Ngày Tết mất vui vì rượu bia
Rượu bia là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ việc đáng tiếc ngày Tết khiến của nhiều gia đình cũng mất vui.
Bia rượu khiến nhiều gia đình không có Tết
Ngày Tết, số ca ngộ độc rượu gia tăng
Trong những ngày Tết, gia đình nào cũng có sẵn ly rượu mời khách. Mọi người nhấp môi cho vui vẻ, và cầu chúc may mắn. Tuy nhiên, có nhiều người ham vui qua độ, đến mức phải nhập viện vì ngộ độc rượu, thậm chí đã có trường hợp tử vong vì uống rượu trong dịp Tết Giáp Ngọ vừa qua.
Chiều ngày 3/2 (mùng 3 Tết), một nam thanh niên 32 tuổi (trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) được đưa tới Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai vì bị ngộ độc methanol do uống rượu từ ngày 30 đến mùng 3 Tết. Chiều ngày mùng 4 Tết gia đình đã xin đưa bệnh nhân về nhà sau hơn một ngày điều trị những sức khỏe của bệnh nhân ngày càng xấu đi.
Tối ngày mùng 4, Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận thêm một trường hợp nhập viện vì bị viêm dạ dày kích thích do uống nhiều bia rượu. Và trong 4 ngày Tết, trung tâm này đã tiếp nhận 5 ca ngộ độc rượu. Theo các bác sĩ, trong “tháng ăn chơi” này, số lượng các ca ngộ độc rượu sẽ còn tiếp tục gia tăng.
Sau vụ việc “rượu nếp 29 Hà Nội” khiến 6 người tử vong, có một dấu hỏi lớn được đặt ra về chất lượng các loại rượu đang lưu hành trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận đã và đang sử dụng cồn công nghiệp (vốn nằm trong danh mục chất cấm trong thực phẩm) để sản xuất rượu. Các công ty có tên tuổi còn làm ăn “mờ ám” như vậy, thì chất lượng của các loại rượu tự nấu trong các gia đình còn nguy hiểm tới mức độ nào.
Tai nạn giao thông do bia rượu
Video đang HOT
Tình trạng người dân uống rượu bia khi tham gia giao thông đã là tình trạng phổ biến từ nhiều năm nay, và tình trạng này năm nay cũng không hề có dấu hiệu giảm đi, đặc biệt là trong dịp Tết. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đền phần lớn các vụ tai nạn giao thông trong những ngày này.
Theo thống kê của 61 bệnh viện tại Tp. Hồ Chí Minh, trong 6 ngày Tết Giáp Ngọ vừa qua đã có 14.169 ca khám cấp cứu, thì tai nạn giao thông chiếm tới 1.466 ca cao gấp đôi năm 2013 (687 ca), trong đó có 155 ca chấn thương sọ não. Nguyên nhân chính của hầu hết các vụ tai nạn này là do người dân uống rượu bia, say xỉn khi điều khiển phương tiện giao thông.
Đáng chú ý là tình trạng tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn đang ngày càng tăng nhanh. Chỉ tính riêng tại bệnh viện Việt Đức – Hà Nội, trong 5 ngày Tết có 749 ca nhập viện thì có tới 409 ca là do tai nạn giao thông, hầu hết các ca cấp cứu nghiêm trọng (277 trường hợp phải mổ) đều là do tai nạn xe máy tại khu vực nông thôn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là tại các vùng nông thông, người dân thiếu ý thức về các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông, hay sử dụng rựu bia, và lái xe trong tình trạng say xỉn.
Sát hại người thân trong cơn say
Rượu bia không chỉ là nguyên nhân của các vụ tai nạn hay ngộ độc, nó còn là nguyên nhân của nhiều vụ thảm án em giết anh, con giết cha, khiến những người chứng kiến không khỏi sót sa.
Đêm 25/1, vụ án mạng đau thương xảy ra trong một gia đình vào những ngày giáp Tết tại địa chỉ 528 phố Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nạn nhân là anh Nguyễn Chí Cường (SN 1964) đã bị chính là em ruột là Nguyễn Chí Mạnh (SN 1966) sát hại. Nguyên nhân vụ án do hai anh em nạn nhân Cường trước đó có uống rượu rồi xảy ra mâu thuẫn. Người đàn ông tên Mạnh đã cầm dao chém vào chân anh trai của mình. Ông Cường bị gục ngã ngay tại khu vực cầu thang, sau đó đầu đập vào tường bị chấn thương sọ não dẫn đến tử vong.
Theo thông tin từ cơ quan Công an TP Lào Cai, khoảng 21 giờ ngày 26-1, đối tượng Nguyễn Xuân Hậu trở về nhà trong cơn say rượu, bị bố để là ông Nguyễn Văn Phúc (SN 1957) mắng vì suốt ngày lêu lổng, không giúp đỡ việc gia đình. do bực tức vì bị bố mắng, Hậu đã chạy ngay xuống bếp cầm một con dao bầu và gí vào cổ bố đẻ. Trong cơn giận con ông Phúc đã mắng thêm và nói “có giỏi thì giết chết đi” thì Hậu làm thật. Hậu quả ông Phúc bị đâm thẳng vào ngực trái, do vết thương quá nặng nên bị tử vong ngay sau khi cấp cứu.
Đây là những vụ án thương tâm, đáng báo động về việc nhiều người lạm dụng rượu, bia. Đặc biệt trong những ngày Tết.
Theo Xahoi
Nam thanh niên tử vong sau 4 ngày uống rượu
Trung tâm chống độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai chiều 3/2 cho biết nam thanh niên 32 tuổi sau hơn 1 ngày điều trị nhưng không mang lại hiệu quả, sức khỏe ngày càng xấu đi.
Các bác sĩ dự báo số ca ngộ độc rượu sẽ còn tăng cao trong Tháng Giêng- "tháng ăn chơi"
Tử vong sau 3 ngày "thử" các loại rượu
Trung tâm chống độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai chiều 3/2 cho biết nam thanh niên 32 tuổi ở huyện Thanh Trì, Hà Nội đã được gia đình xin về vào chiều mùng 4 Tết sau hơn 1 ngày điều trị tích cực nhưng sức không mang lại hiệu quả, sức khỏe ngày càng xấu đi.
Theo bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm chống độc, trước đó ngày 2/2 (chiều 3 Tết) nam thanh niên này đã được người thân đưa vào viện trong tình trạng say rượu, vật vã, kích thích, rối loạn tri giác, tổn thương não, huyết áp tụt sâu, toan chuyển hóa máu, tổn thương gan thận. Các bác sĩ đã cho bệnh nhân thở máy và lọc máu liên tục.
Theo người nhà bệnh nhân cho biết, từ ngày 30 Tết nam thanh niên này uống rất nhiều loại rượu, từ rượu tự nấu, rượu nhập khẩu đến các loại rượu ngâm, rượu thuốc... Đến ngày thứ 3 thì xuất hiện các biểu hiện nói trên nên người nhà vội vàng đưa đến bệnh viện.
Bác sĩ Chính cho biết dù chưa có kết quả xét nghiệm nồng độ methanol trong máu nhưng các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân này hoàn toàn giống với người bị ngộ độc cồn công nghiệp. Đây là 1 trong số 5 trường hợp ngộ độc rượu phải nhập viện cấp cứu và điều trị trong 4 ngày Tết nguyên đán vừa qua. Những trường hợp còn lại sau khi được điều trị, sức khỏe đã ổn định và được xuất viện.
Ngộ độc rượu tăng trong "tháng ăn chơi"
Theo TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, trong vòng 1 tháng qua Trung tâm đã tiếp nhận hàng chục bệnh nhân ngộ độc rượu. Đáng nói là hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán tỉ lệ bệnh nhân ngộ độc rượu gia tăng đáng kể, trong đó nhiều trường hợp phải điều trị kéo dài. "Có thể tới đây số ca ngộ độ rượu sẽ còn tăng mạnh do "tháng Giêng là tháng ăn chơi" và đây là thời điểm các doanh nghiệp, công ty, cơ quan hoặc bạn bè tụ tập liên hoan"- TS Duệ lo ngại.
Cũng theo TS Duệ, số ca ngộ độc rượu tăng lên là do người dân uống quá nhiều rượu, đặc biệt là rượu không có nguồn gốc rõ ràng hoặc rượu được pha bằng cồn công nghiệp. Tuy vậy nhiều người chủ quan cho rằng say rượu không nguy hiểm.
Thực tế say rượu chính là ngộ độc rượu và tùy mức độ khác nhau ngộ độc rượu có thể gây nguy hại cho sức khỏe thậm chỉ tử vong. Giới chuyên môn cảnh báo say rượu không đơn giản như nhiều người nghĩ, uống say, mệt chỉ 1-2 ngày là hết, sức khỏe sẽ trở lại bình thường. Nhưng nhiều trường hợp ngộ độc rượu đã dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như suy gan, suy thận, tiêu cơ vân, thậm chí tử vong.
"Thậm chí có những bệnh nhân nồng độ cồn công nghiệp trong máu tại thời điểm nhập viện không cao nhưng sau đó lại nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê, suy đa tạng. Nguyên nhân do methanol đã chuyển chuyển hóa thành axit, xâm nhập vào gan thận. Với những trường hợp này nguy cơ tử vong rất cao, còn nếu cứu sống thì cũng để lại nhiều di chứng như mù, suy thận"- bác sĩ Chính cảnh báo.
Uống rượu trong dịp lễ, tết, trong những cuộc vui là phong tục truyền thống rất khó cấm được, nhất là trong "tháng ăn chơi". Để phòng ngộ độc rượu, các bác sĩ Trung tâm chống độc khuyến cáo, khi uống nên chọn loại rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Từng cơ địa của mỗi người mà có những ngưỡng khác nhau, tuy nhiên, người có sức khỏe bình thường, ít uống rượu cũng không nên uống quá 30ml rượu mạnh (loại 40độ)/ngày và nếu uống bia không nên quá 700ml/ngày. Với rượu vang cũng chỉ nên sử dụng 1- 2 ly rượu/ngày. Để phòng tránh ngộ độc rượu, khi uống rượu phải ăn cơm và các thức ăn khác, tránh để bụng đói, gặp lạnh vì dễ bị cảm lạnh, nguy hiểm đến tính mạng.
Nên đưa người bị say rượu đến các cơ sở y tế nếu có các biểu hiện lơ mơ, vật vã
Theo TS Duệ, khi có người thân say rượu, cần đưa người đó vào chỗ kín gió nghỉ ngơi, tránh để bị kích động. Sau đó người nhà phải có sự theo dõi đề phòng người đó hôn mê sâu.
Trong trường hợp người uống rượu rơi vào tình trạng lẫn lộn, gọi không thưa, nói không ra tiếng, thở khò khè, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn và đau bụng; có biểu hiện co giật, thở không đều, chân tay co quắp... cần đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu, tránh xảy ra biến chứng hạ đường huyết làm mất não khiến bệnh nhân tử vong hoặc mất trí nhớ, liệt; hạ kali (do nôn quá nhiều) gây ngưng tim.
Theo Xahoi
Đừng để phải vào viện ăn Tết Dịp Tết tiêu thụ nhiều rượu, thực phẩm hơn hẳn ngày thường, nguy cơ ngộ độc vì thế cũng tăng theo. Tự chế biến đồ ăn cũng bị ngộ độc PGS.TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, kỳ nghỉ Tết càng kéo dài, lượng thực phẩm được tiêu thụ càng nhiều thì số lượng bệnh...