Ngày Quốc tế hòa bình 21/9: Vì một nền hòa bình cho nhân loại
Năm 2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết lấy ngày 21/9 hằng năm là Ngày Quốc tế hòa bình.
Trong đó nhấn mạnh, các nước thành viên Liên hợp quốc cần tiếp tục tăng cường và nuôi dưỡng nền văn hóa hòa bình và không bạo lực trong ứng xử ở mọi cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.
Ngày 2/10/2018, 32 bác sĩ đầu tiên trong tổng số 63 cán bộ, bác sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam đã được máy bay vận tải C-17 Globemaster thuộc Lực lượng không quân Hoàng gia Australia (RAAF) đưa tới thủ đô Juba (Nam Sudan) cùng nhiều tấn thiết bị và nhu yếu phẩm y tế, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở quốc gia Đông Phi này.
Nỗ lực vì một nền hòa bình cho nhân loại
Ngày Quốc tế hòa bình được LHQ khởi xướng vào năm 1981 và được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 9/1982. Tới năm 2002, ĐHĐ LHQ chính thức lấy ngày 21/9 hằng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế hòa bình.
Video đang HOT
Kỷ niệm ngày này,LHQ mong muôn và khuyến khích toàn nhân loại cung hanh đông va hợp tác vì mục tiêu hòa bình cho mọi quốc gia, mọi dân tộc. Đây cũng là lời nhắn nhủ tới mọi người về vai trò của LHQ trong nỗ lực xây dựng hòa bình, đồng thời cũng là tiêng chuông liên tục nhắc nhở tổ chức này về nghĩa vụ thực hiện cac cam kết lâu dai đê giành lấy hòa bình cho nhân loại.
Trên thực tế, trong suốt nhiều thập kỷ qua, hoạt động giữ gìn hòa bình đã liên tục được LHQ triển khai dưới hình thức các phái bộ. Những người lính thuộc lực lượng giữ gìn hòa bình đầu tiên của LHQ đã có mặt tại Palestine vào năm 1948. Kể từ đó đến nay, hình ảnh người lính “mũ nồi xanh” đã không còn xa lạ tại hầu hết các điểm nóng trên thế giới như Đông Timor, Haiti, nhưng chủ yếu vẫn là ở châu Phi và Trung Đông.
Đến nay, đã có hơn 70 phái bộ giữ gìn hòa bình LHQ được thành lập, với hơn 1 triệu binh sĩ, dân thường và cảnh sát đến từ 125 nước trên thế giới. Đó là những người lính, quan sát viên quân sự, cảnh sát dân sự, bác sỹ, kỹ sư… với các nhiệm vụ: giám sát việc chấp hành lệnh ngừng bắn giữa các bên xung đột, bảo vệ người dân, tuần tra, rà phá bom mìn, chất nổ, huấn luyện cảnh sát quốc tế, hỗ trợ xây dựng hệ thống tư pháp, đảm bảo môi trường an ninh thuận lợi cho các quá trình chuyển giao chính trị và hỗ trợ cho các thể chế nhà nước còn non trẻ.
Các phái bộ này phải hoạt động trong những môi trường phức tạp, nguy hiểm, do những mối đe dọa từ các tổ chức vũ trang, tội phạm và khủng bố sở hữu vũ khí tối tân… Từ năm 1948 đến nay, đã có hơn 3.500 người thiệt mạng khi phục vụ trong các chiến dịch giữ gìn hòa bình của LHQ. Ghi nhận sự nỗ lực, hy sinh và những thành tích to lớn của Lực lượng này, năm 1988, Ủy ban Nobel Na Uy đã trao giải Nobel Hòa bình cho Lực lượng giữ gìn hòa bình của LHQ.
Những đóng góp tích cực, hiệu quả của Việt Nam
Ngày 25/5/2014, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt Đề án “Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình LHQ giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo”. Triển khai đề án này, Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam (nay là Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam) được thành lập.
Năm 2014, hai sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên lên đường làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc tại Phái bộ Nam Sudan, đánh dấu sự tham gia chính thức hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam. Đến nay, số lượng sĩ quan được Việt Nam cử đi theo hình thức cá nhân tăng cả về số lượng và lĩnh vực, nhiệm vụ tham gia; và đã được LHQ, chỉ huy phái bộ và sĩ quan các nước đánh giá cao cả về trình độ chuyên môn, khả năng tổ chức làm việc và ý thức kỷ luật… Nhiều sĩ quan đã được LHQ tặng thưởng huân chương. Các sĩ quan Việt Nam hiện đang hướng tới ứng tuyển vào những vị trí cao hơn ở phái bộ cũng như các vị trí chỉ huy khác nhau.
Cùng với đó, sau hơn 4 năm chuẩn bị, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 gồm 63 cán bộ, nhân viên đã lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ giữ gìn hòa bình LHQ Nam Sudan vào đầu tháng 10/2018. Bệnh viện đang hoạt động hiệu quả và tạo được những ấn tượng tốt đẹp đối với Liên hợp quốc. Phó Tổng Thư ký và Cố vấn quân sự LHQ đã hai lần gửi thư cho Chính phủ Việt Nam để cảm ơn những đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 cho sứ mệnh giữ gìn hòa bình LHQ. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 nhằm sẵn sàng triển khai tới Nam Sudan sau khi Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 kết thúc nhiệm kỳ hoạt động vào tháng Mười tới.
Việc tham gia, đóng góp ngày càng tích cực, có hiệu quả cho hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc đã khẳng định Việt Nam có đầy đủ năng lực trong lĩnh vực này. Với năng lực đó, Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam được lựa chọn là một trong 4 cơ sở huấn luyện của khu vực để huấn luyện cho lực lượng giữ gìn hòa bình theo Dự án hợp tác ba bên của LHQ. Đây cũng là nền tảng để đưa Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam thành cơ sở huấn luyện giữ gìn hòa bình mang tầm cỡ khu vực và quốc tế trong tương lai.
Có thể thấy, so với nhiều quốc gia, quá trình tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình LHQ của Việt Nam chưa dài, nhưng đã đạt những kết quả rất đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam ở một lĩnh vực hoạt động quan trọng của LHQ. Vừa qua, Việt Nam cũng đã tiếp nhận cương vị Chủ tịch Hiệp hội các trung tâm giữ gìn hòa bình châu Á – Thái Bình Dương năm 2020. Đây là cơ hội để Việt Nam nâng cao vị thế, đồng thời tiếp tục đóng góp thiết thực vào hoạt động giữ gìn hòa bình LHQ.
Theo Tin tức
Việt Nam dự Đối thoại Toàn cầu CSIS 2019 tại Indonesia
Ngày 16-9, Đối thoại Toàn cầu 2019 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thủ đô Jakarta, Indonesia.
Đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga dẫn đầu tham dự hội nghị.
Hội nghị kéo dài 2 ngày này thu hút đông đảo đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, tập đoàn kinh tế và công nghệ hàng đầu khu vực và thế giới. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp Học viện Ngoại giao, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC), dẫn đầu đã tham dự và dự kiến có một số hoạt động bên lề sự kiện. Với chủ đề "Tận dụng các công nghệ tiên phong để định hình cấu trúc quốc gia, khu vực và toàn cầu". Đối thoại Toàn cầu CSIS 2019 gồm 3 phiên họp toàn thể và nhiều phiên thảo luận chuyên sâu, tập trung vào 4 chủ đề chính: tình hình ứng dụng công nghệ; tác động của công nghệ tới tăng năng suất lao động và giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội; cách tiếp cận mới đối với chính sách kinh tế và quản trị; thúc đẩy hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực nhằm hoạch định các chính sách phát triển công nghệ trong tương lai. Điểm nhấn của hội nghị năm nay là sự xuất hiện của Sophia - robot đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền công dân như con người - với tư cách là một trong những diễn giả chính.
Cùng ngày, cuộc diễn tập Gìn giữ hòa bình và Hành động rà phá mìn nhân đạo trong khuôn khổ Hội nghị ADMM đã khai mạc tại Trung tâm an ninh và hòa bình Indonesia (IPSC) Sentul-Bogor. Tham gia cuộc diễn tập gồm có các lực lượng đến từ 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại ADMM gồm: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Australia và Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu đã khai mạc sự kiện trên. Đoàn Bộ quốc phòng Việt Nam tham gia cuộc diễn tập có tổng cộng 33 người do Đại tá Nguyễn Như Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam dẫn đầu đoàn Diễn tập Gìn giữ Hòa bình (PKO), và dẫn đầu đoàn Diễn tập Hành động rà phá mìn nhân đạo là Đại tá Phạm Hữu Tuấn, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Công binh.
Theo TTXVN
Vì sao khủng bố al-Qaeda vẫn sống khỏe 18 năm sau thảm kịch 11/9? 18 năm sau khi gây ra vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ giết hại gần 3.000 người, mạng lưới khủng bố al-Qaeda vẫn chưa bị tiêu diệt bất chấp các chiến dịch quân sự quy mô và tốn kém của Mỹ. Nhóm này được cho là đang trải qua quá trình tái cơ cấu chậm nhưng ổn định. Các chiến...