“Ngày tận thế” của nhà hàng Mỹ khi đại dịch Covid-19 càn quét
Nhiều nhà hàng buộc phải đóng cửa vĩnh viễn và rơi vào tình trạng khó khăn như “ngày tận thế” khi đại dịch Covid-19 càn quét khắp nước Mỹ.
Nhà hàng Beachwood BBQ của Gabriel Gordon phải đóng cửa vì dịch Covid-19. (Ảnh: AFP)
Đối với Gabriel Gordon và vợ ông, Lena, nhà hàng nhỏ được họ mở cách đây 14 năm tại thị trấn Seal Beach, bang California là một giấc mơ và là nền móng cho thành công của họ trong tương lai.
Nhưng cuối tuần này, nhà hàng Beachwood BBQ của vợ chồng Gordon đã phải đóng cửa vĩnh viễn, đánh dấu thiệt hại tiếp theo do đại dịch Covid-19 gây ra đối với hàng loạt nhà hàng trên khắp nước Mỹ.
“Nhà hàng này mở ra mọi thứ cho chúng tôi và cho chúng tôi một cuộc sống tốt đẹp”, Gordon, 43 tuổi, cho biết.
Hiện Gordon tập trung mọi nỗ lực vào một nhà hàng khác và 3 cơ sở ủ bia do ông sở hữu.
“Nhà hàng đó là nơi đã cho chúng tôi một cuộc sống tốt đẹp. Thật đau lòng khi chứng kiến cảnh nó phải đóng cửa”, Gordon chia sẻ.
Theo Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia của Mỹ, nhà hàng là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 tại Mỹ, với thiệt hại được ước tính lên tới 240 tỷ USD vào cuối năm nay.
“Đây là thời điểm tận thế của ngành nhà hàng”, Sean Kennedy, phó chủ tịch điều hành các vấn đề công cộng của Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Mỹ, nói với AFP.
“Chúng tôi là ngành đầu tiên đóng cửa và là ngành cuối cùng hồi phục sau đại dịch, bởi vì chúng tôi sẽ không thể hoạt động cho tới khi các hãng hàng không được khôi phục, các khách sạn được khôi phục và ngành du lịch quay trở lại”, ông Kennedy cho biết.
Video đang HOT
Tính đến ngày 10/7, 26.160 nhà hàng đã đóng cửa trên toàn nước Mỹ, trong đó 60% (15.770 nhà hàng) đóng cửa vĩnh viễn.
Tác động của làn sóng đóng cửa nhà hàng được cảm nhận rất rõ tại các thành phố lớn, nơi trông cậy vào ngành du lịch trong các tháng hè để “nuôi” những tháng còn lại trong năm.
Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, nước này ghi nhận gần 158.000 người chết và hơn 4,7 triệu ca mắc Covid-19.
“Giống như mất đi người nhà”
“Các thành phố như Los Angeles… phụ thuộc vào lượng khách du lịch, hội họp, nghỉ dưỡng, trăng mật… để thúc đẩy hoạt động của các nhà hàng. Chỉ khi các nhóm trên được khôi phục, chúng ta mới có thể chứng kiến các nhà hàng hoạt động bình thường”, ông Kennedy nhận định.
Chỉ tính riêng tại bang California, số liệu thống kê đã cho thấy thực trạng đáng báo động. Theo Sharokina Shams, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề công cộng tại Hiệp hội Nhà hàng California, khoảng 1,4 triệu người làm việc tại nhà hàng trước đại dịch, trong 4 tháng qua khoảng 1 triệu người đã bị sa thải hoặc cho nghỉ phép.
“Chúng tôi dự đoán 30% nhà hàng tại California sẽ đóng cửa vĩnh viễn do đại dịch. Hai cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây nhất liên quan tới ngành này là cuộc suy thoái vào năm 2008 và hai năm sau vụ (khủng bố) 11/9. Lần này còn khủng khiếp hơn nhiều”, bà Shams nói.
Bà Madelyn Alfano, 62 tuổi, là chủ sở hữu của Maria’s Italian Kitchen – một chuỗi nhà hàng tại khu vực Los Angeles. Bà đã phải đóng cửa 2 cửa hàng và đang vật lộn để duy trì hoạt động của các cửa hàng còn lại.
“Việc đó giống như mất đi một thành viên trong gia đình vậy… Đó là phao cứu sinh, là đam mê của tôi và có cảm giác giống như thất bại. Tôi có thể ví chuyện này giống như ai đó bị bệnh và bác sĩ nói rằng, “chúng tôi phải cắt bỏ chân của bà để bà có thể tiếp tục sống”", bà Alfano chia sẻ.
Bà Alfano cho biết khi đại dịch Covid-19 tràn tới, hoạt động kinh doanh của bà sụt giảm 50% trong một đêm. Tương tự các nhà hàng khác, bà phải nhanh chóng thích nghi với thực trạng mới.
“Khi tôi nói với mọi người về lợi nhuận ròng của nhà hàng, họ nói với tôi rằng tôi hoàn toàn điên rồ khi làm như vậy. Vào mỗi buổi sáng, bạn không biết ngày hôm đó sẽ mang lại những gì… và là chủ một nhà hàng, bạn không thể thể hiện sự sợ hãi. Vượt qua nghịch cảnh là điều rất quan trọng”, bà Alfano nói.
Đối với Gordon, đại dịch Covid-19 đã buộc ông và những người khác làm việc trong ngành nhà hàng phải suy ngẫm lại nhịp độ cuộc sống và giữ nhịp độ chậm lại.
“Nhiều người trong số chúng tôi nói rằng “Tại sao chúng ta cần phải mở cửa 6 hoặc 7 ngày một tuần”. Điều đó khiến chúng tôi suy nghĩ lại về toàn bộ mô hình kinh doanh của mình”, ông Gordon nói.
Đám tang bị ghẻ lạnh của kẻ ám sát Kennedy
Lễ mai táng Lee Harvey Oswald thiếu người hộ tang đến mức phóng viên đến đưa tin phải làm người khiêng quan tài bất đắc dĩ.
Paul Groody là giám đốc Nhà tang lễ Miller ở Dallas, bang Texas, Mỹ. Một ngày tháng 11/1963, ông nói với các phu đào mộ rằng họ đang chuẩn bị cho tang lễ của William Bobo. Thực tế, Bobo, cao bồi 75 tuổi ở Fort Worth, còn khỏe mạnh và đang ngồi tại một chiếc bàn trong nhà tang lễ.
Khi Groody gọi điện đặt vòng hoa tang, ông yêu cầu người bán hoa đề tên Bobo. Lúc ông chọn một bộ vest màu nâu để khâm liệm, các phóng viên túc trực tại nhà tang lễ để săn tin dò hỏi ông nó dành cho ai. "Bobo", ông trả lời.
Lee Harvey Oswald (giữa) bị bắt thắng 11/1963. Ảnh: AFP.
Groody đang nói dối. Bộ đồ này không dành cho Bobo. Hoa tang, huyệt mộ, 8 cảnh sát và hai con chó đứng gác ở nhà tang lễ cũng không. Một số cảnh sát đi cùng Groody khi ông đến Bệnh viện Parkland ngày 24/11/1963 để nhận thi thể Lee Harvey Oswald, sát thủ khét tiếng nhất nước Mỹ, kẻ đã ám sát Tổng thống John F. Kennedy hai ngày trước đó.
Oswald bị bắt với cáo buộc bắn chết Kennedy khi Tổng thống đang ngồi trên xe mui trần diễu hành qua Dealey Plaza tại thành phố Dallas, Texas ngày 22/11/1963. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau, Oswald bị chủ hộp đêm Jack Ruby bắn khi đang được chuyển từ nhà tù thành phố tới nhà tù hạt.
Tại Bệnh viện Parkland, cũng là nơi Kennedy được đưa đến cấp cứu, Oswald chết 105 phút sau khi bị bắn. Chưa thi thể nào khiến Mật vụ, FBI và các quan chức địa phương đau đầu đến vậy. Oswald rõ ràng là mục tiêu bị căm ghét khi anh ta còn sống. Và khi anh ta đã chết, chính quyền lo ngại sẽ có những người đến hủy hoại xác chết.
Lực lượng hành pháp bí mật gọi điện cho Groody, quản lý nhà tang lễ ở Fort Worth. Ông nhận xác Oswald vào đêm 24/11/1963 và lên kế hoạch chôn cất vào hôm sau. Nhưng có một số vấn đề.
Vấn đề thứ nhất là tìm người cử hành tang lễ. Không ai nguôi ngoai được nỗi tức giận để tới tiễn đưa kẻ khiến cả đất nước đau buồn. Hai mục sư giáo hội Luther ban đầu đồng ý chủ trì lễ tang, nhưng sau đó rút lui khi Groody thông báo đám tang được tổ chức ngoài trời, vì lo sợ về nguy cơ bắn tỉa. Cuối cùng, Đức cha Louis Saunders, từ Hội đồng Giáo hội địa phương, là người duy nhất đồng ý giúp đỡ.
Người nhà của Lee Harvey Oswald dự đám tang tháng 11/1963. Ảnh: AP.
Khi gia đình Oswald xuất hiện để cử hành tang lễ lúc 16h chiều, Groody gặp một vấn đề khác. Ngoài lực lượng hành pháp, không ai khác ngoài vợ, mẹ và anh của Oswald dự đám tang, không bạn bè hay thành viên nào khác trong gia đình có thể làm người khiêng quan tài. Vì vậy, Groody phải nhờ đến nguồn nhân lực dồi dào là các phóng viên. Nhờ được âm thầm báo tin, hàng chục phóng viên tập trung để chứng kiến và chụp ảnh lễ mai táng kẻ ám sát Kennedy.
Groody ngỏ lời với Preston McGraw, phóng viên địa phương mà ông đã quen biết từ trước. McGraw đồng ý giúp khiêng quan tài. Michael Cochran, phóng viên AP tại Fort Worth, ban đầu từ chối nhưng đổi ý khi thấy McGraw nhận lời. Một phóng viên khác, Jack Moseley, khiêng quan tài được vài bước trước khi bỏ cuộc. Anh không thể chấp nhận được việc phải đưa tên sát nhân về nơi yên nghỉ.
Cuối cùng, ít nhất 7 phóng viên tham gia khiêng quan tài. "Bà Oswald nói với tôi rằng con trai bà, Lee Harvey, là người tốt bụng và bà yêu cậu ấy", Saunders nói. Quan tài được mở ra để gia đình Harvey nhìn mặt anh ta lần cuối trước khi hạ huyệt.
Các phóng viên khiêng quan tài Lee Harvey Oswald tháng 11/1963. Ảnh: AP.
Vào ngày kỷ niệm 4 năm Kennedy bị ám sát, bia mộ của Oswald tại nghĩa trang Rose Hill bị lấy trộm. Khi nó được tìm lại, mẹ của Oswald, Marguerite, thay thế nó bằng bia mộ mới và giữ cái cũ trong nhà.
Khi Marguerite qua đời năm 1981, bà được chôn trong phần mộ cạnh con trai. Cùng năm đó, thi thể Oswald được khai quật sau khi nhiều người lan truyền thuyết âm mưu rằng Oswald không thật sự nằm trong mộ. Sau khi chứng minh thuyết âm mưu đó là sai, Oswald được chôn cất một lần nữa.
Vì chiếc quan tài đã bị mục, nhà tang lễ Miller, đã được đổi tên thành Baumgardner, nói với Robert, anh của Oswald, rằng họ sẽ đặt thi hài vào quan tài mới. Robert đồng ý, cho rằng cái cũ sẽ bị phá hủy.
Nhưng sự thực không phải vậy. Robert không biết rằng nhà tang lễ đã bán đấu giá chiếc quan tài gốc vào năm 2010. Năm 2015, một thẩm phán ra phán quyết rằng nhà tang lễ cần bồi thường cho Robert hơn 87.000 USD và trả lại quan tài cho gia đình.
Phóng viên Cochran vẫn nhớ những lời đồng nghiệp Jerry Flemmons thuyết phục ông khi ông đắn đo suy nghĩ có nên nhận lời làm người khiêng quan tài bất đắc dĩ hay không: "Cochran, nếu chúng ta định viết bài về đám tang của Lee Harvey Oswald, chính chúng ta phải chôn cất gã khốn đó".
Cách các tổng thống Mỹ đối phó biểu tình Trump tuyên bố dùng "pháp luật và trật tự" để đối phó làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc, còn Kennedy đọc diễn văn đề xuất luật nhân quyền. Dù nói rằng cảm thông với người biểu tình ôn hòa, Donald Trump, Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, vẫn đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự và thúc giục...