Ngày này năm xưa: Vụ xử cháu Kennedy hiếp dâm chấn động thế giới
Cách đây đúng 27 năm, tòa án Mỹ bắt đầu mở phiên xử công khai William Kennedy Smith, cháu ruột cố Tổng thống John F. Kennedy vì cáo buộc hiếp dâm. Vụ án không chỉ thu hút sự quan tâm của công chúng Mỹ mà còn là tâm điểm chú ý của truyền thông thế giới lúc bấy giờ.
Vào năm 1991, Smith 30 tuổi và là sinh viên y khoa của trường Đại học Georgetown. Anh xuất thân trong một gia đình danh giá có mẹ là Jean Kennedy Smith, cựu nữ Đại sứ Mỹ tại Ireland và cũng là em gái vị tổng thống thứ 35 của Mỹ.
Ngày 2/12/1991, Smith phải ra hầu tòa vì cáo buộc tấn công tình dục một phụ nữ 29 tuổi lúc rạng sáng ngày 30/3 cùng năm, ngay tại khu dinh thự của gia tộc Kennedy ở vùng Palm Beach, bang Florida.
Ảnh của William Kennedy Smith trong hồ sơ lưu của cảnh sát. Ảnh: NYPost
Theo cáo trạng, vào đêm 29/3/1991, Smith cùng cậu – Thượng nghị sĩ Ted Kennedy và con trai ông – Patrick Kennedy du ngoạn Palm Beach. Họ đã đến một hộp đêm có tên gọi là Au Bar và gặp cô gái nói trên tại đây. Smith sau đó đã thuyết phục cô gái về khu dinh thự của nhà Kennedy chơi.
Hai người đã đi dạo cùng nhau trên bờ biển và cô gái tố cáo, trong khoảng thời gian này Smith đã tấn công và cưỡng hiếp cô. Khi tự bào chữa trước tòa, Smith thú nhận, cả hai đã quan hệ tình dục, nhưng quả quyết việc đó hoàn toàn tự nguyện.
Báo chí vây quanh Smith ở Palm Beach sau khi anh nộp 10.000 USD tiền bảo lãnh tại ngoại tháng 5/1991. Ảnh: History.com
Là thành viên của một trong những gia tộc nổi tiếng nhất nước Mỹ lúc bấy giờ, vụ án của Smith đã trở thành chủ đề bàn tán xôn xao của công chúng Mỹ. Phiên tòa xử anh ta cũng trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông trên khắp thế giới.
Video đang HOT
Hàng triệu người đã theo dõi các phiên xử được truyền phát trực tiếp trên sóng quốc gia Mỹ. Các phóng viên từ khắp mọi nơi trên thế giới đổ về tòa án tây Palm Beach để dự khán và cập nhật tin tức về vụ việc.
Smith và Patricia Bowman, người phụ nữ tố cáo bị anh hiếp dâm năm 1991. Ảnh: AP
Trong quá trình phát sóng trực tiếp phiên tòa trên truyền hình, các đài đã làm mờ hình ảnh người phụ nữ bị hại trong vụ án của Smith, nhằm giữ bí mật danh tính của nạn nhân. Tuy nhiên, về sau, người phụ nữ này – Patricia Bowman đã chọn tự công khai danh tính.
Ngày 11/12/1991, sau 77 phút nghị án, bồi thẩm đoàn gồm 6 thành viên rốt cuộc đã nhất trí tuyên Smith trắng án trước mọi cáo buộc. Phán quyết đã gây tranh cãi lớn trong dư luận Mỹ lúc bấy giờ và làm dấy lên những nghi vấn về sự bao che của nhà chức trách.
Điều đáng nói, ngay tại các phiên xử Smith, Chánh án Mary E. Lupo đã ngăn cản các công tố viên công bố lời khai của 3 phụ nữ khác, vốn cũng tố cáo anh ta cưỡng bức họ vào những năm 1980. Ngoài ra, một điểm gây chú ý nữa là, về sau, vào năm 1995, Roy Black, trưởng đoàn luật sư biện hộ cho Smith đã cưới Lisa Haller, một trong các thành viên bồi thẩm đoàn trong các phiên xử cháu trai cố Tổng thống Kenedy.
Robert F. Kennedy Jr. (trái) đã hai lần tới dự các phiên xử của em họ.
Trong cuốn tiểu sử “RFK, Jr.: Robert F. Kennedy Jr. and the Dark Side of the Dream” phát hành năm 2015, tác giả kiêm nhà báo kỳ cựu của tờ New York Times Jerry Oppenheimer đã tiết lộ một sự thật chấn động: Chính trị gia Robert F. Kennedy Jr. (thường được gọi tắt là JFK Jr.), con trai cố Tổng thống Kennedy đã bị ép buộc phải tham dự phiên xử của Smith trái với mong muốn của mẹ mình – cựu Đệ nhất phu nhân Jackie.
JFK Jr. trao đổi đổi với Smith (trái) tại một phiên tòa tháng 12/1991. Ảnh: NYPost
Theo tác giả Oppenheimer, ít nhất một thành viên nhà Kennedy đã đe dọa sẽ tung tin gây hại cho JFK Jr. nếu anh từ chối ủng hộ người em họ đang phải hầu tòa vì cáo buộc hiếp dâm. Rốt cuộc, bất chấp sự phản đối của mẹ, JFK Jr. đã xuất hiện tại hai phiên xử Smith, trong quá trình tòa lựa chọn bồi thẩm đoàn.
Về Smith, sau khi được tuyên vô tội trong vụ án hiếp dâm năm 1991, anh ta còn bị hai cựu nữ nhân viên tố cáo tấn công tình dục họ. Tuy nhiên, một trường hợp cáo buộc đã bị bác bỏ năm 2004 và trường hợp còn lại được dàn xếp ngoài tòa án năm 2005.
Smith sau đó đã trở thành bác sĩ chuyên điều trị các nạn nhân bị trúng bom mìn. Kể từ đó, anh gần như không còn là tâm điểm chú ý của công chúng Mỹ nữa.
Tuấn Anh
Theo VOV
Mỹ cáo buộc tin tặc Nga dùng chiến thuật mới can thiệp bầu cử giữa kỳ
Giới chuyên gia, học giả, các nhà điều tra Mỹ cho rằng các tin tặc nghi có quan hệ với chính phủ Nga dường như đã không còn sử dụng chiến thuật tung "tin giả" mà đã chọn cách âm thầm phát tán các tin tức gây chia rẽ nội bộ Mỹ trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ.
(Ảnh minh họa: Reuters)
Reuters dẫn báo cáo của các nhà nghiên cứu về hiện tượng đưa tin không chính xác trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Reddit cho biết, các tin tặc có quan hệ với chính quyền Nga bị cho là đã phát đi những thông điêp tranh cãi và gây chia rẽ nội bộ Mỹ. Họ cho rằng các tin tặc Nga đã rất nỗ lực trong việc ẩn đi "dấu vết" nhằm tránh bị các công ty truyền thông xã hội lớn hoặc chính phủ Mỹ để mắt.
"Người Nga chắc chắn không đứng ngoài cuộc chơi. Họ đã thích nghi theo thời gian và tìm ra các biện pháp mới để thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng", ông Graham Brookie, giám đốc viện nghiên cứu pháp lý kỹ thuật số, thuộc Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ).
Theo Reuters, các cơ quan tình báo và hành pháp Mỹ từng cáo buộc Nga sử dụng chiến thuật cung cấp thông tin sai sự thật nhằm ủng hộ ứng cử viên Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016. Nga đã nhiều lần bác bỏ những cáo buộc này.
Hồi tháng trước, Mỹ đã cáo buộc một nữ công dân Nga có âm mưu can thiệp cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào ngày 6/11. Washington cho rằng cơ quan nghiên cứu Internet có trụ sở ở St. Petersburg (Nga), nơi mà nữ công dân này đang giữ chức kế toán viên, đã sử dụng tài khoản mạng xã hội phát đi những chủ đề gây tranh cãi tại Mỹ như vấn đề súng đạn, nhập cư, phân biệt chủng tộc cũng như kêu gọi phản đối các chính trị gia Mỹ.
Tài liệu của tòa án Mỹ nói rằng, công ty Nga nói trên đã chi 12 triệu USD nhằm can thiệp bầu cử Mỹ thông qua truyền thông xã hội vào năm 2016. Năm ngoái, công ty này đã chi ra 12,2 triệu USD và 6 tháng đầu năm nay họ đã đề xuất chi 10 triệu USD nhằm can thiệp bầu cử Mỹ.
Giới chuyên gia Mỹ cho rằng dù mục tiêu phát tán các nội dung gây chia rẽ vẫn giữ nguyên, nhưng cách thức của những tin tặc này đã đa dạng hơn.
Priscilla Moriuchi, cựu quan chức an ninh quốc gia Mỹ, hiện đang là chuyên gia phân tích rủi ro tại công ty an ninh mạng Recorded Future, cho biết: "Chúng tôi đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề "tin giả" và mọi người đã đoán biết tốt hơn về chiến lược từ các tin tặc, vì vậy chiến thuật này đã trở nên ít hiệu quả hơn".
Bà Moriuchi nói rằng các tài khoản đến từ Nga đã phóng đại các câu chuyện và các "hình chế" trên mạng Internet với những nội dung gây tranh cãi và chia rẽ tới từ phe cực tả hoặc cực hữu. Những bài đăng trên trông có vẻ khá "chính thống" và rất khó để xác định đây là từ tin tặc nước ngoài. Và chuyên gia Mỹ nói rằng chiến lược này hiệu quả hơn hẳn việc "thêu dệt" các câu chuyện giả.
Ông Brookie cho rằng các tài khoản từ Nga thường tập trung vào các chủ đề "nóng" và đưa ra những thông tin nhằm gây chia rẽ mạnh mẽ dư luận Mỹ.
Trang tin Daily Beast tuần trước nói rằng họ đã lưu lại 250.000 dòng tweet với nội dung về chiến dịch "Blexit", chiến dịch kêu goi người Mỹ da màu rút khỏi đảng Dân chủ trên mạng xã hội Twitter chỉ trong 15 giờ đồng hồ. Tờ báo cho biết có 40.000 tài khoản trước đó đã tham gia vào chiến dịch tuyên truyền của Nga.
"Họ đang "dụ" người Mỹ vào những câu chuyện phân cực và gây chia rẽ mạnh mẽ. Các giải pháp cho vấn đề này phải dựa trên nền chính trị Mỹ và tập trung vào những vấn đề khiến nước Mỹ trở nên đoàn kết", ông Brookie cho biết.
Đức Hoàng
Theo Dantri/SCMP
Chuyên gia Mỹ: Xe tăng của Nga là tốt nhất trong xung đột Trung Đông Theo Sputniknews, giới chuyên gia tới từ tạp chí National Interest của Mỹ nhận định, xe tăng T-90 của Nga hoạt động tốt hơn các phương tiện chiến đấu của Mỹ và Đức trong các cuộc xung đột ở Trung Đông. Xe tăng T-90. (Nguồn: vi.wikipedia.org) Một bài báo của tác giả Sebastien Roblin, một chuyên gia về an ninh và giải quyết...