Ngày này năm xưa: Cuộc chiến ít biết giữa Liên Xô và Trung Quốc
Cuộc xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc về Đường sắt phía đông Trung Quốc (CER) có thể được coi là liên quan tới biên giới.
Bản thân tuyến đường và những khu vực quanh nó được coi là tài sản chung, theo thỏa thuận năm 1924 giữa Liên Xô và Trung Quốc. Ngày 11/8, xung đột nhỏ diễn ra giữa hai nước, song mãi tới ngày 17/8/1929, trận chiến đầu tiên mới thực sự nổ ra khi quân Liên Xô tấn công vào Chalainor, Trung Quốc.
Theo giải thích của Liên Xô, nguyên nhân xung đột bắt nguồn từ việc Zhang Xueliang – người cai quản vùng Manchuria (nơi tuyến đường sắt đi qua và là một khu vực tự trị của Trung Quốc thời bấy giờ) bị chủ nghĩa đế quốc phương Tây và những người Nga định cư ở biên giới Trung Quốc – Manchuria lôi kéo nên muốn kiểm tra xem Hồng quân Liên Xô mạnh tới đâu.
Mặc dù số quân phía Trung Quốc lớn hơn, song binh sĩ Liên Xô tinh nhuệ hơn và được vũ trang tốt hơn, lại chủ động sử dụng máy bay, nên họ có ưu thế.
Sau một trận không kích ngày 12/10/1929, 5 trong số 11 tàu của Trung Quốc bị tiêu diệt và số còn lại phải rút lui. Sau đó, quân đội Liên Xô đã đổ bộ từ các tàu chiến của Hạm đội Viễn Đông. Với sự hỗ trợ của Hồng quân, pháo binh chiếm được thành phố Lahasusu của Trung Quốc. Sau khi đánh bại đối phương, quân Liên Xô mau chóng rút về nước.
Trường hợp tương tự cũng diễn ra trong chiến dịch Fugdinskaya, nổ ra ngày 30/10/1929. Tại cửa sông Tùng Hoa, 8 chiến hạm thuộc Hạm đội Viễn Đông của Nga cùng binh lính cuối cùng đã đánh bại Hạm đội Sungari của Trung Quốc đóng quân tại đây. Sau đó hai trung đoàn thuộc Sư đoàn bộ binh số 2 chiếm đóng thành phố Fujin đến tận 2/11/1929 mới quay về Liên Xô.
Các hoạt động quân sự kéo dài tới tận 19/11 với phần thắng cuối cùng thuộc về Liên Xô. Theo một số ước tính, Trung Quốc mất gần 2.000 người trong các cuộc giao tranh, hơn 8.000 người khác bị thương. Thiệt hại phía Hồng quân Liên Xô là 281 người.
Video đang HOT
Phía Manchuria mau chóng tìm kiếm hòa bình và tới 22/12/1929, một thỏa thuận được ký kết. Theo đó, CER tiếp tục được Trung Quốc và Liên Xô sử dụng theo điều khoản đã ký trước.
Theo báo RBTH của Nga, cuộc xung đột CER không phải lớn nhất trong những lần đụng độ giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhưng nó có ý nghĩa lớn nhất về hậu quả lịch sử và địa chính trị. Chưa bao giờ hai bên lại tiến gần tới một cuộc chiến tranh toàn diện tới vậy.
Hoài Linh
Theo VNN
Anh hùng Liên Xô một mình tiêu diệt 23 lính Đức
Bị tước súng khi đang làm nhiệm vụ tiếp tế, Ovcharenko đã dùng rìu và lựu đạn gieo rắc kinh hoàng cho cả trung đội phát xít Đức.
Một xạ thủ sử dụng súng máy DT-29 của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Ảnh: WarHistory.
Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại chống lại chiến dịch xâm lược của phát xít Đức, nhiều chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã lập nên chiến công không tưởng khi phải đối mặt với quân số địch hơn gấp nhiều lần. Một trong số đó là Anh hùng Liên Xô Dmitry Romanovich Ovcharenko, người đã trở thành huyền thoại khi một mình dùng rìu hạ hơn 20 lính Đức, theo War History.
Ovcharenko sinh năm 1919 trong một gia đình làm nghề thợ mộc ở làng Ovcharovo, tỉnh Kharkov. Từ nhỏ, anh được cha mình dạy cách sử dụng rìu và coi đây là một vũ khí quan trọng.
Tháng 7/1941, đơn vị của Ovcharenko phải vất vả chống cự trước đợt tấn công của phát xít Đức. Kẻ thù lúc này đã chọc thủng phòng tuyến và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Tình hình ngày càng trở nên khó khăn, ngay cả việc di chuyển cũng rất nguy hiểm bởi nguy cơ trúng đạn cối của đối phương.
Lúc này, binh nhì Ovcherenko đang phục vụ trong một đơn vị súng máy cơ động của Trung đoàn bộ binh số 389, Sư đoàn 176 và đã bị thương một lần. Nhiệm vụ của anh ở thời điểm quan trọng này là dùng xe cải tiến vận chuyển đạn và đồ tiếp tế cho các cứ điểm Hồng quân ở làng Pesets, phía nam Ukraine. Vũ khí cá nhân Ovcherenko mang theo khi làm nhiệm vụ là một khẩu súng trường Mosin-Nagant và một chiếc rìu.
Ngày 13/7/1941, trong lúc Ovcherenko đang thực hiện nhiệm vụ, đột nhiên một trung đội khoảng 50 lính Đức trên hai xe ôtô xuất hiện trên đường. Vì không nghĩ đối phương có thể tiến sâu vào trong lãnh thổ đến vậy, Ovcherenko bị bất ngờ. Một sĩ quan Đức nhanh chóng tước súng của anh và bắt đầu tra hỏi người lính Liên Xô mà không biết rằng anh còn một chiếc rìu bên mình.
Không chút đắn đo, Ovcherenko vơ lấy chiếc rìu trong thùng xe cải tiến và tung đòn hạ gục sĩ quan Đức. Trước cảnh tượng này, đám lính Đức đứng chôn chân vì kinh ngạc và sốc.
Lợi dụng thời cơ, Ovcherenko nhanh chóng chộp lấy ba quả lựu đạn trên thùng xe và quăng liên tiếp vào giữa hai xe ôtô của đối phương, khiến 21 lính Đức thiệt mạng và số còn lại bỏ chạy tán loạn, dù vẫn cầm súng trong tay. Ovcherenko còn đuổi theo một sĩ quan Đức đang tháo chạy và tiêu diệt hắn bằng rìu.
Ovcharenko sau đó lục soát và tịch thu tài liệu, bản đồ, vũ khí từ xác lính Đức rồi đưa tới nộp cho chỉ huy Trung đoàn Bộ binh 389.
Ban đầu, ban chỉ huy trung đoàn không tin lời Ovcherenko kể, nhưng khi đến hiện trường kiểm tra, mọi người đều bị sốc. Sau khi được chữa trị vết thương, Ovcharenko quay trở lại trung đoàn và tiếp tục nhiệm vụ chiến đấu.
Truyền thông Liên Xô lúc đó nêu một số nghi vấn về địa điểm của trận đánh và cả số lượng lính Đức có mặt, nhưng văn bản xét tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô ghi nhận chiến công của Ovcharenko là có thật.
Hồng quân Liên Xô chiến đấu chống quân Đức ở Stalingrad. Ảnh: WarHistory.
Trong văn bản do trung tướng Dmitry Ryabyshev và một thành viên Hội đồng Quân sự tên Leonid Korniyts ký, Ovcharenko được xác nhận đã có hành động anh dũng, bất khuất khi một mình hạ gục 23 lính Đức.
"Ovcharenko đã cho thấy sự nhanh trí và lòng dũng cảm phi thường khi chớp thời cơ lính Đức còn đang bàng hoàng. Người lính này hội tụ các yếu tổ như ý chí kiên định thực hiện nghĩa vụ với tổ quốc và chiến đấu để giải phóng cho dân tộc mình khỏi ách đô hộ của phát xít Đức", sử gia quân sự Yuri Melkonov nhận định.
Sau khi được phong Anh hùng Liên Xô, Ovcharenko tiếp tục chiến đấu với vai trò là xạ thủ súng máy thuộc Lữ đoàn xe tăng số 3. Trong các trận đánh ở khu vực nhà ga Sheregeysh nhằm giải phóng Hungary, Ovcharenko bị thương nặng và qua đời trong bệnh viện ngày 28/1/1945.
Duy Sơn
Theo VNE
Liên Xô đã tạo ra "siêu chó" của riêng mình như thế nào Sau Thế chiến 2, Hồng quân Liên Xô đã tìm cách tạo ra 1 giống "siêu chó" đặc chủng. Sau khi kết hợp 17 giống khác nhau, họ đã có được thứ mà mình muốn: chó sục đen Nga. Chó sục đen Nga Giống chó mới có những phẩm chất tốt nhất có thể: sự nhanh nhẹn và bản năng canh gác nhạy...