Ngày ra tòa, cả tôi và chồng đều không ngờ đêm cuối của cuộc hôn nhân đã để lại kỳ tích
Anh khẩn khoản: “Cho anh làm chồng em hết đêm nay nhé”.
Tôi và Tuấn kết hôn với nhau cách đây 6 năm về trước. Khi ấy, tôi là giáo viên mầm non, còn Tuấn là bác sĩ đa khoa. Chúng tôi yêu nhau chưa đầy 1 năm thì kết hôn, do bố chồng của tôi khi đó bệnh nặng, ông muốn được chứng kiến con trai lấy vợ rồi mới yên tâm nhắm mắt.
Lúc đó, tôi và Tuấn còn quá trẻ để có thể bước vào ngưỡng cửa hôn nhân. Chúng tôi chưa kịp hiểu nhau đã phải về chung sống. Chưa kể mẹ chồng tôi lại là một người khó tính, không ít lần chúng tôi mâu thuẫn rồi cãi nhau cũng vì bà.
Sống với nhau được 1 năm, vợ chồng tôi bắt đầu rạn nứt. Nguyên nhân xuất phát từ việc mãi mà tôi không thể có thai, mẹ chồng tôi thì nanh nọc, hở tí là móc mỉa, xỉa xói chuyện con cái. Bà cứ bảo ngày xưa tôi phá thai hoặc ăn chơi uống nhiều thuốc nên giờ mới không thể có chửa được. Tôi thanh minh thì bà chẳng nghe. Còn chồng tôi khi ấy ham chơi, anh chẳng quan tâm đến vợ thì làm sao có thể bênh vực vợ cơ chứ?
Bà cứ bảo ngày xưa tôi phá thai hoặc ăn chơi uống nhiều thuốc nên giờ mới không thể có chửa được. (Ảnh minh họa)
Tôi cứ sống trong dày vò như vậy, cho đến khi mẹ chồng tôi mai mối vợ cho con trai mình. Đối với tôi, đó là việc không thể chấp nhận được. Chồng tôi, dù muốn hay không cũng đã đến gặp gỡ người kia để mẹ anh vừa lòng. Vì thế, sau khi anh trở về đã nhìn thấy lá đơn ly hôn mà tôi ký sẵn.
Những tháng ngày sau đó, chúng tôi sống trong day dứt và đau khổ. Tôi buồn vì chẳng sinh cho chồng được một đứa con, còn chồng tôi thì chưa đủ dũng khí để bảo vệ vợ. Đêm ấy, trước khi tôi về nhà mẹ đẻ, anh đã ôm tôi và khẩn khoản: “Cho anh làm chồng em nốt đêm nay”. Không hiểu sao tôi chẳng chống cự, có lẽ vì tôi còn yêu Tuấn, vì chính tôi vẫn không nỡ rời xa anh. Đêm cuối của chúng tôi như vậy đó.
Anh đã quỳ xuống cầu xin tôi tha thứ vì đứa con. (Ảnh minh họa)
3 tháng sau, tôi lên tòa án làm thủ tục ly hôn với Tuấn. Chúng tôi vào một quán cà phê nói chuyện trước khi tòa làm việc. Lúc ấy, Tuấn gọi cho tôi một cốc cà phê trứng. Đưa cốc cà phê lên miệng, tôi cứ buồn nôn.
Với kinh nghiệm của mình, Tuấn đưa tôi đến viện khám bệnh. Và thật sự quá bất ngờ vì tôi đã có thai. Là một bác sĩ, Tuấn biết đó là con mình. Anh đã quỳ xuống cầu xin tôi tha thứ vì đứa con. Sau khi tôi có thai, anh cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Còn mẹ chồng tôi cũng không còn hằn học như trước. Thật may mắn mọi chuyện đã được giải quyết êm đẹp như vậy.
Theo Afamily
Video đang HOT
Trên đời này, đàn bà chỉ mang nợ đúng 2 người: Càng ngẫm càng thấy cay mắt
Nhiều người vẫn cho rằng, bậc làm cha làm mẹ sinh con gái và nuôi con gái thật thiệt thòi. Bài viết này sẽ cho chúng ta thấy điều đó là có căn cứ.
Đàn bà lúc cần phải tiêu tiền thì ở nhà mẹ đẻ, lúc có thể kiếm tiền lại ở nhà chồng.
Đàn bà lúc cần chăm sóc thì ở nhà mẹ đẻ, lúc có thể chăm sóc người khác lại ở nhà chồng.
Cả đời nợ nhà mẹ đẻ nhưng việc này chưa chắc đã khiến nhà chồng cảm động.
Từ khi oa oa cất tiếng khóc chào đời đến lúc chập chững học đi, rồi khôn lớn trưởng thành, đàn bà chưa từng ăn ở nhà chồng một bữa cơm, uống ở nhà chồng một cốc nước nhưng lại phải có trách nhiệm chăm sóc gia đình họ hơn nửa cuộc đời.
Có người nói, đẻ con gái, nuôi con gái "lỗ vốn", quả chẳng sai.
Nuôi con gái giống như việc người ta tỉ mỉ cẩn thận trồng hoa suốt hơn hai chục năm, bỗng một ngày bị một gã đàn ông gọi là "con rể" mang hoa đến đưa đi mất.
Nhưng dù thế đi nữa, tình yêu mà bố mẹ dành cho con gái vẫn không bao giờ thay đổi. Chỉ cần còn sống trên đời ngày nào, họ sẽ còn bảo vệ, lo lắng cho con gái ngày đó.
Bố mẹ luôn lo con gái ăn không đủ no, áo không đủ ấm, hôn nhân không hạnh phúc, bị người khác bắt nạt... Vậy nhưng họ chưa bao giờ đòi hỏi báo đáp, chỉ mong con gái đi lấy chồng có thể thường xuyên về thăm nhà.
Vì thế, trên đời này đàn bà chỉ nợ có 2 người mà thôi, một là bố và hai là mẹ! Những người khác, chồng, con hay bạn bè, đàn bà chẳng nợ ai trong số họ.
Ảnh minh họa.
Vì sao ư?
Vì với chồng
Đàn bà yêu chồng không phải vì mang nợ anh ta.
Khi chồng say, vợ là người nấu canh giã rượu.
Khi chồng mệt, vợ là người chuẩn bị cơm nước, chồng chỉ việc ăn.
Khi chồng bận, vợ là người thay chồng chăm sóc bố mẹ chồng.
Vì yêu chồng mà người vợ tình nguyện sinh cho anh ta những đứa con và nuôi nấng chúng nên người.
Vì yêu chồng mà người vợ tình nguyện từ bỏ cả những thú vui riêng.
Cũng vì thế mà đàn bà luôn mong mỏi được chồng đáp lại, được yêu thương, được nâng niu, tôn trọng.
Với con cái
Người đàn bà yêu con không phải vì họ nợ chúng.
Khi các con tập đi, mẹ là người vui hơn ai hết.
Khi các con ốm sốt, mẹ là người lo lắng nhất trong nhà.
Khi các con ra ngoài, mẹ là người thấp thỏm không yên.
Người đàn bà tình nguyện dành cả cuộc đời để yêu thương chăm lo cho con cái.
Chính vì thế, làm con hãy đừng ngần ngại nói lời yêu thương với mẹ mình.
Ảnh minh họa.
Với bạn bè
Đàn bà đối tốt với bạn bè cũng không phải vì họ nợ những người đó.
Khi bạn buồn, tôi luôn là người đầu tiên đến bên an ủi bạn.
Khi bạn thành công, tôi thực lòng cảm thấy vui thay cho bạn.
Nếu không may có một ngày bạn sa cơ lỡ vận, tôi vẫn ở bên bạn, mở rộng cửa đón bạn đến nhà.
Tháng năm rất dài, chỉ mong có bạn luôn bên cạnh để chia vui với tôi khi thành công và chia sẻ với tôi những lúc buồn!
Theo phunugiadinh.vn
Tôi vừa trải qua cơn "thập tử nhất sinh" trên bàn đẻ, mẹ chồng ép tôi phải ly hôn vì một lý do quá quắt chưa từng thấy Tôi nghĩ nhiều chị em phụ nữ cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự nhưng có lẽ không ai phải nếm mùi cay đắng cùng cực như tôi thế này. Tôi và chồng quen nhau khi đi thực tập ở cùng một công ty vào năm cuối đại học. Chúng tôi nhanh chóng nảy sinh tình cảm và yêu nhau từ đó....