Ngày Tết du ngoạn Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Trong cái lạnh se sắt của đất trời, khi đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên trong lòng giữa khung cảnh thiên nhiên mộc mạc và trong lành.
Thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tọa lạc trên một quả đồi ở lưng chừng núi Tam Đảo thuộc thôn Đền Thỏng, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba thiền viện lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Cứ vào dịp Tết, du khách thập phương đều tìm đến đây để chiêm bái và cầu mong những điều tốt đẹp cho một năm mới.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được xây dựng mới trên chính nền tảng của Thiên Ân thiền tự cổ, có lối kiến trúc mang dấu ấn của một ngôi chùa Việt. Bạn phải leo qua hàng trăm bậc đá mới đến được cổng tam quan, sau đó mới vào được chùa.
Thiền viện có tòa Đại Hùng Bửu Điện – là tòa chính điện nằm ở trung tâm, cao 17 m, diện tích 675 mét vuông, có sức chứa 600 người. Đây là nơi dành cho Phật tử và khách hành hương chiêm bái hoặc nghe giảng về Phật pháp.
Nhờ được bao phủ bởi hệ thống thiên nhiên đa dạng và hoang sơ, thiền viện như một khu tách biệt với thế giới bên ngoài. Từ dưới chân núi, bạn sẽ nhìn thấy các tòa tháp thấp thoáng sau những rặng cây và bí ẩn một cách lạ thường.
Phóng tầm mắt từ trên tòa Bửu Điện, bạn sẽ bắt gặp tượng đức Phật Quan Âm Bồ Tát. Giữa khung cảnh thiên nhiên, nét mặt và ánh mắt từ bức tượng như xóa nhòa mọi mệt nhọc và lo toan trong cuộc đời thường của bất kỳ ai.
Video đang HOT
Bên phải chính điện là Lầu Trống. Thân trống làm bằng một khối gỗ mít rừng Gia Lai có đường kính 1,3 m, dài 2 m. Bên trái là Lầu Chuông. Quả chuông có cân nặng là 2 tấn được đúc từ một làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Huế.
Tiếng trống ngân vang như mang đi mong cầu của con người đến với đức Phật, cầu mong một năm mới sung túc, an vui.
Không chỉ tham quan hoặc dâng hương, du khách còn có cơ hội được đắm mình trong không gian yên tĩnh, tôn nghiêm với không khí trong lành, gió núi mát mẻ và bạt ngàn màu xanh cây cỏ.
Với mỗi người, chuyến hành hương Tây Thiên là một sự đến hay trở về, song cả hai hành trình đều tràn ngập niềm hỷ lạc, an bình tự tại. Cảnh sắc thiên nhiên sơn kỳ thủy tú, hùng vĩ, thanh bình và ngoạn mục đẹp trong từng giây, từng khoảnh khắc sẽ để lại trong lòng bạn nhiều xúc cảm.
Ngoài ra, trong thiền viện còn có một gian nhà chuyên bán các loại sách, kinh về Phật pháp và cả những món quà lưu niệm được sản xuất tại chùa. Bạn có thể mua một vài món đồ để làm quà cho gia đình hoặc bạn bè.
Sau khi thăm thiền viện, du khách còn có thể đi tham quan khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự, đi cáp treo lên núi thăm chùa Tây Thiên, đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, đền Cô, đền Cậu, Đền Thõng, thác Bạc…
Theo VNExpress
4 thiền viện nổi tiếng nhất Việt Nam
Không chỉ mang đến cảm giác an nhiên tự tại, Trúc Lâm Tây Thiên, Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Đà Lạt còn say đắm lòng người với bức tranh sơn thủy hữu tình, cảnh quan tuyệt đẹp.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Vĩnh Phúc thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử tọa lạc tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 85 km về phía tây.
Truyền thuyết kể rằng, khoảng thế kỷ thứ 3, có một vị hòa thượng tên là Khương Tăng Hội dừng chân ở đây, dựng chùa truyền giáo, vì thế nơi đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Ảnh: phatgiao.
Thiền viện được khởi công xây dựng từ ngày 4/4/2004, hoàn thành vào ngày 25/11/2005 với kinh phí 30 tỷ đồng. Đây là thiền viện được xây dựng nhanh nhất với kinh phí thấp nhất. Lý do của đều này là nhờ sự góp công của người dân, các thợ thủ công và các làng nghề. Về thiết kế, thiền viện mang đậm dấu ấn, kiến trúc chùa Việt Nam đương đại với cổng Tam Quan, những họa tiết, chi tiết điêu khắc tinh tế và sắc sảo. Ảnh: Giacngo.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm trong khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung, TP Cần Thơ. Thiền viện được công xây dựng vào ngày 16/7/2013, tổng diện tích là 38.016 m2, kinh phí khoảng 145 tỷ. Với diện tích như vậy, đây là thiền viện lớn nhất miền Nam. Ảnh: commons.
Chính điện lợp ngói tám mái theo theo phong cách nhà Trần. Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách Lý triều. Lầu trống, gác chuông lợp ngói mười hai mái... Ảnh: Commons.
Ngoài tượng Phật Thích Ca bằng đồng, toàn bộ hệ thống tượng thờ tại đây đều bằng gỗ thủy tùng. Khuôn viên thiền viện được bày trí các gian nhà rất cân đối gồm Quan Âm điện, Di Lặc điện (Thủy tạ), chùa Một Cột, giảng đường, khách đường, trai đường, thư viện, phòng đông y Nam dược... Ảnh: Commons.
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Chính điện có diện tích 192 m2. Giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2 m, tay phải cầm cành hoa sen. Bên phải là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Phía bên phải của chính điện là lầu chuông với quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn. Ảnh: dulichdalat.
Thiền viện hút du khách với vẻ uy nghiêm của một ngôi chùa nổi tiếng, không gian thoáng đãng và những thảm hoa rực rỡ khoe sắc.
Ngoài viếng cảnh chùa, nếu thích, du khách có thể đăng ký tour khám phá vẻ đẹp hồ Tuyền Lâm với mặt nước mênh mông, tiểu đảo đầy thông hay khám phá Đà Lạt từ trên cao với hệ thống cáp treo nối đèo Robin với thiền viện. Ảnh: vietnamdicoveries.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn gọi là Chùa Lân, Long Động Tự thuộc thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là ngôi chùa do vua Trần Nhân Tông cho tôn tạo, xây dựng vào năm 1293. Tương truyền ngày đó, ba vị sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết pháp. Ảnh: Panoramio.
Chùa nằm trên một quả đồi có hình dáng một con lân nằm phủ phục. Hiện ngõ chùa vẫn còn lưu dấu tích xưa với ngõ dài, rộng, hai bên có nhiều tháp mộ các nhà sư. Ảnh: wikimedia.
Các công trình chính của chùa gồm chính điện, nhà thờ Tổ, lầu trống, lầu chuông, nhà tăng, La Hán đường... Đặc biệt, chùa có tượng đồng Thích ca mâu ni nặng gần 4 tấn và tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng gỗ dáng hương nặng khoảng 3,2 tấn. Ngoài ra, nơi đây cũng có quả cầu được trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác định là quả cầu Như ý lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Panoramio.
Theo Zing
Khám phá sắc xuân rẻo cao từ 2,49 triệu đồng Du khách sẽ được chiêm ngưỡng hoa gạo nổi lửa, đào rừng thắm sắc cùng nhiều lễ hội vào mùa xuân tại vùng Đông - Tây Bắc Việt Nam. Giá gốc:5.290.000 đồng Giá khuyến mại:từ 2.490.000 đồng Áp dụng từ ngày 9/2 đến 17/3 Vùng Đông - Tây Bắc Việt Nam vào tháng 3, tháng cuối cùng của mùa xuân ngập trong màu...