Ngày Nhà giáo, món quà vì ai?
Cả tuần lễ nay, điện thoại của tôi “tin tin” liên tục vì tin nhắn của các ban đại diện phụ huynh. Đứa con nhỏ nhất đầu cấp 1 toàn tin nhắn chuẩn bị cho con tập văn nghệ, nhảy múa, làm bánh, vẽ hoa cho thiệp mừng thầy cô. Còn hai đứa đầu cấp 2 và cấp 3 toàn tin nhắn quyên tiền để bỏ phong bì và mua quà mừng thầy cô.
Phải nói là ban đại diện phụ huynh thật chu đáo với đủ kiểu: đặt kỷ niệm chương, đặt hoa khô và nến, chuẩn bị voucher hay tiền mặt, v.v. Khi tôi nói đến việc sao không ai nhắc đến chuyện làm thế nào để giáo dục con của mình tôn trọng và tặng quà thầy cô từ tấm lòng, mọi người lại tiếp tục nhắc đến chuyện thu tiền và lờ đi… Cũng có người nhắc hay là hôm đó tổ chức ở lớp rồi phụ huynh tặng quà thầy cô trước mặt các học sinh để… giáo dục.
Tôi không trả lời con câu hỏi đó, chỉ kể câu chuyện ngày xưa đã từng đem hoa héo đến tặng, nhưng cô vẫn vui mà còn cho ăn bánh kẹo no nê. Câu chuyện về ngày Nhà giáo của gia đình tôi là thế.
Tôi về hỏi con mình: “Các con đã chuẩn bị quà gì cho thầy cô chưa? Con trai học đầu cấp 3 trả lời: “Con nói thật, nếu thăm hỏi và tặng quà hay thiệp chúc mừng thầy cô, con muốn đến thăm các thầy cô cũ của mình hơn vì các thầy cô mới học, con mới tiếp xúc, làm sao có tình cảm để tỏ lòng chân thật của mình. Nếu có tình cảm thì con có tình cảm với các thầy cô cũ nhiều hơn. Vì thế con muốn xin tiền mẹ mua hoa và thiệp cho con đi thăm thầy cô cũ. Còn trên lớp mới sao cũng được”. Con gái học đầu cấp 2 trả lời rằng: “Con xin tiền mẹ mua thiệp và nghĩ đến một “kế hoạch” là sẽ tổ chức cho thầy cô nhiều chuyện… bất ngờ. Con không quan tâm đến chuyện cha mẹ tặng quà thầy cô đâu, mà sao cha mẹ lại tặng quà cho thầy cô?”.
Video đang HOT
Tôi không trả lời con câu hỏi đó, chỉ kể câu chuyện ngày xưa đã từng đem hoa héo đến tặng, nhưng cô vẫn vui mà còn cho ăn bánh kẹo no nê. Câu chuyện về ngày Nhà giáo của gia đình tôi là thế.
Quay trở lại với việc chúng ta tri ân thầy cô như thế nào trong ngày này? Ai cũng cho rằng “tuỳ thời” mà ứng biến. Nhưng thời nào thì cũng có những chuẩn mực và giá trị chung của nhân loại đã được phân định và bất biến. Á Đông có câu nói nổi tiếng về người thầy “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – một chữ cũng là thầy và nửa chữ cũng là thầy. Mối nhân duyên của những bài học làm thay đổi cuộc đời ta đáng để cho chúng ta phải tri ân. Những bài học đó từ đâu? Từ dân gian, cách sống và dạy dỗ của cha mẹ, từ những kiến thức trao truyền của thầy cô, từ bạn bè, từ trải nghiệm của bản thân… phần nào nó chạm đến trái tim và lương tri của ta, phần đó là bài học chúng ta được nhận từ những người thầy thật sự.
Với tôi, ngày nhà giáo Việt Nam, hãy là ngày hội của những trái tim nồng ấm trách nhiệm hơn là ngày cho – nhận của cải.
Theo Thái Thảo ( Thế Giới Tiếp Thị)
Những món quà được thầy cô chờ đợi...
Tôi nhận ra rằng món quà ý nghĩa nhất với họ chính là sự kính trọng, yêu mến từ học trò.
Cách đây vài tuần, khoa của tôi (tôi đang công tác ở một trường đại học sư phạm) có mời các giáo viên phổ thông đến chia sẻ kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm cho các sinh viên sư phạm năm thứ hai toàn trường. Các giáo viên với số năm kinh nghiệm từ 10 - 30 năm đều mang đến những câu chuyện nghề rất thật. Có người mang đến những bức thư, những món quà kỷ niệm của học trò. Tất cả đều rất cũ, đều có vết tích của thời gian, có thứ đã có tuổi đời trên 20 năm. Vậy mà, khi nói đến từng dòng thư ấy, những món quà ấy, ánh mắt của giáo viên đều lấp lánh niềm vui, sự hạnh phúc. Mười mấy, hai mươi năm trôi qua nhưng những câu chuyện, hình ảnh của một số học trò gắn bó với những dòng thư, những món quà đơn sơ ấy vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của thầy cô.
Tôi nhận ra rằng món quà ý nghĩa nhất với họ chính là sự kính trọng, yêu mến từ học trò.
Quà nào đáng nhớ?
Ngồi cuối lớp lắng nghe những phần chia sẻ ấy, bất giác, tôi nhận ra rằng: dù thời gian làm nghề của các giáo viên khác nhau, cách nhau có khi đến mấy thế hệ thì điểm chung của họ vẫn là niềm hạnh phúc khi thấy học trò trưởng thành. Món quà ý nghĩa nhất với họ chính là sự kính trọng, yêu mến từ học trò.
Tôi từng hỏi một đồng nghiệp rất thân thiết đang dạy ở phổ thông: món quà đắt tiền nhất mà học trò từng tặng anh là gì? Anh ngẩn ra, cố gắng nhớ nhưng không thể. Anh bảo: "Có quà của phụ huynh tặng mà anh đoán là đắt tiền, cũng có người đưa phong bì kha khá đấy, nhưng anh không nhớ. Thường thì anh tìm cách trả lại, nhất là tiền, chắc chắn không nhận, nhưng quà có khi không trả được. Để đó nhưng thú thật qua thời gian cũng chẳng còn nhớ ai đã tặng. Có quà chẳng dùng đến, phải mang cho". Câu chuyện của anh không hề hiếm, nhiều giáo viên cũng chia sẻ điều tương tự với tôi. Bản thân tôi cũng có khi được học viên đã đi làm tặng quà khi kết thúc khoá học và tự cảm thấy rất khó xử. Một bó hoa nho nhỏ cả lớp tặng là đủ vui, nhưng quần áo, vải vóc, túi xách thì chẳng bao giờ mặc hay dùng được, vì không hợp phong cách của tôi. Học viên tặng các đồ ăn đặc sản thì gia đình tôi chỉ có hai người, chẳng ăn uống mấy nên toàn phải đem mời mọc, năn nỉ đồng nghiệp và hàng xóm ăn giúp. Học viên tặng phong bì tiền 500.000 - 1 triệu (cả lớp) để cô tự mua quà vì không biết cô thích gì, cũng không hẳn có ý mua chuộc thì tôi tự thấy số tiền đó không làm mình giàu hơn, nhận lại nặng đầu, cũng không có nhu cầu mua quà cáp gì... nên tìm cách trả lại học viên. Tôi tin chắc rằng rất nhiều đồng nghiệp cũng nghĩ như tôi.
Góp phần "tập hư"
Ai cũng nghĩ thầy cô... cần có quà! Ai cũng cố đoán thầy cô thích gì. Tôi cũng nghe những câu chuyện về việc thầy cô này, thầy cô kia "gợi ý", "ép buộc" phụ huynh, học sinh phải tặng quà và quà phải có giá trị. Tôi nghĩ những câu chuyện đó là sự thật, nhưng tôi cũng tự hỏi: ý nghĩ "mong có quà" và "quà phải có giá trị" của giáo viên từ đâu mà có? Phải chăng các phụ huynh đã góp phần "tập hư" cho giáo viên? Cứ đến hẹn, họ lại chờ đợi những món quà như thế. Giả sử từ trước đến giờ, đến những ngày lễ, món quà mà giáo viên nhận được chỉ là những tấm thiệp chúc mừng, những món đồ thủ công đơn giản học trò tự làm bằng tay, một bó hoa nhỏ thì họ sẽ chẳng bao giờ mong cầu đến món quà gì có giá trị vật chất cao hơn. Những giáo viên vùng cao, vùng sâu vùng xa chỉ mong học trò ngày ngày đến lớp đầy đủ; lễ tết có khi giáo viên phải trích lương tặng quà cho học trò thì họ cũng chẳng bao giờ nghĩ đến quà. Bởi vậy, nhu cầu có quà vật chất của giáo viên nhiều khi chỉ từ sự lầm tưởng của phụ huynh hoặc cũng do phụ huynh "gieo mầm".
Giữa nhịp sống hối hả ở thành phố lớn bậc nhất Việt Nam, có con học ở quận trung tâm thành phố, một người bạn của tôi vẫn giữ thói quen đến ngày 20.11 đưa con đến nhà sách tự tay chọn thiệp và ghi lời chúc mừng thầy cô. Cho đến nay các con của chị ấy vẫn không bị bất cứ sự phân biệt đối xử nào từ phía thầy cô do chỉ tặng quà tinh thần như thế. Tôi tin rằng nhiều giáo viên đều chỉ mong nhận được những món quà như sự yêu thương, kính trọng từ phía học trò, sự tôn trọng và hợp tác từ phía phụ huynh. Những món quà ấy, chúng ta không cần chờ đến dịp nào đó mới tặng được cho thầy cô! Và họ cũng mong được nhận được những món quà ấy mỗi ngày!
Theo Nguyễn Thị Thu Huyền Khoa Khoa học giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM (Thế Giới Tiếp Thị)
Viết tiếp câu chuyện 20.11 Thi xong vao lơp cac con hoi ngay 20.11 co chơi nưa không cô? Co phu huynh vao hoi cô trương tô chưc 20.11 vao thư bay hay thư hai, nhưng cô chưa biêt vi chưa co văn ban chi đao cua phòng giáo dục. Mơi thư sau tuân vưa rôi đa cho hoc sinh thi văn nghê, thi kê chuyên, thi lam...