Ngày Quốc tế Nhà giáo 2019: UNESCO tổ chức hội nghị về tương lai nghề giáo
Sau khi khởi động sáng kiến Tương lai Giáo dục của UNESCO tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York vào tháng 9 nhằm thu hút tư duy giáo dục toàn cầu, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đang kêu gọi các chính phủ đảm bảo rằng việc dạy học có thể trở thành một nghề được lựa chọn đối với giới trẻ.
Ảnh minh họa
Hội nghị kéo dài một ngày về tương lai của nghề diễn ra tại Trụ sở UNESCO vào ngày 7 tháng 10. Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay phát biểu khai mạc hội nghị. Bài diễn thuyết chính được thể hiện bởi ông Peter Tabichi, một giáo viên khoa học người Kenya và là tu sĩ dòng Franciscan, người đã giành giải thưởng giáo viên toàn cầu năm nay của Varkey Foundation. Bên cạnh đó, hội nghị còn có sự tham gia của ông Oliver Liang, Trưởng phòng Dịch vụ Công – Tư, Văn phòng Lao động Quốc tế, và ông David Edwards, Tổng Thư ký Tổ chức Giáo dục Quốc tế.
Video đang HOT
Dạy học đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo việc đạt được Mục tiêu phát triển bền vững thứ 4 – giáo dục cho tất cả vào năm 2030. Mục tiêu này không thể đạt được nếu thiếu đi đội ngũ giáo viên chất lượng.
Lĩnh vực này cần tuyển 69 triệu giáo viên mới để đáp ứng việc hoàn thành mục tiêu vào thời hạn 2030. Ở châu Phi cận Sahara, tình trạng thiếu giáo viên ảnh hưởng đến 70% các quốc gia nói chung và 90% các quốc gia ở cấp trung học.
Trong một thông điệp chung cho Ngày Quốc tế Nhà giáo, những người đứng đầu các tổ chức UNESCO, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), UNICEF, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Giáo dục Quốc tế, đã đưa ra cảnh báo rằng nếu không có một thế hệ giáo viên mới được tạo động lực cống hiến, hàng triệu người sẽ lâm vào tình trạng thất học hoặc đánh mất quyền được tiếp cận với một nền giáo dục chất lượng. Với thực trạng đội ngũ giáo viên bị trả lương thấp và bị đánh giá thấp, việc thu hút và giữ chân nhân tài là một thách thức. Tỷ lệ tiêu hao đang tăng nhanh trên toàn thế giới, một phần do việc làm bấp bênh và cơ hội khan hiếm để phát triển chuyên nghiệp liên tục trong ngành này. Hơn nữa, chúng ta cũng thiếu nguồn lực giáo viên cho trẻ em và người khuyết tật có nhu cầu giáo dục đặc biệt, người tị nạn và học sinh đa ngôn ngữ.
Vào ngày quốc tế nhà giáo, chúng tôi vinh danh công việc của các giáo viên tận tụy trên toàn thế giới, những người phấn đấu mỗi ngày để đảm bảo rằng một nền giáo dục chất lượng toàn diện, công bằng và cơ hội học tập suốt đời trở thành hiện thực cho tất cả mọi người.
Quỳnh Hoa
Theo ngaynay
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đưa vấn đề Biển Đông ra Đại hội đồng LHQ
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cảnh báo những hành động đơn phương đe dọa làm căng thẳng leo thang trên Biển Đông.
"Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ lo ngại về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông, bao gồm những vụ việc nghiêm trọng xâm phạm chủ quyền Việt Nam", Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 28/9 khẳng định.
"Các nước liên quan cần kiềm chế và tránh đưa ra các hành động đơn phương, làm phức tạp và gia tăng căng thẳng trên biển, cần giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình", phó thủ tướng nhấn mạnh tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters.
Theo New zing.vn
Hội nghị phổ biến Thỏa thuận toàn cầu về di cư sẽ diễn ra tại Hà Nội Ngày 20/8 tới, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội nghị phổ biến Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM), do Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức. Đây là Hội nghị đầu tiên mà Bộ Ngoại giao triển khai trong chuỗi các hoạt động...