Ngày này năm xưa: HLV Park Hang Seo tạo cột mốc mới với U23 Việt Nam
Ngày này 3 năm trước, HLV Park Hang Seo dẫn dắt U23 Việt Nam đánh bại U23 Brunei 6-0 ở vòng loại U23 châu Á 2020, trận thắng đậm nhất của đội dưới thời nhà cầm quân người Hàn Quốc.
Chạm trán đối thủ U23 Brunei yếu nhất bảng K vòng loại U23 châu Á 2020 vào ngày 22/3/2019, HLV Park Hang Seo quyết định cất giữ Quang Hải và cả trung vệ Trần Đình Trọng mới trở lại sau chấn thương trên băng ghế dự bị.
Ngày này 3 năm trước, U23 Việt Nam có trận thắng đậm nhất dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo. (Ảnh: Trần Tiến).
Dù vậy, U23 Việt Nam vẫn nhanh chóng kiểm soát cuộc chơi với tỷ lệ cầm bóng lên tới 80%. Trong suốt trận đấu, bóng hầu như chỉ lăn bên phần sân của U23 Brunei.
Hoàn toàn làm chủ trận đấu, U23 Việt Nam tạo ra vô số cơ hội lên khung thành của đối phương, tung ra gần 20 cú dứt điểm và có được 6 pha lập công để kết thúc cuộc đọ sức với tỷ số 6-0. Hà Đức Chinh, Thành Chung, Đinh Thanh Bình, Việt Hưng, Tấn Sinh và Quang Hải là những người ghi bàn.
Cho đến nay, chiến thắng đó vẫn là trận đấu có tỷ số đậm nhất của U23 Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo. Khoảng 8 tháng sau trận đấu nói trên, ông Park một lần nữa dẫn dắt các cầu thủ trẻ Việt Nam đánh bại Brunei 6-0, đó là đội hình U22 2 Việt Nam dự SEA Games 2019./.
Vì sao U23 Việt Nam chật vật trước Đài Loan?
Giành 3 điểm trước U23 Đài Loan (Trung Quốc) giúp U23 Việt Nam hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, cách biệt một bàn không thể khiến HLV Park Hang-seo hài lòng.
Ở vòng loại châu Á 2020, U23 Việt Nam mở màn với chiến thắng 6-0 trước U23 Brunei. Sau đó, thầy trò HLV Park vượt qua U23 Indonesia 1-0 và khiến người hâm mộ phấn khích với màn hủy diệt U23 Thái Lan 4-0. Đó là những trận đấu bùng nổ.
Video đang HOT
Trước cuộc đối đầu đội bóng yếu như U23 Đài Loan, người hâm mộ chờ đợi một chiến thắng đậm cho U23 Việt Nam như những gì đã diễn ra cách đây 2 năm. Song điều đó đã không xảy ra.
Số 9 Xuân Tú, tiền đạo mũi nhọn của U23 Việt Nam, gần như không có cơ hội dứt điểm trong hiệp một trận gặp U23 Đài Loan. Ảnh: VFF.
Cảm giác thi đấu tệ
Trong suốt 45 phút đầu tiên và khoảng 15 phút đầu hiệp 2, U23 Việt Nam chỉ tạo ra đúng một cơ hội nguy hiểm. Đó là cú đánh đầu đưa bóng đi chạm xà ngang của Lê Xuân Tú. Trước đó, Lê Văn Xuân thực hiện đường tạt bóng chính xác.
Nhưng pha triển khai bóng còn lại của U23 Việt Nam thiếu đi sự nhịp nhàng và mạch lạc. Trước hệ thống phòng ngự thấp, hai lớp của người Đài Loan, U23 Việt Nam sử dụng nhiều đường chuyền xuyên tuyến để phá vỡ cấu trúc đó. Tuy nhiên, các học trò HLV Park thực hiện không tốt.
Bên cạnh đó, trong những tình huống phối hợp tấn công biên, U23 Việt Nam cũng thường xuyên thực hiện hỏng ở các pha xử lý quyết định. Các cầu thủ kiểm soát bóng một cách lập bập, thiếu tốc độ và sự quyết đoán. Đó là lý do khiến họ bế tắc và không thể ghi bàn trước U23 Đài Loan.
Có thể thấy rõ U23 Việt Nam đã có cảm giác bóng và nhịp độ thi đấu không tốt. Rõ ràng, việc không được thi đấu trong một khoảng thời gian dài khiến các cầu thủ bị ảnh hưởng.
Trong đội hình U23 Việt Nam, chỉ có các cầu thủ được gọi lên tuyển quốc gia như Văn Xuân, Việt Anh, Hoàng Anh, Thanh Bình, Văn Toản được thi đấu thường xuyên ở V.League 2021. Dù vậy, giải đấu cũng tạm dừng từ tháng 5 và đã hủy.
Phần lớn cầu thủ còn lại chưa thể chiếm suất đá chính ở V.League và chỉ được thi đấu khá hạn chế. Các giải trẻ cũng phải tạm đóng băng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
So với thế hệ dự vòng loại U23 châu Á 2020, lứa U23 Việt Nam này gặp nhiều bất lợi về kinh nghiệm, thời gian thi đấu. Sau 2 năm, họ mới được thi đấu giao hữu quốc tế và ít có cơ hội thi đấu trong nước.
Ong Kim Swee, người dẫn dắt U23 Malaysia giành huy chương vàng SEA Games 2011, từng chia sẻ với ESPN: "Ở giai đoạn các cầu thủ đang phát triển, họ không chỉ cần tập luyện mà còn phải được thi đấu, cạnh tranh thường xuyên. Chúng tôi gặp vấn đề này ở Malaysia. Những cầu thủ trẻ giỏi nhất nước không được cọ xát đều đặn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của họ đặc biệt là khi họ mất cả một năm sự nghiệp".
Ngoài ra, mặt sân xấu cũng ảnh hưởng phần nào đến khả năng phối hợp của U23 Việt Nam. Hai năm trước, các học trò HLV Park được thi đấu trên sân Mỹ Đình và thể hiện được lối chơi. Còn tại đất Kyrgyzstan, U23 Việt Nam phải chơi trên một mặt sân vừa tổ chức 6 trận đấu trong 9 ngày ở bảng D, vòng loại giải bóng đá nữ châu Á.
Dĩ nhiên, U23 Đài Loan cũng gặp khó khăn với mặt sân xấu nhưng họ sẽ ít ảnh hưởng hơn khi chọn lối đá phòng ngự chặt.
Hai Long đã chơi hay khi được tung vào sân trong hiệp 2. Ảnh: VFF.
HLV Park còn thử nghiệm?
U23 Việt Nam đã chơi không tốt trước U23 Đài Loan và nhiều khả năng sẽ gặp nhiều khó khăn trước U23 Myanmar ở lượt đấu cuối nếu không cải thiện được phong độ. Tuy nhiên, vẫn có cơ sở để tin rằng HLV Park còn "giấu bài".
Ở hàng phòng ngự, Nhâm Mạnh Dũng có thể trở lại đội hình xuất phát với vai trò trung vệ lệch trái. Trong hiệp một trận gặp U23 Đài Loan, HLV Park sử dụng Liễu Quang Vinh nhưng cầu thủ của CLB Đà Nẵng không đáp ứng được yêu cầu. Anh chuyền sai khá nhiều và tranh chấp tay đôi chưa hiệu quả.
Trong khi đó, Mạnh Dũng cho thấy bộ mặt trái ngược. Hậu vệ trưởng thành từ lò Viettel tự tin đi bóng, chuyền xuyên tuyến chính xác, gây áp lực lớn hơn lên hàng thủ U23 Đài Loan. Anh góp phần giúp những đường tấn công bên cánh trái của U23 Việt Nam chất lượng hơn.
Cách bố trí hàng tiền vệ của HLV Park cũng cho thấy sự thử nghiệm. Ông cho Mai Xuân Quyết, một cầu thủ giỏi chạy cánh hoặc đá tiền đạo, chơi tiền vệ trung tâm và không mang lại hiệu quả. Cầu thủ của CLB Nam Định bị thay ra đầu hiệp 2.
Hai tiền vệ còn lại là Nguyễn Hữu Thắng và Lý Công Hoàng Anh cũng chơi mờ nhạt. Trong ngày phải đá thấp nhất tuyến giữa để sắm vai trò tổ chức, Hữu Thắng thi đấu không tốt. Anh chơi quá xa vùng cấm đối thủ để có thể phát huy những điểm mạnh như đột phá, phối hợp ngắn hay chọc khe bất ngờ cho đồng đội. Tiền vệ mỏ neo không phải vị trí sở trường của Hữu Thắng.
Trong khi đó, Hoàng Anh gặp khó khăn ở các tình huống bị đối thủ vây ráp nhanh. Anh cũng không để lại dấu ấn nào.
Mọi chuyện chỉ được giải quyết khi Văn Công và Hai Long có mặt trên sân. Bộ đôi này tạo ra sự cân bằng cho U23 Việt Nam. Văn Công vốn giỏi tranh chấp, thu hồi bóng nên chơi thấp hơn. Anh tạo điều kiện cho Hai Long thoải mái dâng cao tấn công.
Nhờ đó, U23 Việt Nam có thế trận tấn công sáng hơn. Chính Hai Long đã có một số tình huống đột phá, dứt điểm nguy hiểm trước khi tung đường kiến tạo để Văn Xuân ghi bàn duy nhất của trận đấu.
Ngoài ra, cách sắp xếp 3 tiền đạo cũng giúp U23 Việt Nam linh hoạt hơn. Bảo Toản, Văn Đạt và Việt Cường thường xuyên hoán đổi vị trí để khiến đối thủ bất ngờ. Trong 30 phút cuối hiệp 2, U23 Việt Nam đã thể hiện bộ mặt khác với 60 phút trước đó.
Những biến chuyển trong hiệp 2 cho thấy U23 Việt Nam có thể thay đổi một cách tích cực hơn. Bên cạnh đó, HLV Park cũng có lợi thế khi được xem U23 Myanmar thi đấu với U23 Đài Loan và đưa ra thêm những toan tính, giúp các học trò giành chiến thắng thuyết phục hơn để tặng người hâm mộ.
Trung Quốc bỏ giải châu Á, U23 Việt Nam có bị ảnh hưởng? AFC có quyết định cuối cùng về việc U23 Trung Quốc và U23 Brunei rút lui không tham dự vòng loại U23 châu Á 2022. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, U23 Trung Quốc và U23 Brunei xin rút lui khỏi vòng loại U23 châu Á 2022. Như vậy, bảng G chỉ còn lại 2 đội là U23 Australia và U23 Indonesia. Giải...