủ lông cừu dễ thương nhất mà tôi có thể tìm thấy và phối đồ mỗi ngày với chiếc mũ mà con đội.
Thời gian trôi qua, làn da Anna đã trút bỏ lớp da thừa và tôi trở nên tự tin hơn trong việc chăm sóc bé. Chị tôi và tôi đã thử mọi loại kem dưỡng da và dầu. Đối với đầu của bé, tôi đã làm việc trong nhiều giờ để loại bỏ phần da thừa, thật không may là cả phần tóc của bé cũng bị loại bỏ theo. Tôi đặt ra những mục tiêu nhỏ và mỗi lần tôi đạt được một mục tiêu, tôi lại ăn mừng theo cách lớn.
Tình trạng bệnh của bé đã đỡ hơn nhiều và được mẹ diện cho những bộ đồ vô cùng xinh xắn.
Anna đã chiếm trọn được trái tim của mọi người vì bé trông thật hoàn hảo theo cách thuần khiết nhất. Anna dạy tôi cách tập trung vào tất cả các mặt tích cực và mọi thứ đều có lý do của nó. Có những lần tôi tự trách mình vì tình trạng của Anna. Bây giờ tôi hiểu rằng tôi đã được ban tặng con vì tình yêu tôi mang trong trái tim dành cho con gái. Anna có ý nghĩa vô cùng lớn với tôi và cùng nhau chúng tôi sẽ cho thế giới thấy vẻ đẹp thực sự là gì.
Harlequin ichthyosis là một dạng bệnh khô da như vảy cá cực kỳ hiếm và trầm trọng nhất, thuộc nhóm bệnh di truyền gen lặn với tần suất khoảng 1/600.000. Trẻ sơ sinh mắc bệnh Harlequin được bao phủ bởi một lớp da dày bị rạn và nứt thành từng mảng.
Nguồn: CafeMom
Máy chụp hình ảnh 3D toàn cơ thể người đầu tiên trên thế giới Một máy scan cơ thể có thể cho ra những hình ảnh toàn cơ thể dạng 3D vừa mới được các nhà nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) phát minh, nhằm giúp nhìn rõ hơn hoạt động chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ảnh minh họa Họ kết hợp giữa hai máy được dùng phổ biến trong ngành...