Ngây ngất với “Thành phố cẩm thạch” Ashgabat
Giữa sa mạc Karakum ở vùng Trung Á, thủ đô của Turkmenistan, Ashgabat nổi lên. Đây là một thành phố lớn với những tòa nhà hoàn toàn được làm bằng đá cẩm thạch.
Tọa lạc tại rìa sa mạc Karakum, Ashgabat là một thành phố hiện đại tỏa sáng với một vẻ hào nhoáng kỳ lạ. Hình ảnh thường thấy tại đây là những tòa nhà bằng đá cẩm thạch vùng với đại lộ rộng lớn, được dát mái vàng có kiến trúc khác thường với những khu vườn được chăm sóc kỹ lưỡng, đài phun nước, tượng đài được thắp sáng. Về vẻ ngoài, thành phố không hề thua kém Abu Dhabi hay Dubai ở Trung Đông.
Năm 1948, một trận động đất lớn đã phá hủy gần như hoàn toàn thành phố Ashgabat, khiến 110.000 người thiệt mạng. Chính phủ sau đó đã tái thiết Ashgabat theo kiến trúc Liên Xô cũ. Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Saparmurat Niyazov trở thành tổng thống đầu tiên của nhà nước Turkmenistan mới và đã tiến hành kế hoạch xây dựng lớn nhằm đưa đất nước vào “thời đại hoàng kim của Turkmenistan”, dựng lên nhiều nhà ở và tượng đài như Cổng chào Trung lập và Công viên Độc lập, qua đó thay đổi hoàn toàn diện mạo của thành phố.
Ashgabat đã đi vào sách kỷ lục Guinness vào năm 2013 vì có nhiều tòa nhà được xây dựng bằng đá cẩm thách nhất trên thế giới. Mặc dù thành phố chỉ rộng 22km vuông, nơi đây có đến 543 tòa nhà được xây dựng với 4,5 triệu mét khối đá cẩm thạch Ý nhập khẩu. Ảnh trên là Trung tâm Giải trí Alem, từng là đu quay kín lớn nhất trên thế giới được ghi vào sách kỷ lục Guinness năm 2012. Chính phủ Turkmenistan đã mất hơn 315 triệu manat (tức khoảng 90 triệu USD) để xây dựng.
Về đêm, những tòa nhà màu trắng ở thành phố Ashgabat được thắp sáng bằng rất nhiều đèn màu và đại lộ cũng được thắp sáng. Trong hình là Cung Hôn Lễ, cứ mỗi phút vào buổi tôi, địa điểm này luôn đổi màu từ đỏ sang xanh lá cây sang xanh nước biển.
Thành phố Ashgabat cũng có nhiều luật lệ và phong tục kỳ lạ được tổng thống Niyazov áp dụng. Ông đã cấm đàn ông không được để tóc dài và râu quai nón, cấm diễn opera, đuổi chó ra khỏi thành phố và đặt tên tháng trong năm theo tên thành viên trong gia đình ông. Du khách không được phép chụp hình Dinh Tổng thống và các tòa nhà chính phủ khác.
Video đang HOT
Năm 1995, chính phủ Turkmenistan đã tuyên bố trung lập vĩnh viễn và chính sách đối ngoại của họ đã được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chấp thuận. Để kỷ niệm ngày này, tổng thống đã cho dựng Tượng đài Trung lập, một điểm thăm quan cho phép du khách có cái nhìn 360 độ toàn cảnh thành phố. Chính phủ Turkmenistan đã gọi năm 2015 là năm của Trung lập và Hòa bình để kỷ niệm 20 năm ngày lễ này.
Là một phần trong kế hoạch phát triển của mình, tổng thống Niyazov cũng đặt khôi phục văn hóa Turkmenistan làm ưu tiên hàng đầu. Cuốn sách Ruhnama của Niyazov được đưa vào dạy học trong các trường để dẫn dắt người dân bằng lý tưởng tôn giáo và đạo đức của ông. Tại Công viên Độc lập, một tượng đài lớn có hình cuốn sách Ruhnama đã được dựng lên, bao quanh là rất nhiều tượng của những anh hùng và nhà thơ lớn của Turkmenistan.
Cũng giống như nhiều nơi ở Trung Á, chợ là một phần quan trọng trong văn hóa người Turkmenistan. Một trong số những chợ lớn và cổ nhất ở nước này là chợ Gulistan. Nằm ở trung tâm thành phố, Gulistan là nơi lý tưởng để trò chuyện với người dân và nếm những món ăn dân tộc. Nhiều loại gia vị được bày bán thành đống, bánh mỳ naan truyền thống mới ra lò được đặt trên quầy hàng và có rất nhiều quán ăn bán mỳ laghman. Bên cạnh đó, người dân có thể mua đồ điện tử, quần áo và đồ lưu niệm ở đây.
Nằm ở khu phố cổ của Ashgabar, nhà nguyện Ertugrul Ghazi là một phiên bản phỏng theo Nhà nguyện Xanh ở Istanbul. Được đặt theo tên của cha vua Osman I, người đã lập ra đế chế Ottoman, nhà nguyện này đại diện cho sự hữu hảo giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Turkmenistan. Bên trong nhà nguyện có rất nhiều họa tiết được chạm trổ chi tiết và những tấm thảm dệt tay, giống như ở Nhà nguyện Xanh Istanbul.
Turkmenistan đã từng là đất nước có ít người đến thăm đứng thứ bảy trên thế giới với 7.000 lượt du khách mỗi năm, theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Gurbanguly Berdimuhamedow lên nắm quyền vào năm 2007 ông đã thay đổi giá trị tiền tệ của đất nước và đã đầu tư 1,5 tỉ USD vào việc xây dựng một khu du lịch trên biển Caspi.
Khoảng 70% lãnh thổ Turkmenistan là sa mạc, tuy nhiên dưới lớp cát này là trữ lượng khí đốt lớn thứ tư trên thế giới. Nguồn tài nguyên này cho phép Turkmenistan phát triển kinh tế. Một trong những địa điểm đặc sắc nhất ở Turkmenistan là Hố Darvaza, hay còn gọi là “Cổng địa ngục”, nằm cách thủ đô Ashgabat 260km. Hố rộng 70m và sâu 50m này được tạo ra khi các nhà khoa học Liên Xô đang thăm dò khu vực này để tìm nguồn khí đốt. Để tránh khí độc lan ra các làng gần đó, các nhà khoa học đã đốt khí metan ở đây và nghĩ rằng chỉ trong vài ngày lửa sẽ đốt hết khí độc. Bốn thập kỷ sau, lửa vẫn tiếp tục cháy và hố này có thể nhìn thấy từ cách đó hàng trăm km.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin BBC của Anh. BBC được thành lập năm 1922. BBC có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.
Theo Eva
Những ngọn lửa vĩnh cửu ở châu Á
Ngọn lửa cháy mãi từ năm này qua năm khác đã trở thành biểu tượng cho cánh cổng dẫn vào địa ngục, cả trong truyền thuyết và những bộ phim Hollywood.
"Cổng địa ngục" ở Derweze, Turkmenistan: Hố lửa khổng lồ này nằm ở sa mạc Karakum, trung tâm Turkmenistan. Hố xuất hiện từ năm 1971 khi các nhà địa chất người Nga khoan giếng dầu thử nghiệm ở vùng này. Giàn khoan đột ngột sụp xuống, toàn bộ dụng cụ bị một hố sâu 70 m nuốt chửng. Họ quyết định đốt cháy lượng dầu tràn ra để tránh nổ. Ngọn lửa vẫn duy trì từ đó tới giờ. Ảnh: Nydailynews.
"Cổng địa ngục" nằm trong một ngôi làng nhỏ với dân số chỉ khoảng 350 người. Muốn tới đây, du khách phải vượt qua khoảng cách 260 km không một bóng người. Ảnh: Dangerouspowerofnature.
&"Hỏa sơn" ở Yanar Dag, Azerbaijan: Tương truyền, Yanar Dag (nghĩa là "Hỏa sơn") là một ngọn núi với khí gas liên tục phun ra từ mặt đất và đã bị một người chăn cừu vô tình đốt cháy vào khoảng năm 1950. Ngày nay, lửa trên núi có lúc bốc cao tới 3 m. Du khách có thể nhìn thấy nơi này từ thủ đô Baku. Ảnh: Odditycentral.
Người dân địa phương thường tắm ở các suối nước nóng trên sườn đồi. Ánh sáng kỳ bí vào buổi đêm khiến nơi đây thu hút nhiều tín đồ Bái hỏa giáo tới làm lễ. Ảnh: Roughguides.
"Hỏa thạch" ở Yanarta, Thổ Nhĩ Kỳ: Ngay ngoài khu nghỉ dưỡng Antalya, thung lũng Olympos, các kẽ hở trên ngọn núi hiểm trở phun ra lửa. Buổi tối là thời điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn ánh sáng bập bùng từ các hố nhỏ rải rác khắp núi. Ảnh: Roughguides.
"Lửa tận thế" ở Baba Gurgur, Iraq: Hố lửa này đã cháy liên tục hàng nghìn năm qua, và được cho là hỏa ngục trong kinh Cựu ước. Phụ nữ thường tới đây để cầu mong ngọn lửa cho họ sinh con trai. Du khách có thể tới thăm thành phố Kirkuk gần đó, với di tích của thành cố 5.000 năm tuổi.
Đền Ateshgah, Baku, Azerbaijan: Cách trung tâm Baku một khoảng không xa, ngôi đền đá được xây từ thế kỷ 17 có một ngọn lửa cháy gần như liên tục từ thời đó tới giờ. Ảnh: Airportbaku.
Ngọn lửa từng được tiếp nhiên liệu bởi một túi khí gas tự nhiên ngay dưới ngôi đền. Tuy nhiên, sau khi khu vực này bị đào bới để tìm dầu mỏ, ngọn lửa đã tắt vào năm 1969. Từ đó tới nay, khí gas công nghiệp được sử dụng thay thế. Ảnh: Lifeinbaku.
Theo Zing News
Đi bụi từ Việt Nam tới nơi ít khách du lịch nhất thế giới Turkmenistan là một quốc gia Hồi giáo nằm ở Trung Á. Từng là nước thuộc Liên Xô cũ, đây là một trong những nơi bí hiểm đối với khách du lịch bụi vì thông tin ít ỏi. Visa Hiện nay, Turkmenistan là một trong 10 quốc gia có số lượng khách du lịch quốc tế đến ít nhất trên thế giới, với gần...