Ngày này năm xưa 11/10: Quái vật hồ Loch Ness chỉ là trò đùa
Câu chuyện về quái vật hồ Loch Ness vẫn chưa có lời đáp.
Huyền thoại về quái vật hồ Lock Ness đã có từ hơn 200 năm nay nhưng đến tận bây giờ người ta vẫn chưa tìm được bằng chứng xác thực nhất về sự tồn tại của loài động vật này.
Nhiều người cho biết, đã từ rất lâu các câu chuyện kỳ bí về hồ Lock Ness vẫn được nhân nhân trong vùng đồn thổi và họ tin rằng tại hồ có tồn tại một thực thể bí ẩn nào đấy.
Đến ngày 14/4/1933 cặp vợ chồng nhà John Mackay chia sẻ họ lần đầu tiên nhìn thấy quái vật hồ Loch Ness. John Mackay và vợ ông đã nhìn thấy “cái gì đó như một con cá voi” khi họ đi xuống hồ nước ngọt tại một con đường gần đó.
Những giả thuyết khác nhau được các nhà khoa học thảo luận.
Video đang HOT
Từ đó, những đồn đoán nghi ngờ, suy luận xung quanh loài quái vật này vẫn chưa dừng lại. Ngoài cái tên gắn liền với địa danh nó được phát hiện, họ còn đặt cho loài quái vật này cái tên là Nessie.
Không chỉ cặp vợ chồng này mà còn rất nhiều tin đồn khác nhau về sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness. Thậm chí, hình ảnh của quái vật hồ Loch Ness còn xuất hiện trong phim ảnh, bộ truyện…
Để xác nhận điều này, vào năm 1987 một đoàn điều tra được cử để tìm ra sự thật đằng sau câu chuyện quái vật Loch Ness. Tuy nhiên, sau 1 thời gian dài tìm kiếm, cả đoàn khoa học đã thống nhất về việc quái vật hồ Loch Ness chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Adrian Shine, trưởng đoàn khảo sát cho biết: ” Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đang nhầm lẫn một điều gì đó. Chẳng có thực thể nào gọi là quái vật hồ Loch Ness. Nó chỉ là sản phẩm của một trò đùa nào đó thôi”.
Sau khi không tìm kiếm được gì tại đây, 11/10/1987, cơ quan có thẩm quyền đã tuyên bố về việc quái vật hồ Loch Ness chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.
Sau này cũng có rất nhiều nhà khoa học tìm tới đây để chứng minh điều này. Tiến sĩ Luigi Piccardi – nhà địa chất học người Ý tin rằng không có con quái vật nhút nhát và cổ xưa sinh sống trong hồ nổi tiếng nhất Loch Scotland – hồ Loch Ness. Ông cho rằng đây cũng chỉ là kết quả của bong bóng gây ra bởi lực lượng địa chất mà thôi.
Tuy có rất nhiều tuyên bố về việc này nhưng những câu chuyện về quái vật hồ Loch Ness vẫn được mọi người đồn thổi cho tới tận bây giờ.
Ngày 11/10 cũng được biết đến là ngày trục vớt thành công soái hạm Mary Rose của vua Henry VIII sau 437 năm nằm sâu dưới lòng biển cả.
Theo Datviet
Nhớ bánh xèo bông dề mẹ đúc năm xưa
Mỗi khi trời trở lạnh, hương thơm dìu dịu của bông dề bỗng cứ thoang thoang thoảng đâu đây, da diết, quyến luyến như nỗi nhớ quê của đứa con xa nhà...
Bông dề là loài cây dại thường mọc ở các bờ gò, chân núi. Chúng có hoa màu tím, mùi hương thơm nồng không lẫn vào đâu được cho dù người nội trợ có pha trộn và chế biến kết hợp với các loại thực phẩm khác nhau.
Đặc điểm của bông dề là thường mọc vào mùa mưa đông. Trước đây, đang trong lúc làm công việc đồng áng hễ gặp bông dề thì người dân quê tôi nhổ ngay vài bông đem về để làm rau gia vị. Còn ngày nay, lúc nông nhàn, mọi người lại rủ nhau tìm nhổ bông dề đem ra chợ để bán, kiếm thêm chút tiền chợ.
Bông dề có thể chế biến nhiều món ngon nức tiếng. Ngoài xào giá đậu, nấu canh bầu, canh chua, canh rau tập tàng... bông dề còn dùng để đúc bánh xèo - món dân dã mà dân quê thường dùng cho điểm tâm hoặc mỗi khi trời mưa rả rích, cả gia đình xum họp với nhau.
Cách chế biến món bánh xèo bông dề không quá cầu kì, chỉ cần nhổ bông dề đem về, rửa sạch để ra rổ cho ráo nước, dùng dao xắt bông dề thật nhuyễn, để riêng ra rổ. Ngâm gạo khoảng 15 phút, đem xay thành bột đâu vào đấy.
Bắc khuôn bánh xèo lên bếp, phi chín dầu, tay vừa khấy đều thau bột gạo vừa múc bột gạo đổ lên khuôn một lớp vừa đủ. Sau đó dùng 5 ngón tay chúm chút bông dề rắc lên trên lớp bột bánh, đậy kín nắp. Độ vài phút bánh và bông dề chín thì đổ ra cái mâm hoặc cái rổ lớn.
Ngon nhất vẫn là ăn bánh xèo nóng, tức cái nào vừa mới ra lò là xơi ngay. Bởi, ăn bánh xèo nóng, cảm giác vừa thổi vừa xơi cộng với mùi thơm dịu dịu của bông dề rất quyến rũ, khiến cho ta ăn hoài mà không chán.
Ăn món bánh xèo bông dề kết hợp với rổ rau sống và chén nước mắm chanh đường thì mới đúng bài. Nước mắm vẫn cứ là linh hồn của bánh xèo, phải pha thật hài hòa thì ăn bánh mới ngon miệng. Còn rổ rau sống thì không thể thiếu bắp chuối hột và vài lát thơm.
Giờ đi xa, được ăn rất nhiều món ngon ở đô thị phồn hoa nhưng mỗi khi đông về lòng lại da diết nhớ quê, nhớ những ngày rủ nhau đi nhổ bông dề, nhớ món bánh xèo bông dề mẹ đúc năm xưa.
Theo Tapchiamthuc
Bắt gặp vật thể khổng lồ di chuyển trên hồ Loch Ness huyền thoại Mới đây, một nhiếp ảnh gia nghiệp dư người Scotland đã cung cấp bức ảnh sống động về sinh vật lạ khổng lồ đang di chuyển trên mặt hồ Loch Ness. Đầu tháng 7 vừa qua, khẳng định của chuyên gia địa chất người Ý Luigi Piccardi đã làm nản lòng không ít những "tín đồ" ưa mạo hiểm, luôn tin vào sự...