Ngây ngất với các món dimsum ngon rẻ nhất Hà Nội
Chỉ mất 50.000 – 70.000 đồng, bạn sẽ được thưởng thức no nê các món dimsum thơm ngon mới lạ – một trong những tuyệt kĩ ẩm thực nổi danh của Trung Hoa.
Dimsum là một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của người Trung Quốc. Được xếp vào hàng tuyệt kỹ ẩm thực, dimsum không chỉ là tập hợp các món ăn ngon mà nó còn như một tác phẩm nghệ thuật.
Ở Hà Nội, dimsum thường chỉ có trong thực đơn của các nhà hàng khách sạn lớn, và phải những đầu bếp “cứng” mới có khả năng chế biến được món dimsum chuẩn mực. Vi thế, thứ đặc sản này vẫn chưa có dịp phổ biến rộng rãi. Nhưng nay, đã có một tiệm rất bình dân, sẽ mang tới cho các bạn cơ hội thưởng thức món dimsum độc đáo, thơm ngon mà giá cả thì hoàn toàn dễ chịu.
Lần đầu tiên tới đây, chúng tôi cũng phải ngó nghiêng một hồi lâu mới phát hiện ra tấm biển “Góc Dimsum” nằm khuất trong một dãy tập thể trên đường Trần Huy Liệu. Quán rất nhỏ và giản dị, đến nỗi ban đầu khiến cả tôi và cậu bạn đều hơi ái ngại. Tuy nhiên, khi cầm tờ menu lên, những cái tên món ăn rất Trung Quốc, rất mới mẻ như bánh xanh, bánh bao thủy tinh, bánh mã thầy, cảo bách hoa, cảo hẹ hấp, cháo thịt trứng bắc thảo…, chúng tôi không khỏi tò mò. Điều thích thú nhất là với mức giá trung bình từ 5.000 – 20.000 đồng, tôi chắc mẩm hôm nay sẽ có cơ hội được thả phanh khám phá.
Dimsum có vẻ được chế biến khá lâu. Nhác thấy vẻ chờ đợi sốt ruột của chúng tôi, anh chủ quán ra bắt chuyện và tận tình giới thiệu. Theo lời anh, dimsum là tên gọi chung của những món ăn nhỏ của người Quảng Đông. Dimsum rất phong phú, có đến hàng trăm loại khác nhau tùy theo tài nghệ sáng tạo của đầu bếp, nhưng hầu hết được chế biến theo phương pháp hấp, ngoài ra còn có thể chiên hay om. Thơm ngon, bổ dưỡng, dimsum được cả người già lẫn người trẻ đều yêu thích.
Dimsum của quán quả nhiên rất thú vị. Mỗi món được đặt trong một chiếc lồng hấp xinh xắn, mở ra còn bốc khói nguyên, thơm phức, với những chiếc bánh chỉ bé xíu, rất đẹp mắt, sinh động. Cái thì như hình một nụ hoa chúm chím, cái thì như chiếc màn thầu bé teo, cái lại giống con cá mũm mĩm, rồi màu xanh, màu đỏ, màu cam… đủ cả. Bất chợt trong giây lát, tôi quên mất trước mắt mình là các món ăn mà cứ ngỡ đang được chiêm ngưỡng những hình nặn nghệ thuật thật đáng yêu mà nghệ nhân tạo nên chúng chính là người đầu bếp tài hoa nơi đây.
Cảo bách hoa nhìn như hình một nụ hoa chúm chím
Video đang HOT
Xíu mại tôm màu cam
Bánh xanh như hình con cá
Há cảo như chiếc màn thầu bé xíu
Xíu mại bò màu hồng
Thưởng thức rồi thì thấy đúng là hương vị dimsum “thiên biến vạn hóa”. Chẳng hạn như chiếc cảo bách hoa thì thơm mùi tôm và nấm, hay cảo điệp cơ lại có vẻ rất “chất” bởi đậm vị thịt bò xay kết hợp sò điệp, hoặc bánh rau thì thanh đạm hơn nhờ vị cải xanh băm nhuyễn… Mỗi một chiếc dimsum đều mang đến cho chúng tôi cảm giác được khám phá và tận hưởng thú vui ẩm thực tuyệt vời. Thưởng thức dimsum có lẽ người ta phải nhâm nhi một cách từ từ nhất để cảm nhận hết sự thơm ngon đến mức tinh tế.
Sủi cảo chiên
Nem Quảng Đông
Bánh rau
Màn thầu (hay bánh bao) – tất cả đều được gọi chung là dimsum
Các món dimsum be bé vậy thôi nhưng sau khi thưởng thức khoảng 5-6 loại cũng khiến chúng tôi khá ấm bụng. Tuy nhiên, cậu bạn tôi vốn tính cẩn thận vẫn quyết định gọi thêm một bát cháo để “chốt hạ”. Phải nói thêm là tại đây, thực đơn cháo với súp cũng tha hồ cho khách lựa chọn, như cháo tôm, cháo trứng mặn, cháo thịt trứng bắc thảo, hay súp hải sản chua cay, súp bào ngư… nghe rất bổ dưỡng mà giá cả cũng chỉ 15.000 – 25.000 đồng/bát. Sau một bữa ăn no nê, ngon miệng và mặc sức khám phá tại Góc Dimsum, ví tiền của chúng tôi vẫn chẳng thâm hụt đáng kể mấy.
Địa chỉ: Góc Dimsum, P.45 B2 Tập thể Giảng Võ, đường Trần Huy Liệu, Đống Đa, Hà Nội.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cháo gà bà Mỹ
Hà Nội nổi tiếng với các món ăn ngon và rất đỗi bình dị. Người Hà Nội theo đó cũng có một thú ẩm thực thật bình dân. Cháo gà là một trong những thú ẩm thực rất "nhã" của người dân Hà Thành.
Cháo. Món ăn bình dị quen thuộc với mỗi gia đình trong những ngày hết gạo, khi ốm đau... Có lẽ, không có ai, từ lúc cất tiếng khóc chào đời đến khi trưởng thành lại không một lần ăn cháo. Cháo thân thuộc với dân Việt hiện hữu khắp mọi miền trên đất nước phong phú về chủng loại đa dạng về cách chế biến. Cháo cũng là món dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều loại khác nhau tùy theo sở thích của từng người. Có người thích ăn cháo trai, có người thích vị nhẹ nhàng không pha trộn của bát cháo trắng, có người lại thích vị cay nồng của món cháo lươn nổi tiếng xứ Nghệ... Và mỗi khi nhắc đến cháo Hà Nội, người sành ăn lại nghĩ ngay đến gánh cháo gà bán rong của bà cụ Mỹ ở đầu phố hàng Đào xưa.
Nói là "gánh cháo gà bán rong của bà cụ Mỹ ở đầu phố hàng Đào xưa" là bởi ngày nay cùng với quá trình đô thị hóa, "Gánh cháo gà bà Mỹ" đã được nâng cấp thành "Quán cháo gà" và bán tại hai địa chỉ: số 7 Nhà Thờ và số 47A Lý Quốc Sư.
Tuy là món quà vặt phổ biến vừa sang lại vừa bình dân, nhưng để có tô cháo gà ngon không phải ai cũng nấu được. Bà Mỹ cho biết: để có bát cháo ngon phải chịu khó đầu tư thời gian, từ khâu chọn gạo đến lúc múc cháo. Gạo nấu cháo phải là gạo ngon, thêm chút gạo nếp cho thơm và có độ sánh, không nên cho nhiều vì cháo dễ vữa nếu không ăn ngay. Cháo được nấu từ hạt gạo nguyên, không giã, nấu thật nhừ cho đến khi nước cháo dềnh lên vì nhựa, không đặc quánh như dạng cháo bột.
Cũng theo bà, món cháo gà có ngon hay không trước hết là ở khâu chọn gà. Những con gà dùng để nấu cháo phải được nuôi thả trong vườn hoặc đồi núi. Bà không dùng gà tơ để làm món cháo (vì gà tơ tuy ăn rất ngon nhưng thịt gà thường nhạt và mềm) mà dùng loại gà mái vừa đẻ trứng lần đầu, có màu da vàng ươm và giòn. Cháo được ninh bằng nước xương gà đã lọc hết thịt, gạo tẻ pha nếp nương... Khi nấu, lửa than lúc nào cũng rực hồng, nồi cháo bốc hơi nghi ngút. Để có được nồi cháo ngon, người đầu bếp phải giữ cho nồi cháo luôn mới. Cháo ăn khi còn nóng, đã nguội thì bỏ đi chứ không hâm lại.
Mỗi khi có khách, tay bà thoăn thoắt cho thịt gà xé vào bát, thêm quả trứng muối, ít hành hoa, tía tô rồi múc cháo vào bát rắc tiêu, ớt lên trên. Bát cháo trắng tinh, sánh ngậy, phảng phất mùi hành hoa, tía tô, mùi cay nồng của tiêu, vị dai và ngọt của những miếng thịt gà ta...
Muốn ăn cháo gà bà Mỹ, có khi bạn phải xếp hàng đợi đến lượt. Khách đông, chủ hàng cáu, nhiều thực khách nháy mắt bảo nhau đổi tên "Cháo gà bà Mỹ" thành cháo gà bà "Quát"... Bà khó tính vậy, thế nhưng chẳng thực khách nào đủ "bản lĩnh" để từ chối mùi vị thơm ngon đặc biệt của những tô cháo nhà bà..., Danh tiếng "Cháo gà bà Mỹ" cũng được lan tryền từ đó, làm cho lượng khách đến thưởng thức cháo gà tại quán ngày càng đông.
"Cháo gà bà Mỹ" ăn với quẩy là hợp nhất. Quẩy sẽ hút nước béo của xương gà, vị ngậy của thịt gà... Và dù chỉ ăn một lần thôi, bạn cũng sẽ nhớ mãi cái vị ngọt ngọt của thịt, vị bùi bùi của rau, ròn ròn của quẩy... Chẳng thế mà nhiều người đi xa Hà Nội, khi trở về vẫn tìm đến "Cháo gà bà Mỹ" để tìm lại chút Hà Nội xưa.
Theo Monngonhanoi.com
Bột chiên - Tuy quen mà lạ Nếu có ai đó lần đầu đến Sài Gòn hỏi tôi: "Sài Gòn có món ăn nào bình dân mà lạ không?", nhất định món đầu tiên tôi giới thiệu với người đó sẽ là "Bột Chiên Sài Gòn". Cách đây gần 8 năm, lúc tôi mới lên Sài Gòn (SG) học, quen một người bạn SG đầu tiên, khi tôi hỏi: "SG...