Ngay sau ngày cưới, mẹ chồng đã bảo như này khiến tôi giật mình đáp trả…
Mẹ chồng sau khi nghe con dâu nói vậy thì im lặng và đi xuống nhà luôn. Trước khi đi, bà vẫn làu bàu rằng, gửi ngân hàng thì yên tâm hơn nhưng chẳng an toàn bằng để ở két trong nhà mình.
Tôi là người sống rất thật, không màu mè nên cũng muốn người khác sống thật với mình. Vậy mà vừa về nhà chồng tôi đã bị 1 phen nhớ đời.
Tôi lấy chồng năm 25 tuổi, còn chồng tôi 30 tuổi. Gia đình nhà chồng tôi khá giàu có vì mấy đời buôn bán bất động sản có tiếng ở Hà Nội. Còn gia đình tôi, cả bố mẹ đều làm giáo viên (bố dạy cấp 2 còn mẹ làm cô giáo mầm non) nên kinh tế cũng chẳng dư dả gì.
Ngày tôi cưới, mọi người đều xuýt xoa cho thân phận đứa con gái lấy được chồng giàu như tôi: “Thế mà vớ được anh chồng tươm quá”. Có người còn ác miệng nói tôi: “Lừa được anh giai thành phố con nhà giàu”…
Cứ ngỡ lấy được người mình yêu như thế là đủ. Nào ngờ, lấy được chồng rồi, yếu tố gia đình chồng, bố mẹ chồng cũng rất quan trọng. Ảnh minh hoạ.
Tất cả những lời xì xào ấy với tôi không quan trọng vì thứ tôi tìm thấy ở chồng là con người của anh ấy. Một người đàn ông đủ làm tôi tin tưởng trao gửi cả cuộc đời. Anh là con nhà giàu nhưng sống rất giản dị và tình cảm. Đó chính là mẫu người đàn ông tôi tìm kiếm bấy lâu.
Cứ ngỡ lấy được người mình yêu như thế là đủ. Nào ngờ, lấy được chồng rồi, yếu tố gia đình chồng, bố mẹ chồng cũng rất quan trọng. Tôi không may gặp ngay một bà mẹ chồng, tính toán, tiết kiệm. Thế nên cuộc sống hôn nhân của tôi cứ mỗi ngày một ngột ngạt và không được suôn sẻ như tôi nghĩ ban đầu.
Tôi bị tổn thương ngay từ ngày đầu tiên bước chân về làm dâu nhà anh. Còn nhớ, chúng tôi đã có một tiệc cưới hoành tráng với cả trăm mâm cỗ đặt ở nhà hàng sang trọng. Chưa kể, mớ trang sức mà mẹ chồng đứng ra trao cho tôi trên khán đài khiến bao con mắt trầm trồ, ngưỡng mộ.
Video đang HOT
Nào là kiềng, là lắc, là nhẫn, bông tai lại còn cả 1 quyển sổ tiết kiệm 500 triệu. Tôi nhận quà mà thực sự bất ngờ, không nghĩ nhà chồng lại trao cho vợ chồng tôi nhiều quà đến thế. Nhưng hoá ra, sự thật lại hoàn toàn khác.
Ngay sau cưới 1 tuần, khi vợ chồng tôi đang ở phòng nghỉ ngơi thì mẹ chồng tôi gõ cửa nói có chuyện muốn bàn với 2 vợ chồng. Mẹ vào đột ngột khiến tôi hồi hộp và lo lắng ra mặt.
Ngồi 1 lát mẹ chồng tôi bảo: “Số trang sức hôm cưới mẹ trao trước mọi người chỉ là trao lấy lệ thôi chứ vội quá mẹ đã mua được đâu. Mà có mua thì sợ sau này lỗ vốn, giá vàng đang lên. Thế nên đấy toàn là đồ dùng tạm của cô út và dì”.
Bà mới chỉ nói đến vậy, đứa con dâu dù trẻ người non dạ là tôi cũng đã hiểu bà muốn nói gì. Vì thế, tôi đã biết mình phải làm gì. Tôi lập tức gửi lại mẹ toàn bộ số vàng mà bà đã trao.
Chưa hết, bà còn bảo: “Cuốn sổ tiết kiệm 500 triệu thì mẹ vay lại để đầu tư vào mối làm ăn sắp tới, khi nào các con cần mẹ sẽ gửi lại”. Tôi lại ngoan ngoãn trao trả mẹ chồng cả cuốn sổ mà không ý kiến nửa lời.
Tưởng đưa hết trả bà mọi thứ là xong, bà còn nói thêm ra cái vẻ muốn tôi đưa hết tiền vàng bên nhà ngoại cho khi nói: “Tiền vàng hồi môn, các con nhớ giữ cẩn thận. Giờ chưa phải dùng đến nhiều tiền, mà khoản này ai cũng biết rồi. Để đó dễ bị người dưới quê hỏi vay. Lúc ấy chẳng lẽ lại không cho vay, mà cho vay thì biết đời nào lấy lại được…”.
Dù thừa hiểu ý tứ của mẹ chồng nhưng tôi vẫn nhất quyết giả bộ không hiểu và không gửi tiền vàng còn lại của mình cho bà. Tôi cũng nhanh nhẩu nói: “Con cũng nghĩ vậy mẹ à nên 2 hôm vừa rồi, con đã đem hết tiền cưới và vàng gửi ở ngân hàng rồi ạ. Ai hỏi mượn, con sẽ lựa lời nói đã gửi không rút ra được”.
Tôi lập tức gửi lại mẹ toàn bộ số vàng mà bà đã trao. Ảnh minh hoạ.
Mẹ chồng sau khi nghe con dâu nói vậy thì im lặng và đi xuống nhà luôn. Trước khi đi, bà vẫn làu bàu rằng, gửi ngân hàng thì yên tâm hơn nhưng chẳng an toàn bằng để ở két trong nhà mình.
Thật sự, thấy mẹ chồng như vậy tôi cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương ghê gớm. Bỗng nhiên tôi thấy hụt hẫng, buồn chán. Buồn chán không phải vì tôi không được nhận số vàng từ nhà chồng mà là vì tôi biết cuộc sống hôn nhân trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm dâu một gia đình sống với phương châm “tiền là tất cả”.
Ngay từ ngày đầu tiên ấy, tôi đã bị ác cảm với mẹ chồng. Làm sao để sống bình thường với bà bây giờ. Cuộc sống mới của tôi mới chỉ bắt đầu, tôi có nên sống kiểu bằng mặt nhưng không bằng lòng không hay cố tình nịnh chồng phải ra riêng?
Theo Emdep
Đến chăm con dâu ở cữ mà mẹ chồng mình hết xem phim lại nằm ngủ, bát ăn cơm xong cũng đến tay mình rửa
Mẹ chồng của mình ở nhà cả ngày hết xem phim lại nằm ngủ, đến bát ăn xong cũng vứt chỏng chơ để mình phải bò dậy rửa. Bà bế cháu 1 lúc lại than cháu nặng nên bế trẹo vai, đau lưng.
Mới sinh con được gần 1 tháng nhưng mình đã ức chế đến mức muốn bị trầm cảm. Người ta sinh con xong thì được gia đình nội ngoại săn đón, còn mình thì phải tự túc lo cho bản thân và đứa con đỏ hỏn từ đầu đến cuối.
Nghĩ lại mới thấy mình lấy chồng xa là dại dột. Nhà mẹ đẻ của mình cách nhà chồng hơn 300km. Lúc xin cưới, bố mẹ mình không ai đồng ý vì không muốn gả con gái xa nhà. Nhưng tuổi trẻ bồng bột, lại đang yêu nhau say đắm nên mình bất chấp mọi thứ để xin bố mẹ cho kết hôn bằng được. Lấy nhau về mới thấy cuộc sống hôn nhân không bao giờ là màu hồng như mình vẫn nghĩ.
Kết hôn xong, mình và chồng được bố mẹ chồng cho miếng đất xây nhà. Cộng cả tiền cưới và tiền vay mượn, dành dụm thêm thì vợ chồng mình đủ tiền để xây căn nhà vững chãi. Những ai làm nhà rồi chắc sẽ hiểu hoàn cảnh của mình, khi làm nhà mới vỡ ra nhiều khoản mà trước đó không tính trước được. Vợ chồng mình cũng thế, chật vật mãi mới xây xong căn nhà mà không được bố mẹ chồng phụ giúp đồng nào.
Lấy nhau về mới thấy cuộc sống hôn nhân không bao giờ là màu hồng như mình vẫn nghĩ. (Ảnh minh họa)
Xây nhà xong, vợ chồng mình nợ nần chồng chất. Mình mang bầu nhưng cũng không dám mua đồ ăn ngon và đắt tiền để ăn. Vậy mà lần nào mẹ chồng của mình sang nhà con trai chơi cũng mang túi nilon sang trút thức ăn ở tủ lạnh nhà mình mang về. Mình thật sự rất giận trước hành động ấy của mẹ chồng bởi vì nó không chỉ xảy ra 1 lần.
Đã vậy có hôm mẹ chồng mình còn cầm cả hộp vitamin bầu của mình về nhà cho con gái uống tẩm bổ mà không nói với mình. Mãi đến khi mình hỏi bà mới chống chế là chị chồng mình thai yếu hơn nên bà mới tiện tay mang về. Mình giận lắm nhưng chẳng lẽ vì hộp thuốc vài trăm nghìn mà làm to chuyện?
Khi mình sinh con, mẹ chồng cũng không giúp được gì. Chồng mình lại đi công tác chưa về nên mọi việc đều tự mình lo cả. Ai sinh mổ cũng hiểu những ngày đầu vận động sẽ rất đau. Thế nhưng mình phải tự dỗ con, bế con và lo vệ sinh cho bản thân vì mẹ chồng mình đi chăm con dâu nhưng suốt ngày chỉ ăn và ngủ, nếu không cũng ra hành lang nói chuyện với những người khác.
Mẹ chồng của mình ở nhà cả ngày hết xem phim lại nằm ngủ. (Ảnh minh họa)
Mình sinh con được 1 tuần thì mẹ đẻ lên thăm và xin được đưa mẹ con mình về nhà để tiện chăm sóc. Nhưng bố mẹ chồng nhất quyết không cho, còn nói để mẹ con mình về sẽ mang tiếng ác với con dâu. Mẹ đẻ của mình ở được vài ngày với con cũng phải về nhà vì bố mình sức khỏe không tốt, không thể ở nhà 1 mình lâu ngày. Mình bắt đầu vật lộn với con cái và...mẹ chồng từ đấy.
Nói là sang ở với con dâu để chăm nhưng đa phần là mình phải chăm lại. Mình nhờ chồng đi chợ rồi tự dậy nấu ăn, dọn dẹp. Mẹ chồng của mình ở nhà cả ngày hết xem phim lại nằm ngủ, đến bát ăn xong cũng vứt chỏng chơ để mình phải bò dậy rửa. Bà bế cháu 1 lúc lại than cháu nặng nên bế trẹo vai, đau lưng. Cuối cùng mọi việc đều đến tay mình hết. Còn đi ra ngoài thì mẹ chồng mình vẫn được tiếng vì đi chăm con dâu ở cữ.
Thà mẹ chồng không chăm đã đành, đường này bà đến nhà mình nhưng ở như khách khiến mình rất ức chế. Hôm nay mình nói khéo là thấy khỏe và không cần bà ở nữa nhưng bà nói sẽ ở đến khi con mình được 3 tháng. Có lẽ ở với mình, không phải làm gì nên bà đã quen và không muốn về nữa. Mình thì không ghét mẹ chồng nhưng rất khó chịu với cách sống của bà, phải làm sao để bà về nhà và không làm phiền mình nữa đây?
Theo Afamily
Gửi những cô nàng mang danh gái "ế": Hãy cứ xem độc thân như món quà! Bởi khi còn "ế", nghĩa là bạn còn nhiều thời gian dành cho bản thân. Lâu lâu về thăm quê lại nghe cô bác xúm vào hỏi: "Gần ba mươi rồi phải không?", "Có người yêu chưa?", "Khi nào thì lấy chồng?"... Tại sao xã hội cứ đặt để gái lớn lên là phải lấy chồng? Và, phụ nữ gần băm mà vẫn...