Ngày nào bà xã cũng chỉ cho ăn mỗi một món đó…
Tôi bị sốt rét rừng suýt mất mạng. Sau khi khỏi bệnh, sức khỏe của tôi hồi phục rất chậm. Đã 5 tháng mà vẫn chưa sinh hoạt bình thường. Tay chân tôi hay bị mỏi, run, ăn uống kém. Đặc biệt, chuyện vợ chồng cũng chưa được như ý nếu không nói là rất tệ. Mỗi tháng tôi chỉ trả bài cho bà xã được đôi ba lần nhưng rất mau mệt.
Vừa rồi bà xã tôi có đi thăm một người quen ngoài Ninh Thuận, lúc trở về, cô ấy mua hẳn một con dê đã làm sẵn và gần chục bộ “súng ống” của “sư phụ” để ngâm rượu. Cô ấy nói có người hướng dẫn phương thuốc hồi phục sinh lực bằng các món ăn từ thịt dê và rượu thuốc ngâm từ bộ phận sinh dục của loài vật này.
Trong khi chờ rượu thuốc ngấm, ngày nào cô ấy cũng cho tôi ăn thịt dê: Nấu cháo, hầm tỏi, hầm cà rốt, hầm rượu vang, hầm với hải sâm, lẩu, nướng ngũ vị, xào lăn, xào sa tế, hấp, quay, nấu rựa mận, xáo măng, hầm thuốc Bắc, tái, tiềm… Sau khi ăn hết cả con dê, cô ấy lại gởi người nhà ở Ninh Thuận mua tiếp.
Kết quả là giờ đây, sau 2 tháng “điều trị”, mỗi khi đến bữa cơm, tôi lại buồn nôn, miệng mồm đắng nghét, tôi chỉ muốn uống nước chứ không muốn ăn. Tay chân tôi vẫn bủn rủn, đổ mồ hôi. Riêng về chuyện vợ chồng thì mấy ngày đầu cũng có khá hơn chút đỉnh, nhưng khoảng một tuần sau, khi tôi bắt đầu ngán món thịt dê thì tôi ngán luôn cả vợ.
Tôi muốn biết, tại sao một món ăn thuộc loại đệ nhất cường dương bổ thận như vậy mà lại chẳng làm nên cơm cháo gì? Hay là tôi sử dụng không đúng cách? Hoặc là phải kết hợp với các bài thuốc khác chứ không phải chỉ dùng riêng một món thịt dê?
Hiếu Dũng (quận 3, TPHCM)
Video đang HOT
Bạn thân mến,
Thật tình khi nghe bạn kể và hình dung ròng rã 2 tháng trời, ngày nào bạn cũng được thưởng thức món “đệ nhất” gì gì đó thì tôi cũng có cảm giác giống bạn: Cổ nhờn nhợn, tay chân lạnh ngắt, toàn thân bủn rủn.
Có sự liên tưởng giữa loài vật này và khả năng làm tăng bản lĩnh đàn ông có lẽ bắt nguồn từ… cái tên rất ấn tượng của chúng. Nhiều người khi nhắc đến món thịt dê là nghĩ ngay đến “chuyện ấy”. Có người còn rỉ tai nhau về tác dụng “bổ dương tráng khí”, góp phần giúp quý anh tăng cường sinh lực khi sử dụng “súng ống” của con vật ấy. Thậm chí một số nhà hàng còn quảng cáo rất kêu về công dụng của các món ăn từ dê hoặc rượu thuốc ngâm từ bộ phận sinh dục của dê theo kiểu ăn gì bổ nấy, ông uống bà khen…
Theo Đông y, thịt dê có vị ngọt, tính nóng, không độc, có tác dụng trợ dương, bổ huyết… Các món ăn chế biến từ thịt dê có thể chữa đau lưng, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi, rất tốt cho phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau khi sinh. Hầu như tất cả bộ phận của dê đều có thể sử dụng. Nói chung, thịt dê rất bổ dưỡng.
Chính vì sự bổ dưỡng này mà thịt dê rất tốt cho sức khỏe nói chung. Còn chuyện có tốt cho… một bộ phận nào đó hay không thì thú thật cũng chưa có tài liệu nào dám quả quyết trăm phần trăm là “ăn gì bổ nấy”. Đó chẳng qua chỉ là kinh nghiệm dân gian và phần nhiều mang yếu tố tinh thần hơn là tác dụng thực tế.
Tuy nhiên, như tôi đã nhiều lần đề cập, điều khiển hoạt động tình dục là bộ não. Vì vậy, một khi tinh thần phấn chấn, có niềm tin vững chắc sẽ giúp các anh hăng hái hơn. Đặc biệt, khi ăn “những thứ có liên quan đến dê”, quý anh thường nhâm nhi tí rượu khiến cho cơ thể nóng lên. Và thế là cứ lầm tưởng thịt dê đã… phát huy tác dụng!
Cần lưu ý là thịt dê giàu đạm, mỡ nên không phải ai cũng có thể ăn. Các thầy thuốc khuyên người bị rối loạn chuyển hoá lipit cần thận trọng với món ăn bổ dưỡng này. Người cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều.
Tóm lại, quan niệm cho rằng ăn thịt dê, uống rượu ngọc dương sẽ “bổ dương tráng khí” cũng giống như suy nghĩ ăn óc thì bổ não, ăn móng giò thì khỏe chân, ăn tiết canh thì bổ máu… Tức là, mọi thứ chỉ do suy diễn chứ chẳng có nghiên cứu khoa học nào xác nhận sự liên quan giữa các thứ ấy.
Trở lại vấn đề của bạn, việc cần làm trước mắt là phải kiên quyết… tuyệt thực nếu bữa ăn bà xã dọn lên lại có món thịt dê. Bạn vừa khỏi bệnh, rất cần bồi bổ cơ thể nhưng điều quan trọng nhất là phải ăn uống đầy đủ chất chứ không phải cứ chén tì tì một món để mong tráng dương bổ thận! Để bạn ngon miệng, bà xã nên chịu khó thay đổi thực đơn thường xuyên, cần tham khảo ý kiến xem bạn thích hay thèm món gì thì nấu nướng chứ không nên áp đặt như từ trước đến nay.
Nếu bạn không can đảm nói với bà xã điều này thì chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ… tiêu luôn!
Theo VNE
Vợ hồi xuân, chồng... hồi hộp
Ngày trước, mấy lão bạn anh hay dọa: "Vợ mà hồi xuân là ông khổ đấy nhé!". Nghe vậy, anh chỉ cho là tầm phào, bụng thầm nhủ: "Vợ hồi xuân tức là trẻ lại, vậy thì sướng chứ sao lại khổ?". Không ngờ, đến khi vợ thực sự bước vào giai đoạn hồi xuân, chồng mới "biết đá, biết vàng".
Vợ chồng bao nhiêu năm, anh đã quen với cái vẻ ngoài giản dị của em. Ai ngờ, vừa hồi xuân là em thay đổi cái rụp, làm cả ba cha con anh choáng váng. Em chưng diện, chăm chút nhan sắc kỹ hơn. Nếu em làm đẹp, chưng diện một cách vừa phải, phù hợp với lứa tuổi thì anh chẳng có gì để than vãn; thậm chí còn mừng, còn khuyến khích. Đằng này, em chưng diện, em làm đẹp toàn theo kiểu quá lố, khiến anh đau đầu hết sức.
Mỗi ngày em hồi xuân là mỗi ngày cha con anh hồi... hộp, vì không biết hôm nay vợ mình - mẹ mình sẽ diện bộ cánh theo "trường phái" thời trang nào. Hôm nay em mặc bộ đầm ba bốn màu sặc sỡ, hôm khác em lại chơi bộ đồ của mấy em gái tuổi teen, đến nỗi con gái phải thốt lên: "Mẹ còn teen hơn con!". Teen với sặc sỡ còn đỡ, có khi em còn hứng lên, diện đồ theo "trường phái gợi cảm". Nói thật với em, nhìn em - đã gần lên chức bà ngoại - mặc cái áo mỏng tang theo kiểu xuyên thấu, hay cái áo hai dây thiếu trước hụt sau, anh chẳng thấy gợi cảm gì hết mà chỉ muốn nổi da gà...
Vợ chồng bao nhiêu năm, anh đã quen với cái vẻ ngoài giản dị của em. Ai ngờ, vừa hồi xuân là em thay đổi cái rụp, làm cả ba cha con anh choáng váng. (ảnh minh họa)
Từ ngày em hồi xuân, cái tủ mỹ phẩm của em to hơn hẳn. Em tậu cơ man nào là son, là phấn, là sữa, là kem... đủ loại. Lúc trước, đi đến chỗ nào mang tính chất trang trọng em mới trang điểm. Còn bây giờ, em trang điểm mọi lúc mọi nơi. Ra đầu ngõ mua bó rau em cũng phải dặm phấn, tô son. Thậm chí, nhiều khi ở nhà em cũng trang điểm, chẳng hiểu để làm gì?
Nhưng anh khổ nhất là cái vụ đi sửa sắc đẹp của em. Em xăm lông mày, xăm môi, rồi sửa mũi, hút mỡ bụng. Thậm chí, cái vòng 1 em cũng đi nâng cấp. Kết quả là đẹp đâu anh chưa thấy, chỉ thấy vợ mình ngày càng lạ hoắc. Đấy là chưa kể đến chuyện tốn kém tiền bạc. Từ ngày em siêng đi thẩm mỹ viện, ngân quỹ gia đình hao hụt thấy rõ...
Anh bực lắm, cũng góp ý em nhiều lần, hồi xuân thì hồi xuân, làm đẹp thì làm đẹp, nhưng phải đúng mực, hợp với lứa tuổi. Khổ nỗi, hễ anh nói là em giận, vì giờ em đã đổi tính, nhí nhảnh hơn, "teen" hơn ngày xưa, nên rất dễ giận, dễ hờn. Nói đụng đến, là dỗi ngay: "Tôi hiểu mà, già rồi, làm gì cũng đâu bằng được mấy em gái trẻ. Anh chán tôi cũng phải". Mà giờ em dỗi cũng y hệt như lúc mới cưới, cũng mặt mũi lạnh tanh, cũng không thèm nói chuyện, cũng bỏ cơm bỏ nước. Anh phải dỗ chán dỗ chê, em mới hết giận. Nhiều khi dỗ em, anh thấy mình cũng đang... hồi xuân, trở về cái thời trai trẻ, tìm cách làm lành với cô bạn gái hay hờn dỗi.
Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Giờ anh hết dám "phản kháng", chỉ biết cố gắng chịu đựng, hy vọng qua một thời gian, vợ anh sẽ về lại "vị trí cũ". Chứ em cứ hồi xuân như vầy hoài, chắc anh "lão hóa" sớm...
Theo Eva
Chồng ngủ với gái, tôi ngủ với trai Tôi biết, có thể mình chọn con đường này là sai lầm nhưng một người phụ nữ sống như cái bóng trong nhà chồng, liệu có hạnh phúc được không? Người ta nói &'ông ăn chả bà ăn nem' thật chẳng sai chút nào. Một khi sự việc đã đi quá giới hạn, đối phương không thể dừng lại hoặc không muốn dừng...