Ngày Thầy thuốc đến sớm với y bác sĩ nơi đảo xa
Nỗ lực của các y bác sĩ nơi đảo xa đang bảo vệ sức khỏe, giúp quân và dân ta an tâm bám biển, giữ trời. Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã ghi nhận cống hiến trên và gửi lời chúc mừng nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
Ngày 25/2, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có buổi thăm và làm việc tại bệnh viện Quân Y 175, TPHCM. Tại đây, qua hệ thống kết nối trực tuyến, ông đã có cuộc trò chuyện với các bác sĩ đang công tác tại Bệnh xá đảo Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đội ngũ quân y trên đảo trong cuộc họp trực tuyến với Phó thủ tướng
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Giữa trùng khơi sóng bạc, cách đất liền hàng trăm hải lý, phải xa gia đình, trong điều kiện còn thiếu thốn nhiều mặt, song đội ngũ quân y vẫn kiên tâm cùng quân và dân bám biển, giữ trời.
Tôi theo dõi thông tin và được biết, mỗi khi quân và dân trên đảo cùng với ngư dân các tỉnh không may bị tại nạn, ốm đau, nhờ sự cứu chữa kịp thời của các y bác sĩ, hàng nghìn người đã qua được hiểm nguy”.
Đáng quý hơn, những ca bệnh nặng, khi trang thiết bị y tế trên đảo không đủ để thực hiện phẫu thuật, các y bác sĩ đã đề nghị chi viện, thực hiện chuyển bệnh hàng chục ca, vượt biển giữa màn đêm trên những chuyến bay cấp cứu đưa người bệnh vào đất liền điều trị. Sự nỗ lực phấn đấu của các y bác sĩ đã giúp quân và dân ta yên tâm hoàn thành nhiệm vụ được tổ quốc giao phó.
Phó thủ tướng nhấn mạnh: “Bước sang năm 2019 và những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo càng phức tạp và lâu dài, biến đổi khí hậu thời tiết cực đoan ngày càng gay gắt. Với truyền thống của quân y, tôi mong các đồng chí tiếp tục vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài chuyên môn cần sẵn sàng tác chiến, nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, không để bị động trước mọi tình huống”.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã gửi lời chúc mừng đến các y bác sĩ đang làm nhiệm vụ tại Bệnh xá đảo Trường Sa nói riêng và các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế đang công tác tại các vùng biển đảo của tổ quốc nói chung. Thời gian tới, công tác y tế biển đảo sẽ ngày càng được tăng cường để đáp ứng chuyên môn và nhu cầu khám chữa bệnh của quân và dân, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Phó thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế quan tâm cải thiện chế độ chính sách cho cán bộ quân y công tác ngoài đảo, tăng cường trang thiết bị phục vụ chuyên môn, chăm sóc sức khỏe bộ đội, nhân dân và ngư dân đang sinh sống, làm việc trên các ngư trường truyền thống của tổ quốc.
Đáp tạ lời chúc mừng và những đề nghị của Phó thủ tướng, Đại tá-PGS.TS.BS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân Y 175 cho biết: “Giữa tháng 3/2019 bệnh viện sẽ cùng đơn vị tài trợ sẽ khởi công xây dựng bệnh xá mới ước tính khoảng 25 tỷ đồng, tăng cường chuyên môn, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho đảo Phan Vinh. Đây sẽ là công trình tạo quan trọng góp phần chăm sóc sức khỏe cho quân và dân ta”.
Vân Sơn
Video đang HOT
Theo Dân trí
Bác sĩ 'dùng bia cứu bệnh nhân... ngộ độc rượu' kể chuyện nổi tiếng bất đắc dĩ
Hơn 2 tháng, sau khi nổi tiếng bất đắc dĩ với phương pháp dùng bia để cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu, bác sĩ Lâm vẫn nói lúc đó ông chỉ nghĩ đến việc cứu người, chứ không nghĩ về hậu quả nếu... thất bại.
BS Lê Văn Lâm thăm khám cho các bệnh nhân đang điều trị tại BV Đa khoa Quảng Trị - ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Đến bây giờ, vị bác sĩ này vẫn "toát mồ hôi hột" khi nhớ đến khoảng thời gian bị bủa vây bởi dư luận và phải nghe điện thoại đến cháy máy, trả lời cả trăm câu hỏi na ná nhau...
Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 25.12.2018, ông N.V.N (trú xã Triệu Độ, H.Triệu Phong, Quảng Trị) được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị do bị ngộ độc rượu, nguy kịch. Các bác sĩ đã làm xét nghiệm và dựa vào biểu hiện lâm sàng chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc methanol có trong rượu.
Bệnh nhân N. khi đang cấp cứu tại BV Đa khoa tỉnh Quảng Trị.- ẢNH: THANH LỘC
Để cứu bệnh nhân, các bác sĩ dùng 3 lon bia (tổng cộng 990 ml) để truyền vào đường tiêu hóa của ông N.. Liên tiếp sau đó, một giờ đồng hồ truyền tiếp 1 lon bia. Sau khi truyền 15 lon bia (khoảng 5 lít) kết hợp việc lọc máu, điều trị tích cực, đến sáng 26.12.2018 (sau 24 giờ) bệnh nhân Nhật tỉnh và được xuất viện.
Cách điều trị của thạc sĩ - BS Lê Văn Lâm (Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị) đã tạo nên "cơn sốt" trong dư luận vào thời điểm đó. Thậm chí có báo nước ngoài còn dẫn lại câu chuyện này và Bộ Y tế phải tổ chức họp báo, nói lại cho rõ.
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2), BS Lê Văn Lâm dành cho Thanh Niên cuộc trò chuyện.
Phải rất nhiều lần "nài nỉ", BS Lê Văn Lâm mới dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện về ca cấp cứu ngày trước. - ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Không kịp nghĩ đến hậu quả nếu... thất bại
PV: BS có thể chia sẻ cơ sở nào để đi đến quyết định giải độc như vừa rồi?
"Ngày nào cũng thế, buổi sáng đập đập bệnh nhân kiểm tra, xét nghiệm, khám lại thấy ổn hơn là mừng rồi. Bệnh nhân nào cũng thế. Từ chết sống lại là mừng lắm."
BS Lê Văn Lâm
BS Lê Văn Lâm: Thực ra đứng trước các bệnh nhân nặng, chúng tôi không có thời gian. Tất cả các đường đi nước bước đã được giả định trước khi bệnh nhân vào, chứ vừa làm vừa nghĩ là không được. Cũng như các tập huấn khác, mình đã làm trong đầu rồi.
Gặp 1 trường hợp bệnh nặng, người ngoài chuyên môn thấy BS làm rất nhanh, tưởng như chả phải suy nghĩ gì hết nhưng thực tế càng làm nhanh chứng tỏ càng chuẩn bị hết các bước.
Đối với chúng tôi, trường hợp đó không phải quá lạ, chỉ hơi hơi khác khác tí thôi nhưng mà cái đó cơ sở là có rồi, chứ không có cơ sở không ai làm. Chúng tôi biết chắc chắn việc này là đúng.
Mỗi quyết định của BS như cấp cho bệnh nhân 1 vũ khí sinh tồn. Để cứu bệnh nhân thì làm rất nhiều bước mỗi bước coi như trang bị thêm vũ khí. Nếu thiếu thì bệnh đã nặng, gần chết rồi. Nếu được trang bị đầy đủ hơn thì cơ hội sống cao hơn chứ không phải làm như vậy là chắc chắn sống...
Khoa hồi sức chống độc của BS Lê Văn Lâm thường có những ca nặng - ẢNH: NGUYỄN PHÚC
PV: Khoảnh khắc khi BS nói với thân nhân ra ngoài mua bia để phục vụ việc cấp cứu ngộ độc rượu, liệu họ có hốt hoảng? Lúc đó có nghĩ đến việc thất bại?
BS Lê Văn Lâm: Thêm 1 công cụ, cái này là 1 công cụ cho bệnh nhân tăng cường sức chiến đấu với bệnh. Cái này rất quan trọng trong chuỗi điều trị. Nói thực, lúc đó, chúng tôi làm việc không nghĩ chẳng may nó thất bại thì phương pháp này gây ra cho mình những hậu quả gì. Chúng tôi chỉ nghĩ bệnh nhân của mình nếu có thêm cái này thì tăng thêm cơ hội sống. Lúc đó chỉ nghĩ được ngang đó thôi. Đến lúc bệnh nhân ra viện, thấy báo chí lên lúc đó mới nghĩ lại...
PV: Thưa BS có thể chia sẻ sâu hơn về cơ sở khoa học của ca cấp cứu vừa rồi?
BS Lê Văn Lâm: Không phải là ngộ độc rượu vì rượu có nhiều loại, ở đây là cồn công nghiệp. Rượu mình uống là rượu thực phẩm là Etylic. Ngoài ra có nhiều rượu khác. Rượu bệnh nhân ngộ độc là rượu Methanol cái đó mới ngộ độc. Đương nhiên về mặt khoa học thì ngộ độc các loại rượu Methanol thì mình dùng chất đối kháng là Etylic. Vấn đề là phải dùng Etylic để làm đối kháng lại ngộ độc kia. Còn lúc sử dụng bia, chúng tôi không phải sử dụng bia, chỉ là cái tên gọi thôi. Mục tiêu của mình là lấy Etylic từ trong bia. Cái bệnh nhân cần là Etylic.
Hay nói rõ hơn, khi có Etylic gan sẽ ưu tiên chuyển hóa Etylic, ngưng chuyển hóa Methanol (Metylic, thứ sẽ cho ra Andehit Formic, ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc, nguy cơ tử vong rất cao), điều đó có đủ thời gian cho việc lọc máu.
BS Lê Văn Lâm cho hay ông đã rất bối rối khi truyền thông, dư luận quan tâm quá nhiều trong khi việc của ông là chữa bệnh chứ không phải là trả lời các câu hỏi. - ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Bối rối vì điện thoại "tưng tưng" cả ngày
PV: Sau ca cấp cứu thành công thì dư luận, báo chí đưa tin rầm rộ, BS trở thành người nổi tiếng, BS có mệt mỏi với điều này?
BS Lê Văn Lâm: Thực tế, nói mệt mỏi thì không phải quá ghê gớm nhưng cái này giống như cái việc gì mình chưa bao giờ trải qua. Như trường hợp vừa rồi chưa hề trải qua. Cùng 1 lúc quá nhiều người hỏi dồn dập, mình chưa chuẩn bị tâm lý thì khó đối với người hỏi...
Vì rất nhiều dạng, có khi với bác sĩ thì mình trả lời khác. Mình phải lường theo cái mức độ hiểu của họ vì mình không gặp trực tiếp, chỉ qua điện thoại. Nói ngắn thì người ta không hiểu nói dài thì mất thời gian.
Về mặt chuyên môn, khi Bộ Y tế và Sở Y tế có ý kiến thì mình phải làm báo cáo. Cái đó là đương nhiên. Thời gian chuẩn bị báo cáo phải ngồi lại, tập kết tài liệu, gặp bệnh nhân... mới gởi đi. Ngay lúc đó làm không được vì điện thoại tưng tưng, không trả lời thì không hợp lý. Ví dụ các bác sĩ của bệnh viện khác hỏi. Các phóng viên nhà báo hỏi, không trả lời thì không đúng mà trả lời mất thời gian. Hơi thấy lạ lạ, bối rối. Những lần khác cũng có nhưng nó không nhiều như lúc này.
PV: Nghề BS như ông đã từng chữa trị cả ngàn bệnh nhân, có câu chuyện nào các bệnh nhân, thân nhân trao gửi sự cảm ơn, niềm tim làm ông cảm thấy tự hào vì đã làm BS mà không làm nghề khác?
BV Đa khoa tỉnh Quảng Trị - nơi BS Lê Văn Lâm đang công tác. - ẢNH: NGUYỄN PHÚC
BS Lê Văn Lâm: Nói trường hợp nào cụ thể là rất khó. Vì ở khoa Hồi sức này, cứ mỗi bệnh nhân ra viện thì cả khoa đều mừng. Bản thân tôi mừng và tôi nhìn thấy trên gương mặt các BS và điều dưỡng khác cũng mừng. Cứ nghe bệnh nhân có khả năng sống là mừng rồi chứ đừng nói là ra viện. Ngày nào cũng thế, buổi sáng đập đập bệnh nhân kiểm tra, xét nghiệm, khám lại thấy ổn hơn là mừng rồi. Bệnh nhân nào cũng thế. Từ chết sống lại là mừng lắm. Nhờ đó có động lực để làm việc. Không có trường hợp nào hơn trường hợp nào. Vì trường hợp nào gần chết cũng ghê gớm hết chứ không có trường hợp đặc biệt. Chỉ cần bệnh nhân hôm qua nặng, sơ hở là chết, giờ có khá hơn, có hy vọng sống là đã mừng rồi và bệnh nhân thì quá nhiều.
Xin cảm ơn ông!
Theo thanhnien
Không đùn đẩy bệnh nhân nhập viện dịp tết Ngày 30.1, Sở Y tế TP.HCM có công văn chỉ đạo giám đốc các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập và ngoài công lập đảm bảo thuốc, trang thiết bị; phân công nhân sự trực 24/24 đảm bảo cấp cứu tại đơn vị trong những ngày nghỉ tết. Một ca cấp cứu ngoại viện - ẢNH: DUY TÍNH Sở Y tế...