Ngày này năm xưa: ĐT Việt Nam “thảm bại” ở AFF Cup
Ngày này 16 năm trước, ĐT Việt Nam đã phải nhận trận thua đậm 0-3 trước Indonesia ở AFF Cup 2004 (giải đấu lúc đó vẫn được biết đến với tên gọi Tiger Cup 2004).
Tham gia Tiger Cup 2004 dưới sự chỉ đạo của HLV người Brazil – Tavares cùng lực lượng là sự kết hợp giữa những cầu thủ kinh nghiệm như Huỳnh Đức, Bảo Khanh với những gương mặt trẻ như Công Vinh, Huy Hoàng, Tài Em, ĐT Việt Nam được kỳ vọng sẽ có giải đấu thành công khi vòng bảng chúng ta được thi đấu trên sân nhà.
ĐT Việt Nam để lại nỗi thất vọng lớn ở Tiger Cup 2004. (Ảnh: VFF).
Khởi đầu với trận hòa Singapore, ĐT Việt Nam thắng đậm Campuchia 9-1 ở cuộc đọ sức sau đó trước khi bước vào trận gặp Indonesia ngày 11/12/2004 với tinh thần quyết thắng.
Dù vậy, những gì người hâm mộ được trải qua sau trận đấu trên sân Mỹ Đình 16 năm trước chỉ là nỗi thất vọng cùng cực. ĐT Việt Nam có những phút đầu không quá kém nhưng việc lựa chọn lối chơi tấn công áp đảo đã khiến hàng thủ của chúng ta trở nên mong manh. Indonesia với các cầu thủ tốc độ đã chơi phản công cực tốt để có 3 bàn thắng ngay trong hiệp 1 do công của Mauly Lessy, Boaz Solossa và Ilham Jaya Kesuma.
Hiệp 2 chứng kiến những nỗ lực bất thành của ĐT Việt Nam trong việc tìm bàn thắng. Thầy trò HLV Tavares đành chấp nhận thất bại nặng nề 0-3 trước Indonesia. Ngay sau trận đấu ấy, nhà cầm quân người Brazil đã viết đơn xin từ chức và được VFF chấp thuận. Lần đầu tiên trong lịch sử ĐT Việt Nam “thay tướng” giữa một giải đấu lớn với việc HLV thủ môn Trần Văn Khánh làm người chỉ đạo trong trận đấu cuối cùng vòng bảng Tiger Cup 2004 gặp Lào.
Đến nay, thất bại của ĐT Việt Nam trước Indonesia 16 năm trước vẫn là một trong những trận thua mà người hâm mộ Việt Nam cảm thấy buồn nhất mỗi khi nhắc lại về các kỳ AFF Cup/Tiger Cup đã qua của ĐT Việt Nam./.
CLB Long An nguy cơ xuống hạng Nhì: Đoạn kết buồn cho 1 thế lực
Từng là một thế lực trong làng bóng đá Việt Nam, từng thống trị V.League và sở hữu hàng loạt ngôi sao trứ danh, thế nhưng trong khoảng 2 năm gần đây, CLB Long An đã lao dốc. Thậm chí giờ đây, họ còn đang phải đối mặt với nguy cơ xuống giải hạng Nhì.
Giải hạng Nhất Quốc gia 2020 diễn ra vòng đấu cuối cùng ngày 30/10. Cả ba đội bóng ở miền Tây là Long An, Đồng Tháp và Cần Thơ chạy đua ở những vị trí cuối cùng của nhóm rớt hạng. CLB Cần Thơ đang có 16 điểm, Đồng Tháp có 15 điểm còn Long An xếp chót bảng với 13 điểm. Về lý thuyết, đoàn quân của HLV Nguyễn Hữu Đang chưa chắc chắn rớt hạng, nhưng lịch thi đấu đẩy Long An với Đồng Tháp vào cuộc chiến một mất, một còn.
CLB Long An đối mặt nguy cơ phải xuống chơi tại giải hạng Nhì.
CLB Long An một thời tiền thân là Gạch Đồng Tâm Long An nay đã là dĩ vãng. Hậu duệ của những Minh Phương, Tài Em xuống hạng Nhì thì cũng chỉ tự trách mình. Bầu Thắng đã thôi đầu tư cũng như quan tâm đến sự phát triển của đội chủ sân Tân An. Một đoạn kết buồn cho một thế lực từng vô địch V.League 2005, 2006 và sở hữu trong đội hình vô số những tên tuổi lớn.
Trở lại quá khứ, mối lương duyên với bóng đá của bầu Thắng được bắt đầu từ năm 1998. Đấy là thời điểm mà ĐT Việt Nam bước vào kỳ Tiger Cup (bây giờ là AFF Cup) lịch sử. Còn "máu" làm bóng đá trong bầu Thắng trỗi dậy.
Bầu Thắng chia sẻ: "Tôi từng có mặt trên SVĐ Hàng Đẫy chứng kiến trận chung kết lịch sử Tiger Cup 98 giữa ĐT Việt Nam gặp Singapore. Đấy là thời điểm mà "Thế hệ vàng" của những Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Hữu Thắng... là niềm tự hào của bóng đá nước nhà. Thế nhưng cái lưng của Sasi Kumar lấy đi nước mắt của hàng triệu người hâm mộ trong đêm mưa Hà Nội. Đấy là một trong những khoảnh khắc ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Và trong cái đêm định mệnh ấy, tôi giống như một đứa trẻ lang thang, vô định. Giữa đêm Hà Nội buồn, tôi luôn suy nghĩ về trận thua lịch sử đến lặng người. Sự bức xúc kèm theo một ý chí sôi sục, tôi nghĩ mình cần phải làm được điều gì đó cho bóng đá Việt Nam".
Đến năm 2000, bầu Thắng đầu tư vào bóng đá Long An, đội bóng mang mô hình doanh nghiệp với tên Gạch Đồng Tâm Long An đã nhanh chóng tạo được tiếng vang. Và điểm sáng lớn nhất chính là việc bầu Thắng đã đưa HLV Calisto về dẫn dắt đội bóng, mở ra kỷ nguyên lịch sử cho bóng đá Long An. Bầu Thắng từng chia sẻ rằng: "HLV Calisto thực sự là một nhà quản lý, một HLV tài năng và ông đã dạy cho tôi nhiều điều về bóng đá chuyên nghiệp. Tôi còn nhớ, trong chuyến đi Italia công tác, tôi đã sang Bồ Đào Nha thăm HLV Calisto và được ông dẫn đi thăm nhiều CLB hàng đầu ở nước này. Ông nói về cách thức điều hành của từng CLB, về việc kinh doanh và phát triển của các đội bóng chuyên nghiệp".
Ngay ở mùa giải 2001/2002, Gạch Đồng Tâm Long An đã giành chức vô địch hạng Nhất để giành quyển lên chơi V.League. Sau đó, Gạch Đồng Tâm Long An đã giành ngôi vị á quân V.League 2003 và xếp thứ 3 V.League 2004. Đỉnh cao của bóng đá Long An chính là hai chức vô địch V.League liên tiếp vào các năm 2005 và 2006. Một giai đoạn được xem là hoàng kim của bóng đá Long An. Bầu Thắng đã tạo ra một thế lực lớn cho bóng đá Việt Nam, đối chọi với phần còn lại là Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức.
Thế nhưng, sau giai đoạn đó, bóng đá Long An rơi vào giai đoạn thoái trào khi hàng loạt các công thần đã tháo chạy. Đây cũng là thời kỳ mà Long An đã không còn "phù thuỷ" Calisto. Đến năm 2011, bóng đá Long An đã nhận cú sốc xuống hạng. Bóng đá Long An chấm dứt cả thập kỷ là một "đế chế" ở V.League.
Cùng năm đó, khi bầu Kiên "phất cờ" với phát ngôn gây sốc nhắm vào VFF để rồi sau đó cầm trịch một cuộc cách mạng với việc lập ra Công ty VPF đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía các CLB và những ông bầu có tiếng nói trong làng bóng đá.
Với khí thế mà bầu Kiên tạo ra đã khiến bầu Thắng đồng ý tham gia vào HĐQT VPF khoá I. Thời điểm đó, bầu Thắng giữ chức danh Chủ tịch HĐQT. Thế nhưng đó là cái chức mà ông chỉ "đứng tên" còn mọi sự điều hành ở VPF nằm trong tay bầu Kiên với chức danh Phó Chủ tịch HĐQT. Tuy vậy, sau khi bầu Kiên rơi vào vòng lao lý, bầu Thắng từ chỗ chỉ "đứng tên" Chủ tịch HĐQT buộc phải "nhiếp chính" thực sự và điều hành VPF. Cũng vì làm quan chức ở VPF mà sau này, bầu Thắng cũng rút tên khỏi CLB Long An, nhường lại cho người em trai Võ Thành Nhiệm để đảm bảo tính khách quan.
Sau sự cố mà Long An gặp phải trên sân Thống Nhất đầu mùa giải 2017, ông Nhiệm từ chức, đội bóng từng một thời lẫy lững dưới tay bầu Thắng cũng xuống hạng cuối mùa giải. Đó là nốt trầm lớn nhất kể từ khi bầu Thắng rời Long An để làm quan ở VPF.
Tại Đại hội cổ đông VPF khóa III nhiệm kỳ 2017-2020, bầu Thắng đã chính thức rút khỏi VPF, nhường lại vị trí Chủ tịch HĐQT cho bầu Tú. VPF đã rẽ sang một trang mới với nhiều sự đổi mới nhưng cũng nhiều sóng gió. Còn bầu Thắng cũng tuyên bố sẽ quay trở lại giúp bóng đá Long An tìm lại ánh hào quang sau những gì đã mất.
Tưởng như rời VPF và trở lại Long An để tập trung vực dậy đội bóng từng là tâm huyết một thời thì bầu Thắng lại bất ngờ quyết định chia tay bóng đá chuyên nghiệp. Đấy là khi ông bị cuốn vào câu chuyện lùm xùm giữa bầu Đức và bầu Tú. Bầu Thắng đã ủng hộ quan điểm của bầu Đức khi cho rằng bầu Tú không nên ôm quá nhiều chức ở VPF và VFF. Không còn nguồn tài trợ từ Tập đoàn Đồng Tâm và bầu Thắng, CLB Long An chỉ còn biết sống bằng nguồn kinh phí hạn hẹp từ ngân sách tỉnh nhà. Và khi kinh phí hạn hẹp, họ sẽ còn những cầu thủ giỏi trong đội hình, tinh thần chiến đấu của cả đội cũng luôn bị dao động và xuống hạng Nhì là viễn cảnh hiển hiện.
BẤT NGỜ: ĐT Việt Nam từng kém Lào tới... 21 bậc trên BXH FIFA Trong quá khứ, ĐT Việt Nam dù sở hữu đội hình có nhiều danh thủ như Công Vinh, Minh Phương, Tài Em... từng kém ĐT Lào tới 21 bậc trên BXH FIFA. Từ trước đến nay, ĐT Việt Nam luôn chiếm thế áp đảo và thường xuyên giành được chiến thắng với cách biệt đậm khi so tài với ĐT Lào. Thậm chí,...