Ngày này năm xưa: Cái chết thương tâm của vị Thánh tình yêu
Ngày 14/2 vào năm 278 sau Công nguyên, Valentine – một thầy tu ở Rome, dưới thời cai trị của Hoàng đế Claudius II, bị xử tử.
Dưới sự nắm quyền của Claudius Độc ác, Rome dính líu tới nhiều chiến dịch đẫm máu và không được lòng dân. Hoàng đế phải duy trì một quân đội mạnh nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc lôi kéo binh lính gia nhập các liên minh quân sự của mình. Claudius cho rằng, trai tráng thành Rome không muốn gia nhập quân đội vì sự gắn kết chặt chẽ với vợ và gia đình.
Để giải quyết vấn đề này, Claudius cấm toàn bộ việc kết hôn, đính ước ở Rome. Tuy nhiên, nhận ra đây là một sắc lệnh bất công, thày tu Valentine bất chấp lệnh của hoàng đế và tiếp tục bí mật giúp các cặp đôi yêu nhau kết hôn.
Theo History, khi hành động của thầy tu Valentine bị phát hiện, Claudius quyết định xử tử thầy tu này. Valentine bị bắt và đưa tới toà rồi nhận án bị đánh chết, chặt đầu. Bản án được thi hành vào ngày 14/2.
Video đang HOT
Truyền thuyết kể rằng khi ở trong ngục, thầy tu Valentine đã để lại một lá thư tạm biệt cho con gái người cai ngục, vốn đã trở thành bạn của ông. Dưới thư có dòng chữ: “Từ Valentine của bạn”.
Vì sự phục vụ tận tâm của mình, thày tu Valentine đã được phong thánh sau khi chết.
Trên thực tế, nguồn gốc và thân thế chính xác của Thánh Valentine vẫn chưa rõ ràng. Theo bách khoa toàn thư công giáo, “có ít nhất ba vị Thánh Valentine khác nhau, tất cả đều là những người tử vì đạo, được đề cập là những người chết vì nghĩa vào ngày 14/2″.
Có nhiều truyền thuyết gắn tên các nhân vật trên với các câu chuyện lãng mạn. Ngày mất của Thánh Valentine có thể lẫn với lễ Lupercalia – lễ hội tình yêu. Tới năm 496 sau Công nguyên, Giáo hoàng Gelasius quyết định chấm dứt Lễ Lupercalia và tuyên bố 14/2 là ngày Thánh Valentine.
Dần dần, ngày 14/2 trở thành ngày trao đổi các thông điệp, thơ tình và các món quà đơn giản như hoa.
Hoài Linh
Theo Vietnamnet
Nhà ngoại giao Triều Tiên tại Italy bất ngờ đào tẩu
Quyền đại sứ Triều Tiên tại Italy đã nộp đơn xin tị nạn nhưng chưa rõ lý do dẫn tới quyết định này của ông.
Quyền đại sứ Triều Tiên tại Rome Jo Song-gil đã xin tị nạn tại một quốc gia phương Tây chưa xác định. Ảnh: AFP.
Jo Song-gil, quyền đại sứ Triều Tiên tại Rome, đã cùng gia đình xin tị nạn ở một quốc gia phương Tây chưa được xác định, nhật báo JoongAng Ilbo của Hàn Quốc hôm nay dẫn lời các nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết.
"Ông ấy xin tị nạn từ đầu tháng trước", một nguồn tin nói. Theo nguồn tin, nhà chức trách Italy đang không biết xử lý sự việc thế nào nhưng họ vẫn bảo vệ quyền đại sứ Triều Tiên tại một nơi an toàn.
Trước Jo Song-gil, quan chức ngoại giao Triều Tiên gần nhất đào tẩu là Thae Yong-ho, người rời bỏ vị trí phó đại sứ tại London hồi năm 2016.
Jo, 48 tuổi, trở thành quyền đại sứ Triều Tiên tại Rome từ tháng 10/2017 sau khi Italy trục xuất đại sứ lúc bấy giờ là ông Mun Jong-nam nhằm phản đối vụ thử hạt nhân mà Bình Nhưỡng thực hiện vào tháng trước đó.
Một chuyên gia về Triều Tiên cho biết Jo "là con rể của một trong những quan chức cấp cao nhất trong chính quyền Triều Tiên".
Thông thường, các nhà ngoại giao Triều Tiên khi làm việc ở nước ngoài đều được yêu cầu để gia đình lại Bình Nhưỡng nhằm ngăn họ bỏ trốn. Tuy nhiên, Jo hồi giữa năm 2015 đến Rome cùng vợ và con. Điều này khiến nhiều người hoài nghi rằng ông có thể xuất thân từ một gia đình danh giá.
Theo Vũ Hoàng (VNE)
Thượng viện Italy thông qua dự luật ngân sách 2019 sửa đổi Ngày 23/12, Thượng viện Italy đã thông qua dự luật ngân sách năm 2019 sửa đổi sau khi chính phủ nước này điều chỉnh một số biện pháp chính để cân bằng quan điểm với Liên minh châu Âu (EU). Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini (giữa) tại phiên họp của Thượng viện Italy ở Rome. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Dự luật được...