Ngày Thần tài, dân đổ xô mua vàng lấy may
Hôm nay, ngày 10 tháng Giêng (19/2), theo quan niệm dân gian được xem là ngày Thần Tài, mua và trữ vàng ngày này sẽ rất may mắn và được rủng rỉnh tiền bạc.
Từ sáng sớm nay, nhiều người dân đã chen nhau đi mua vàng lấy hên trong năm mới khiến nhu cầu vàng chỉ lẻ, nhỏ tăng vọt
Dạo quanh các tiệm vàng tại khu vực chợ Hôm, Trần Nhân Tông (Hà Nội), không khí mua bán sôi động hẳn. Chỉ trong vòng 2 tiếng đầu giờ sáng, người dân đến mua vàng ngày một đông. Giá vàng cũng thay đổi liên tục, cứ khoảng 20 phút lại tăng một lần, mỗi lần tăng giá 50.000 đồng/lượng. Đến 8h55 giá vàng đã tăng lên 5 lần, với giá bán vàng miếng ở mức 45,550 triệu đồng/lượng.
Nhưng chỉ sau đó ít phút, giá vàng lại được SJC điều chỉnh giảm liên tục 2 lần, với giá bán giảm xuống 45,450 đồng/lượng vào lúc 9h43, giảm 100.000 đồng/lượng.
Nhiều cửa hàng vàng tại Hà Đông cũng tấp nập không kém. Chị Tâm, chủ tiệm vàng trên đường Quang Trung, quận Hà Đông Hà Nội cho biết, trong buổi sáng nay, cửa hiệu của chị đã bán được cả mấy cây vàng loại 1 chỉ nhẫn trơn, số ít khách mua 2 chỉ, hoặc 5 chỉ. Do đã dự trù số lượng vàng nhẫn lên đến hàng chục lượng nên chị rất yên tâm, phấn khởi cho biết: “Năm vừa qua làm ăn khó khăn, nên có thể năm nay người buôn bán sẽ cố gắng mua chút vàng lấy hên đầu năm, như hy vọng năm mới làm ăn suôn sẻ, phát tài hơn.”
Video đang HOT
Cũng theo chị chủ này, nhu cầu mua nhẫn trơn và vàng miếng loại nhỏ từ 5 phân đến dưới 5 chỉ đã sôi động trong ngày hôm qua 18/2. Mấy năm trước có khi trong ngày vía thần tài cửa hàng của chị bán được cả chục cây, loại vàng miếng 5 phân, một chỉ. “Năm nay chúng tôi không được kinh doanh vàng miếng nữa nên chỉ bán vàng nhẫn tròn trơn”, chị Tâm cho biết.
Bà Kiều Liên, một khách hàng đang chọn một chiếc nhẫn tròn trơn loại 1 chỉ tại cửa hàng vàng của Công ty Vàng bạc Bảo Tín Minh Châu (Trần Nhân Tông) cho biết, hằng năm cứ ngày thần tài (mùng 10 tháng Giêng) bà đều đi mua vàng về để cất giữ lấy hên với mong muốn làm ăn phát đạt cả năm.
Theo một số vị khách đang ngồi chờ tới lượt giao dịch, một số ngân hàng thương mại có giao dịch vàng nhưng không bán vàng lẻ, chỉ bán từ 1 lượng trở lên và nhiều khách hàng không biết ngân hàng nào có giao dịch vàng nên tập trung khá đông tại đại lý chuyên bán vàng SJC.
Điều đáng nói là, lượng khách xếp hàng mua vàng tại trụ sở SJC không quan tâm đến giá vàng đang tăng cao so với ngày hôm qua cũng như chênh lệch giá trong nước với thế giới đã lên gần 5 triệu đồng/lượng.Trong khi đó, lúc 11h, giá vàng miếng SJC được niêm yết quanh mức 45,15 triệu đồng/lượng mua vào, 45,45 triệu đồng/lượng bán ra. Với SJC lẻ loại 5 phân, 1 chỉ, 2 chỉ giá bán ra là 45,48 triệu đồng/lượng.
Lúc 10h20, giá vàng SJC của công ty VBĐQ Sài Gòn (SJC) giao dịch ở 45,15 – 45,45 triệu đồng/lượng, cao hơn 300 nghìn đồng so với cùng thời điểm này sáng qua. Vàng SJC tại Tập đoàn DOJI ở mức 45,24 – 45,38 triệu đồng/lượng, tăng 340 nghìn đồng/lượng mua vào và 240 nghìn đồng/lượng bán ra so với sáng qua
Tính đên 9h18, giờ Hà Nôi, môi ounce vàng thê giới chỉ tăng gân 5 USD (tương đương khoảng 130.000 đông) lên sát 1.614,30 USD. Quy ra tiên Viêt, môi lượng vàng quôc tê hiên có giá 40,60 triêu đông.
Ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc Kinh doanh Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, hôm nay nhu cầu người dân mua vàng chủng loại nhỏ nhằm mục đích “lấy hên” trong ngày thần tài sẽ tăng cao. Nhiều công ty đã chuẩn bị trước, dập thêm hàng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, ông Trọng cho biết, vì thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước ngưng sản xuất vàng miếng nên hiện nay loại vàng miếng chủng loại nhỏ tại hệ thống không còn nhiều. Để đáp ứng nhu cầu của khách, PNJ đã thay thế bằng các loại sản phẩm Tài Lộc với những mặt dây chuyền hình dáng ô van làm từ vàng 24K loại 0,5 chỉ và 1 chỉ cùng dòng nhẫn khoen từ 0,5 đến 2 chỉ.
Giá chênh lệch quá cao giữa vàng nội và vàng thế giới đã khiên cho nhà đâu tư vàng “chùn chân” không dám tham gia thị trường. Tuy nhiên, vì đây là thời điêm đâu năm và trúng vào ngày vía Thân Tài nên giao dịch có phần khởi sắc đối với mua bán lẻ. Nhiêu doanh nghiêp vàng kỳ vọng sức mua vàng nhỏ lẻ nhằm mục đích lây hên của người dân sẽ tăng cao 100-200% trong ngày hôm nay
Ngày Thần Tài – tức mồng 10 tháng Giêng theo quan niệm xưa truyền lại là ngày đẹp nhất và mang lại nhiều may mắn nhất cho mỗi người. Đối với người có niềm tin vào phong thuỷ, sắc vàng của kim loại quý luôn là màu sắc đại diện cho sự tôn quý và giàu sang. Vì thế, vào dịp đầu năm mới, đặc biệt là khi ngày Thần Tài đến, nhiều người thường có xu hướng mua vàng không chỉ để làm đẹp mà còn để cất giữ, tạo ra may mắn cho cả năm.
Theo xahoi
Khốn khổ với "tháng ăn chơi"
Hàng triệu người trẩy hội du xuân trong tháng giêng khiến dịch vụ ăn uống đường phố trở nên quá tải. Không thiếu những khay thức ăn bày bán bên lề đường bụi bặm nhưng vẫn la liệt thực khách.
Còn các bác sĩ xương khớp lại lo ngại di chuyển, đi bộ và leo trèo cả ngày khiến những người đã có vấn đề liên quan đến xương khớp có thể đau đớn hơn.
Không đảm bảo vệ sinh: Vẫn ăn
Nguy cơ từ rượu
Để phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa lễ hội, ông Lâm Quốc Hùng cho biết ngay sau TếtNguyên đán Quý Tỵ, Cục An toàn thực phẩm sẽ có văn bản gửi các địa phương về tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm. Theo ông Hùng, dịp tết năm nay số người ngộ độc rượu không nhiều bằng các năm trước, nhưng trong những ngày tết riêng tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã có hai trường hợp tử vong do ngộ độc rượu nặng, chưa kể trên 200 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông trong những ngày tết cũng có một phần không nhỏ liên quan đến rượu.
Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) diễn ra từ mồng 6 tháng giêng kéo dài tới tháng 3 âm lịch dự kiến thu hút 1,5 triệu du khách về đây hành hương. Những ngày này, dạo một vòng từ cổng danh thắng tới động Hương Tích, nơi chốn linh thiêng, nhưng người trẩy hội vẫn có cảm giác đang ở một cái chợ lớn với vô số "đặc sản" như thịt thú rừng, bánh kẹo gia công gia truyền, cơm lam...
Chưa nói chuyện chủ quán hét giá trên trời, phần lớn dịch vụ ăn uống tại lễ hội đều tạm bợ với lều bạt chật chội, nhếch nhác rác thải và thiếu nước sạch. Riêng khu vực đầu cổng danh thắng có 32 hàng quán chuyên thịt thú rừng khá rộng rãi nhưng chưa tới mười quán có tủ kính bảo quản thực phẩm, mà treo thịt lủng lẳng ngay... đường đi lối lại để chào mời khách.
Bên cạnh đó, hàng trăm quán ăn nhỏ, lẻ chuyên bán bún, phở, xúc xích nướng, trứng vịt lộn, bắp rang bơ... đều không có tủ kính che đậy thức ăn, được bày bán ngay cạnh lối đi của du khách. Tại các quán bán bún, phở, thức ăn chín được bày trần trên bàn, đầu bếp vừa dùng tay không bốc thịt sống, ngay sau đó lại quay sang bốc bún và mang thức ăn ra cho khách và vẫn bàn tay ấy thu tiền, đếm - trả lại tiền thừa...
Không chỉ hội chùa Hương, trong tháng giêng còn có hàng loạt lễ hội có số người tham dự lên tới hàng vạn như: hội Lim, hội Đồng Kỵ, hội chùa Bái Đính..., và hàng trăm lễ hội lớn nhỏ được nô nức tổ chức ở khắp các làng quê.
Theo ông Lâm Quốc Hùng - trưởng phòng quản lý ngộ độc Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế - nguy cơ ngộ độc rượu, ngộ độc thực phẩm tại các lễ hội ở đồng bằng và ngộ độc bánh trôi ngô, ngộ độc nấm ở miền núi là hai nhóm nguy cơ đáng lo ngại nhất trong mùa xuân. Năm 2012 trung bình mỗi tháng có 12,5 vụ ngộ độc thực phẩm với trên dưới 320 người mắc được ghi nhận, nhưng thực tế số lượng người ngộ độc thực phẩm chắc chắn lớn hơn nhiều lần.
Thịt thú rừng đang được chế biến để bày bán cho du khách tại chùa Hương - Ảnh: Tiến Thành
Người bệnh xương khớp cần cảnh giác
TS Ngô Văn Toàn, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức, cho hay đặc điểm của người trẩy hội mùa này là thời gian đi bộ nhiều, leo trèo nhiều, trong khi đây lại là điều cần kiêng kỵ những người lớn tuổi đã có bệnh lý xương khớp. Theo ông Toàn, những người có bệnh lý xương khớp đi dự hội có các hoạt động như leo trèo, đi nhanh... cần thận trọng, nếu không bệnh có thể phát triển theo chiều hướng xấu.
"Có nhiều người lớn tuổi đã mua các tour du lịch hành hương đi Ấn Độ, Nepal, Myanmar hoặc các chùa chiền lớn trong nước đến xin tư vấn rằng họ đang bị đau khớp nhưng đã lỡ mua tour, rất tiếc tiền và có nên đi không. Theo tôi, nên điều trị dứt bệnh rồi hãy tham gia các chuyến đi dài, thời gian đi bộ nhiều, nếu không người bệnh chỉ có thể đi được đến nơi hành hương bằng máy bay rồi sau đó nằm một chỗ, vừa mất vui vừa mệt" - TS Toàn khuyến cáo.
Cũng theo TS Ngô Văn Toàn, nếu bình thường bạn có lối sống tĩnh tại, ít vận động, không thể dục thể thao mà khi tham gia lễ hội, việc vận động chỉ tăng hơn 50-60% so với bình thường thì không sao, nhưng vận động tăng hơn mức này thì có thể đau cơ, đau khớp, sưng tấy các vùng chân tiếp xúc với giày dép, đau lưng, mệt mỏi, sau khi dự lễ hội phải ngủ cả ngày hoặc nghỉ làm nghỉ học mất vài ngày mới lại sức.
Tuy nhiên những người đã có quá trình rèn luyện sức khỏe, đã đi bộ để tập luyện thường xuyên khoảng 3,5-5km/người/ngày thì sức khỏe dẻo dai hơn, sẽ không gặp hiện tượng quá tải với cơ xương khớp như trên.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn trong mùa lễ hội, người trẩy hội nên chọn loại giày hoặc dép có quai hậu mềm, thoáng mồ hôi, vừa sạch vừa tránh đau và sưng chân. Trường hợp không có loại giày dép mềm, nên sử dụng loại băng dính vải băng các ngón chân và vùng da trên gót chân nơi cọ xát với giày dép để bảo vệ vùng chân.
Theo 24h
Thống đốc quyết định giá mua vàng miếng Theo dự thảo về quyết định mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Chính phủ vừa công bố ngày 24.1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định giá mua, bán vàng miếngvới các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp phép. Sử dụng tiền cung ứng mua vàng bổ sung dự trữ ngoại hối và để bán...