Ngày này năm xưa: Bức ảnh biểu tượng của Thế chiến II ra đời
Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trong Thế chiến II được chụp vào ngày 23/2/1945 khi quân Mỹ kéo cờ trên hòn đảo Iwo Jima ở Thái Bình Dương.
Đảo núi lửa Iwo Jima ở Thái Bình Dương, nằm cách đông nam Nhật khoảng 1.200km, được khoảng 22.000 quân Nhật bảo vệ. Đảo này được coi là cao điểm chiến lược đối với bất kỳ cuộc tấn công tương lai nào nhằm vào đất liền của Nhật. Sau bốn ngày giao chiến, binh sĩ Mỹ đã chiếm được đỉnh núi Suribachi, điểm cao nhất đồng thời là vị trí chiến lược nhất trên đảo, và cắm cờ Mỹ.
Lúc 10h35 giờ địa phương, một nhóm lính thủy đánh bộ thuộc trung đội 3, tiểu đoàn 2, trung đoàn số 28 do Trung úy Harold Schrier dẫn đầu đã đi tới đỉnh núi và cắm cờ Mỹ. Tuy nhiên, lá cờ quá bé, không thể nhìn thấy rõ nếu đứng từ bờ biển.
Một lá cờ lớn hơn đã được tìm thấy và trao cho anh lính Rene Gagnon đưa lên đỉnh núi. Tại đây, anh lính Gagnon, trung sĩ Michael Strank, hạ sĩ Harlon Block, binh nhì Franklin Sousley, Ira Hayes và lính cứu thương John Bradley đã cùng nhau cắm cờ ở điểm cao nhất trên đảo.
Video đang HOT
Bức ảnh chụp các binh sĩ cắm cờ trên một cái ống nước cũ đã được nhiếp ảnh gia hãng AP là Joe Rosenthal ghi lại. Rosenthal chụp 3 bức ảnh về sự kiện trên và bức đầu tiên, ghi lại cảnh 5 lính thủy đánh bộ và 1 lính hải quân trở thành bức ảnh được sao chép nhiều nhất trong lịch sử. Một đoạn phim đi kèm cho thấy bức tranh được chụp hoàn toàn tự nhiên.
Bức ảnh này sau đó trở thành biểu tượng của lực lượng thủy quân lục chiến lẫn những cố gắng của Mỹ.
Năm 1945, ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer và được nhà điêu khắc nổi tiếng Felix de Weldon sử dụng để kiến tạo đài liệt sĩ thủy quân lục chiến. Đài tưởng niệm này hoàn thành năm 1954 và hiện nằm gần nghĩa trang quốc gia Arlington ở Virginia.
Theo History, dù cờ được kéo lên song trận chiến Iwo Jima vẫn kéo dài thêm 31 ngày, trở thành chiến dịch đẫm máu nhất, tốn kém nhất trong lịch sử lính thủy đánh bộ Mỹ tại Thái Bình Dương. Hơn 6.000 lính Mỹ thiệt mạng khi tham gia trận chiến giành Iwo Jima, khoảng 17.000 lính khác bị thương. Về phần Nhật, chỉ có 200 lính trong tổng số 22.000 lính bảo vệ đảo, bị bắt sống.
Hoài Linh
Theo Vietnamnet
Quân đội Mỹ tuyên chiến với... "cỏ Nga"
Quân đoàn Kỹ thuật trực thuộc Quân đội Mỹ đang coi cỏ dại Nga đang là vấn đề lớn tại Tây Bắc Thái Bình Dương và đang tìm kiếm nhà thấu có khả năng dọn dẹp "cỏ nga" ở gần thành phố Seattle, bang Washington.
Binh sĩ Mỹ ngồi trong bãi cỏ dại xung quanh Căn cứ Hỗn hợp Lewis-McChord. Ảnh: Flickr.
Theo RT, để loại bỏ cây kế, cây ô-liu Nga, liễu ngư đốm (Dalmatian toadflax) và các loài cây "xâm lấn" khác, Quân đội đang tìm một doanh nghiệp có doanh thu trung bình năm là 7,5 triệu USD, được cơ quan nông nghiệp chính phủ cấp phép đầy đủ để thực hiện công việc phun thuốc diệt cỏ.
Được biết, doanh nghiệp nào thắng thầu sẽ có cơ hội "chiến đấu với các kẻ xâm lấn Nga" trên tổng diện tích 849 héc-ta đất xung quanh Căn cứ Hỗn hợp Lewis-McChord và Trung tâm Huấn luyện Yakima của Quân đội Mỹ. Hợp đồng vốn được công bố vào đầu tháng 2 sẽ có hiệu lực trong 1 năm và sẽ được gia hạn thêm 4 lần, mỗi lần không quá 1 năm.
Theo RT, cây kế Nga còn có tên khác là cây cỏ lăn, vốn có nguồn gốc từ châu Âu và được mang tới tân lục địa bởi dân di cư vào những năm 70 của thế kỷ 19. Trong khi đó, cây ô-liu Nga - hay còn được biết đến với cái tên cây ô-liu Ba Tư hay cây nhót bạc (silverberry) - cũng được mang tới Mỹ vào thế kỷ 19.
Theo Danviet
Tư lệnh Mỹ đề cao vai trò của Việt Nam Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương (USINDOPACOM) Philip Davidson khẳng định Việt Nam đang nổi lên như là một đối tác chính trong việc thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong khu vực. Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Philip Davidson phát biểu tại Ủy ban Quân vụ Thượng...