Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao Omicron lây nhanh hơn các biến thể khác?
Omicron vượt xa cả những biến thể dễ lây lan nhất trong số những biến thể trước đây, kể cả Delta. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem lý do vì sao Omicron lại lây lan nhanh!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Tiêm vắc xin mũi 3, người cao tuổi cần lưu ý gì?; Phát hiện triệu chứng kỳ lạ ở người bị Covid-19 kéo dài; 5 dấu hiệu đặc trưng của Omicron, có gì khác với các chủng khác?
Các nhà khoa học giải thích nguyên nhân biến thể Omicron dễ lây lan
Biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới. Mặc cho những hạn chế mới về việc đi lại và sự lo lắng ngày càng gia tăng ở nhiều nơi, biến thể mới này hiện đã lan đến hơn 77 quốc gia.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Ragon của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) cảnh báo rằng Omicron “dễ lây nhiễm hơn bất kỳ biến thể nào khác”.
Omicron dễ lây lan. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Anthony Fauci, Cố vấn y tế Nhà Trắng, cũng mô tả Omicron là “đặc biệt dễ lây lan”.
Ông cho biết Omicron “vượt xa cả những biến thể dễ lây lan nhất trong số những biến thể trước đây, kể cả Delta”, theo Express.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy protein đột biến của Omicron – chứa tới 37 đột biến – xâm nhập vào tế bào của cơ thể người hiệu quả hơn so với protein đột biến của Delta, hoặc các biến thể Covid-19 ban đầu. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 30.12.
Tiêm vắc xin mũi 3, người cao tuổi cần lưu ý gì?
Trong chuyên mục Hỏi nhanh về Covid-19 kỳ này, bác sĩ sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến vấn đề tiêm mũi 3 ở người cao tuổi. Cụ thể: Sắp tới mẹ tôi (75 tuổi) sẽ tiêm vắc xin mũi 3. Cho tôi hỏi, sau khi tiêm mũi 3, tôi cần lưu ý gì trong việc chăm sóc mẹ tôi không. Những tác dụng phụ có thể xảy ra là gì?
Video đang HOT
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời: Nếu mẹ bạn tiêm những mũi vắc xin trước là vắc xin Vero Cell (Sinopharm) hoặc Sputnik V thì mũi 3 này là mũi vắc xin bổ sung (có thể tiêm vắc xin AstraZeneca hoặc vắc xin mRNA), có thể tiêm cách mũi 2 là 1 tháng.
Tiêm những mũi vắc xin bổ sung hay nhắc lại với cùng loại vắc xin, thường các phản ứng sau tiêm sẽ nhẹ và dễ chịu hơn so với việc tiêm trộn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trường hợp mẹ bạn tiêm vắc xin AstraZeneca, Pfizer hay Moderna trước đây thì mũi 3 là mũi vắc xin nhắc lại và được tiêm cách mũi 2 từ 3-6 tháng.
Tiêm những mũi vắc xin bổ sung hay nhắc lại với cùng loại vắc xin, thường các phản ứng sau tiêm sẽ nhẹ và dễ chịu hơn so với việc tiêm trộn các loại vắc xin với nhau (có thể sốt cao hơn, đau nhức tại vị trí tiêm nhiều hơn, mệt mỏi hơn…). Tuy nhiên những phản ứng sau tiêm này vẫn trong giới hạn an toàn và vẫn là những phản ứng thông thường sau tiêm chủng vắc xin Covid-19. Phần giải đáp tiếp theo của bác sĩ Hiền Minh sẽ có trên trang sức khỏe ngày 30.12.
Phát hiện triệu chứng kỳ lạ ở người bị Covid-19 kéo dài
Một số người mắc triệu chứng Covid-19 kéo dài ở Mỹ xuất hiện những cơn run kỳ lạ. Các chuyên gia y tế vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác của hiện tượng này.
Các bác sĩ tin rằng những cơn run kỳ lạ này là một trong các triệu chứng của Covid-19 kéo dài. Những bệnh nhân bị tình trạng run này từng điều trị tại 2 bệnh viện chuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị Covid-19 kéo dài.
Một số bệnh nhân bị Covid-19 kéo dài có cảm giác như thứ gì đang run trong lồng ngực. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hai bệnh viện đó là bệnh viện Northwestern Medicine ở thành phố Chicago (Mỹ) và Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ). Tuy nhiên, số lượng những bệnh nhân mắc tình trạng run như vậy là không nhiều.
Một trong những ca bệnh điển hình này là bà Kerri McCrossen Morrison, 50 tuổi. Bà Morrison nhiễm Covid-19 vào tháng 3.2020. Sau khi khỏi bệnh, bà mắc một số triệu chứng Covid-19 kéo dài.
Không những vậy, bà Morrison còn bị những cơn run cả bên ngoài và bên trong cơ thể. Với cảm giác run từ bên ngoài, bà đang nằm trên giường thì bỗng cảm nhận cơ thể mình đang run lên. Cảm giác này như thể có thiết bị run tự động nào đó được đặt lên gường.
Cảm giác run từ bên trong lại xuất hiện ở lồng ngực. Bà Morrison mô tả cảm giác đó giống như đặt một chiếc bàn chải đánh răng điện trong ngực mình. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm câu chuyện của bà Morrison bạn nhé!
Không tiêm và cấm chồng tiêm vaccine, người vợ nhiễm Covid-19 nguy kịch
Bị vợ cấm không được tiêm vaccine nhưng người chồng đã "lén" đi tiêm và thoát nạn. Còn người vợ sau đó nhiễm Covid-19 diễn tiến nặng, phải nằm điều trị ở phòng hồi sức và chưa biết khi nào xuất viện.
Nói với PV Dân trí qua điện thoại, anh T.V.N. (ngụ Đồng Nai) cho biết, mẹ anh là bà N.T.A.T. (58 tuổi) vẫn đang nhiễm Covid-19 rất nặng, hiện nằm ở khu vực hồi sức tại một bệnh viện ở TPHCM.
Cấm chồng tiêm vaccine, bản thân nhiễm Covid-19 nguy kịch
Trước đó, bà H. được gia đình phát hiện nhiễm bệnh vì liên tục khó thở. Nữ bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và chưa tiêm mũi vaccine phòng Covid-19 nào.
Anh N. cho biết, vì ở xa nên không biết đến giờ mẹ vẫn chưa tiêm vaccine. Mãi đến khi hay tin mẹ thành F0, anh N. mới được cha kể mẹ kiên quyết không tiêm chủng dù được phường nhiều lần kêu gọi.
"Mẹ không tiêm và cấm luôn cha tôi tiêm nên ông ấy phải lén đi. Sau đó, cả nhà chỉ có một mình bà ấy nhiễm bệnh" - anh T. nói.
Theo bệnh án, bà T. phát hiện nhiễm Covid-19 khi tự test nhanh dương tính SARS-CoV-2 ngày 9/11. Bệnh nhân nhập viện ngày 2/12 với triệu chứng khó thở, ho đờm nhiều, SpO2 giảm còn 85%, phải thở oxy qua mặt nạ.
Tại bệnh viện, nữ bệnh nhân được điều trị kháng sinh, thuốc kháng virus, corticoid, kháng đông, long đờm và hỗ trợ thêm thuốc dạ dày. Đến 23h 11/12, bệnh nhân diễn tiến nặng hơn, suy hô hấp, phải hỗ trợ thở oxy dòng cao (HFNC), dùng nhiều loại thuốc, bổ sung thêm các vitamin và thử đường huyết mỗi ngày. Ngày 13/12, bà T. được tiên lượng nặng. Các bác sĩ đã báo với người nhà và chuyển bà lên khu vực hồi sức bệnh Covid-19.
Bệnh nhân Covid-19 nặng, điều trị tại TPHCM (Ảnh: BVCC).
Theo anh T. từ lúc mẹ anh được đưa vào khu vực hồi sức, gia đình không thể gặp mặt, mọi chăm sóc và điều trị đều phải dựa vào bác sĩ. Gia đình anh hiện đang rất lo lắng và hối hận vì đã không theo sát mẹ.
"Nếu tôi ở gần nhà và biết bà không chịu tiêm thì sẽ thuyết phục, thậm chí ép phải tiêm vì mẹ có bệnh nền. Bây giờ thì bà đã nhiễm bệnh nặng rồi..." - người con chia sẻ.
Vì sao nhiều người TPHCM vẫn chưa tiêm vaccine?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, dù TPHCM công bố tỉ lệ phủ vaccine rất dày nhưng qua ghi nhận, vẫn còn các trường hợp bị bỏ sót, chưa tiêm mũi nào và nhiễm bệnh.
Các trường hợp này có thể nằm trong nhóm cao tuổi, đi lại khó khăn, có bệnh nền đang điều trị, hoặc vấn đề tư vấn tiêm chủng không tốt, yêu cầu người có bệnh nền phải vào bệnh viện tiêm tạo nên tâm lý e ngại... Nhóm này nếu nhiễm bệnh thì nguy cơ trở nặng, tử vong rất cao.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, vẫn còn một bộ phận trong nhóm anti vaccine, hoặc những người mang tâm lý sợ hãi không dám đi chích.
TPHCM vẫn còn nhiều người chưa tiêm vaccine mũi nào (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
Chiều 20/12, tại họp báo Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế cho biết, các ca F0 tử vong gần đây đa phần là người cao tuổi (trên 65 tuổi) có bệnh nền nặng hoặc là người chưa tiêm vaccine.
Bà Mai dẫn chứng thêm, qua phân tích 151 trường hợp tử vong gần nhất, có 51% là người chưa tiêm vaccine. Riêng 24% trường hợp tử vong dù đã tiêm đủ 2 mũi, qua khảo sát đều có bệnh nền rất nặng.
TPHCM đang điều trị cho hơn 10.400 bệnh nhân, trong đó có hơn 300 trẻ em dưới 16 tuổi. Tổng số bệnh nhân tử vong tại TPHCM từ 1/1 đến nay là gần 19.500 người, chiếm 3,9% tổng số ca mắc và cao hơn khá nhiều mức trung bình của cả nước (2%).
Theo Cổng thông tin Covid-19 TPHCM, đến thời điểm hiện tại địa phương đã tiêm 14.947.469 liều vaccine, bao gồm hơn 6.9 triệu mũi 2. Trong chiến dịch "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", TPHCM phát hiện gần 15.000 người trong nhóm nguy cơ chưa tiêm vaccine.
Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19 Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19. Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và tử vong cao khi mắc. Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên...