Ngày Messi đẩy Ibrahimovic vào bóng tối
“Tất cả đường chuyền đều hướng tới Messi và tôi không được chơi thứ bóng đá của mình. Guardiola đã biến tôi thành một cầu thủ đơn giản hơn và tệ hơn”, Ibrahimovic khẳng định.
Zing lược dịch và gửi tới độc giả giai thoại về những ngày đầu tiên của Zlatan Ibrahimovic tại Barcelona ở chương 1 trong cuốn tự truyện có tên “Tôi là Zlatan” (I am Zlatan).
Cuốn tự truyện ghi lại thời điểm tiền đạo người Thụy Điển gia nhập Barca với mức giá 69,5 triệu euro, đắt giá thứ hai thế giới ở thời điểm đó. Những câu chuyện được sắp xếp liền mạch và chi tiết cũng lý giải gián tiếp về việc Pep Guardiola quyết định xây dựng lối chơi xoay quanh Lionel Messi và biến Ibrahimovic trở thành kẻ tệ hại ở Barca.
Khoác áo Barca là giấc mơ từ thuở nhỏ của Zlatan Ibrahimovic.
Ngôi trường Barca
Pep Guardiola, HLV của Barcelona, với bộ vest xám và gương mặt trầm trọng, nhìn tôi bằng ánh mắt lo ngại. Ở thời điểm đó, tôi nghĩ ông ta là một HLV ổn, tất nhiên không phải kiểu Jose Mourinho hay Fabio Capello, nhưng cũng được. Sau đó, tôi biết mình đã lầm.
Mùa thu năm 2009 và tôi đang sống trong giấc mơ thời thơ ấu của mình. Tôi được chơi cho đội bóng hay nhất thế giới và được chào đón bởi 70.000 CĐV tại Camp Nou. Tôi đang đi trên mây. Nhưng không hoàn toàn như thế. Có những thứ rác rưởi được viết trên báo. Họ bảo tôi là một gã xấu xa và tôi đã thật sự khó khăn để chấp nhận nó.
Nhưng tôi đã ở đây. Helena và bọn trẻ cũng vui vẻ. Chúng tôi có một căn nhà dễ thương ở Esplungues de Llobregat và tôi cảm thấy sung sức. Làm sao có chuyện gì được chứ?
“Này cậu”, Guardiola nói. “Ở Barca, chúng tôi luôn giữ đôi chân trên mặt đất”.
“Được”, tôi trả lời. “Tốt thôi”.
“Ở đây chúng tôi không lái xe Ferrari và Porsche đến sân tập”.
Tôi gật đầu, cố không tỏ ra vênh váo, tự hỏi việc lái xe nào thì liên quan quái gì ở đây? Nhưng tôi tự hỏi: “Ông ta muốn gì? Thông điệp ông ta muốn truyền đi là gì? Tôi yêu những chiếc xe của mình, chúng là đam mê của tôi. Nhưng tôi cảm nhận được điều gì đó khác đằng sau lời nói của ông ta. Kiểu như: Đừng nghĩ là mình đặc biệt”.
Lúc đó, tôi đã hiểu rằng Barca giống như một ngôi trường. Các cầu thủ đều tốt và tôi không có vấn đề gì với họ. Ở đây có Maxwell, người bạn cũ của tôi thời còn khoác áo Ajax và Inter. Nhưng thành thật mà nói thì không có ai trong số họ cư xử như những siêu sao và tôi nghĩ điều đó thật kỳ quặc.
Messi, Xavi, Iniesta và cả đội giống như những đứa trẻ ở trường học. Những cầu thủ giỏi nhất thế giới đứng ở đó và tuân theo chỉ dẫn. Tôi không thể hiểu điều đó. Thật là nực cười. Ở Italy, nếu HLV nói “Nhảy đi”, các cầu thủ sẽ hỏi lại “Cái gì? Tại sao phải nhảy?”.
Video đang HOT
Ở đây, họ làm mọi thứ được bảo. Tôi không hợp với kiểu đó. Nhưng tôi nghĩ: Chấp nhận vậy. Tôi bắt đầu thích nghi. Tôi trở nên quá hiền lành. Thật điên rồ. Mino Raiola, người đại diện và là người bạn, nói rằng: “Chuyện gì xảy ra với mày thế, Zlatan? Tao không còn nhận ra mày nữa”.
Zlatan Ibrahimovic đã đánh mất chính mình và chỉ chơi cho Barca trong mùa giải 2009/10.
Không ai nhận ra tôi thật, kể cả những bạn thân nhất. Tôi đã trở nên chán nản và nhạt nhẽo. Ở Malmo, tôi làm mọi thứ theo cách của riêng mình. Tôi không quan tâm đến việc người ta nghĩ gì và chưa bao giờ cảm thấy thoải mái với những luật lệ. Tôi thích những người phá vỡ quy tắc, bạn hiểu ý tôi chứ.
Nhưng bây giờ… tôi không còn nói những gì mình muốn. Tôi nói những gì tôi nghĩ mọi người sẽ thích. Tôi đến sân tập trên chiếc Audi của CLB cấp và đứng gật đầu vâng lời như hồi còn đi học. Tôi chẳng còn được chọc ghẹo đồng đội của mình. Tôi cảm thấy rất chán. Zlatan không còn là Zlatan. Nhưng ngay cả như vậy, tôi vẫn khởi đầu mùa giải theo cách tuyệt vời.
Chúng tôi giành Siêu cúp châu Âu. Tôi đã tỏa sáng và hủy diệt trận đấu. Nhưng tôi đã là một người khác. Một điều gì đó đã xảy ra nhưng không có gì nghiêm trọng. Tôi đã im lặng, tin tôi đi, điều đó rất nguy hiểm. Tôi phải điên lên mới chơi tốt được. Tôi phải la hét. Bây giờ thì tôi phải nén những thứ đó trong người. Có lẽ tôi phải làm điều đó với tất cả áp lực. Tôi không hiểu.
Tôi là bản hợp đồng đắt thứ hai trong lịch sử và các tờ báo cứ nói tôi là một đứa trẻ rắc rối và có vấn đề với tính cách. Tất cả đều nhảm nhí. Thật không may, tôi cảm thấy sức nặng của những thứ đó. Ở Barca, chúng tôi không thích thể hiện ra bên ngoài và tôi nghĩ rằng tôi muốn chứng tỏ mình phù hợp.
Messi là thiên tài
Đó là quyết định ngu nhất trong đời tôi. Trên sân, tôi vẫn thi đấu rất điên cuồng, nhưng không còn cảm thấy vui vẻ nữa. Thậm chí, tôi đã nghĩ đến chuyện từ bỏ bóng đá. Không phải là chuyện tôi sẽ phá vỡ hợp đồng. Tôi là cầu thủ chuyên nghiệp.
Kỳ nghỉ Giáng sinh tới. Chúng tôi đến Are và thuê xe trượt tuyết. Ngay cả khi cuộc sống như dừng lại, tôi cũng muốn mình vận động. Tôi luôn lái xe như kẻ điên cuồng.
Tôi đã phóng lên 325 km/h trên chiếc Porsche Turbo của mình và bỏ lại cảnh sát phía sau lưng. Tôi đã làm nhiều thứ khùng điên trong đời mà chẳng suy nghĩ về chúng. Bây giờ thì tôi đang ở trên núi, lái chiếc xe trượt tuyết thật nhanh và tận hưởng thời gian thoải mái hiếm hoi của mình.
Khi chiếc xe tuyết lao đi, tôi lại cảm nhận được cuộc sống thật sự mà mình muốn, con người thật của Zlatan. Rồi tôi nghĩ: Tại sao phải chịu đựng thế này? Tôi có tiền mà. Tôi đâu phải thỏa hiệp với các HLV. Tôi có thể tìm niềm vui và chăm lo cho gia đình của mình.
Zlatan Ibrahimovic đã có mâu thuẫn không thể hàn gắn với Pep Guardiola.
Nhưng khoảng thời gian tuyệt vời ấy không tồn tại lâu. Khi trở lại Tây Ban Nha, thảm họa đã xảy ra, theo cách chậm rãi. Một cơn mưa tuyết đã đến. Cứ như thể là người Tây Ban Nha chưa từng thấy tuyết trước đây vậy.
Ở khu vực tôi sống, một ngọn đồi ở Barcelona, xe cứ băng qua trái rồi phải suốt. Mino, gã mập đần độn, phải nói rõ hơn là tên mập đần độn tuyệt vời kẻo mọi người hiểu lầm ý tôi, rúm ró như con chó trong đôi giày mùa hè và cái áo khoác mỏng.
Chúng tôi lái chiếc Audi và gần như đã xảy ra thảm họa. Trên đường xuống dốc, xe mất lái và tông vào tường đá. Cả phần bên phải xe hư hỏng nặng. Chúng tôi đã cười vì không bị thương tích gì. Tuy nhiên Messi lại bắt đầu càu nhàu.
Messi là thiên tài. Thật không thể tin được. Tôi không biết rõ về anh ta lắm. Chúng tôi là những cá tính khác nhau. Anh ta đã ở Barca từ năm 13 tuổi và được nuôi dưỡng trong văn hóa của CLB. Anh ta không gặp vấn đề gì với cái môi trường rác rưởi ấy.
Trong đội, lối chơi được vận hành xung quanh anh ta và đó là điều hiển nhiên. Anh ta thật xuất sắc. Nhưng bây giờ thì tôi đã đến và ghi bàn nhiều hơn. Anh ta đến gặp Guardiola và nói: “Tôi không muốn đá cánh phải nữa, tôi muốn là trung phong”.
Nhưng đó là vị trí của tôi và Guardiola không cần nói gì. Ông ta đổi chiến thuật, từ 4-3-3 sang 4-5-1 với tôi đá cao nhất và Messi ngay sau lưng đẩy tôi vào bóng tối. Tất cả đường chuyền đều hướng tới Messi và tôi không còn được chơi thứ bóng đá của mình nữa.
Trên sân, tôi phải được tự do như chim bay trên trời. Tôi là người luôn muốn tạo ra khác biệt ở mọi cấp độ. Nhưng Guardiola đã hy sinh tôi. Đó là sự thật. Ông ta nhốt tôi ở vị trí đó.
Lionel Messi là nguyên nhân dẫn đến thất bại của Zlatan Ibrahimovic ở Barca.
OK, tôi hiểu hoàn cảnh của ông ta. Messi là ngôi sao mà. Guardiola phải nghe theo. Nhưng thôi nào! Tôi ghi hết bàn này đến bàn kia ở Barca. Tôi cũng là mối nguy hiểm chết người đấy chứ. Ông ta đâu thể thay đổi cả đội bóng chỉ vì một cầu thủ được. Ý tôi là tại sao ông ta lại mua tôi vậy? Guardiola phải nghĩ về cả hai chúng tôi và bầu không khí trong đội chứ?
Tôi là bản hợp đồng có giá trị cao nhất đội. Tôi quá đắt tiền. Txiki Begiristain, giám đốc thể thao của Barca bảo tôi phải đến nói chuyện với Guardiola. “Giải quyết đi”. Tôi không thích, nhưng tôi đã phải làm vậy. Một người bạn của tôi nói rằng: “Zlatan, Barca mua mày như chiếc Ferrari nhưng đang lái nó như Fiat”. Tôi nghĩ điều đó cũng đúng thật. Guardiola biến tôi thành một cầu thủ đơn giản hơn và tệ hơn. Cả đội bị ảnh hưởng bởi điều đó.
Vì sao Haaland sẽ không trở thành một 'Ibrahimovic mới'?
Erling Haaland vẫn đang cho thấy phong độ ghi bàn khủng khiếp và được nhiều người ví như một Zlatan Ibrahimovic mới. Tuy nhiên, có nhiều lý do cho thấy, anh sẽ không trở thành một phiên bản trẻ hơn của tiền đạo người Thụy Điển.
Chỉ có đại dịch Covid-19 mới có thể ngăn Haaland ghi bàn. Và ngay sau khi Bundesliga trở lại, tiền đạo người Na Uy đã ngay lập tức duy trì thói quen phá lưới đối phương của mình.
Bàn mở tỷ số trong trận Dortmund thắng Schalke 4-0 đã là pha lập công thứ 10 sau 9 trận và 13 cú sút của Haaland, đạt mức trung bình 1,5 bàn mỗi 90 phút tại Bundesliga mùa này.
Tuy nhiên, những gì đáng chú ý nhất với Haaland không chỉ là các bàn thắng mà là những phát ngôn đầy cá tính trong một đoạn clip ngắn ở cuộc phỏng vấn sau trận đấu.
Khi được hỏi tại sau anh và các đồng đội hướng lên khán đài trống để ăn mừng, Haaland đã nói: "Tại sao lại không chứ?". Phóng viên tiếp tục: "Anh có muốn gửi lời nhắn nhủ nào cho các CĐV không?", "Có", Haaland trả lời. "Anh sẽ viết gì?" - "Gửi người hâm mộ của tôi". "Họ có phải là tất cả với anh và Dortmund không?" - "Đúng vậy".
Phong thái lạnh lùng này khiến Haaland được so sánh với Zlatan Ibrahimovic, một ngôi sao nổi tiếng ngạo mạn. Tiền đạo người Thụy Điển đã giành danh hiệu ở bất kỳ nơi nào anh đến và vẫn đang gây ấn tượng tại AC Milan ở tuổi 38. Ibra đang là cầu thủ có điểm trung bình cao nhất theo WhoScored (7,22 điểm) tại Rossoneri mùa này dù mới chỉ ra sân có 8 lần.
Với 31 danh hiệu trong sự nghiệp, Ibra có quyền tự hào mình là một trong những nhà chinh phục vĩ đại nhất thế giới và khiến nhiều cầu thủ trẻ muốn lấy làm thần tượng. Tuy nhiên, Haaland có vẻ sẽ không trở thành mẫu tiền đạo như Ibra.
Về chiều cao, Ibra chỉ cao hơn Haaland đúng 1 cm (1m95 so với 1m94). Về thể chất, anh cũng gần tương đồng với Ibra giống như Alexander Isak. Nhưng nếu như từ khi được mệnh danh là "Ibra mới" của bóng đá Thụy Điển, Isak đã phần nào sa sút thì Haaland lại không ngừng tăng tốc.
Trang WhoScored mới đây đã so sánh mùa giải hay nhất của Ibra tại PSG (2015/16) với mùa giải hiện tại của Haaland tại Dortmund để tìm ra sự tương đồng giữa 2 người.
Mùa 2015/16, Ibra đã ghi 38 bàn, kiến tạo 13 lần và có trung bình 1,3 bàn mỗi 90 phút. Tỷ lệ ghi bàn của Haaland (1,5 bàn mỗi 90 phút) ấn tượng hơn nhưng thực ra anh mới ra sân 9 trận tại Bundesliga mùa này sau khi chuyển đến hồi tháng 1 từ RB Salzburg.
Nếu tính theo tỷ lệ hiện tại, Haaland có thể ghi tới 50 bàn nếu đá đủ mùa giải. Tuy nhiên để có thể duy trì phong độ cao cả mùa như Ibra là điều rất khó trong bóng đá hiện đại.
Về mặt lối chơi, Haaland là một tiền đạo cắm có sở thích mắc võng trong vòng cấm địa đối phương. Trong khi đó, Ibra sẵn sàng lùi sâu hơn để tham gia vào các tình huống triển khai bóng của toàn đội.
Ibra cố gắng thực hiện nhiều cú sút hơn trong mỗi 90 phút mùa 2015/16 (5,5 lần) so với Haaland ở mùa 2019/20 tại Bundesliga (3,1 lần). Ibra có trung bình 1,8 cú sút từ ngoài vòng cấm trong khi con số này của Haaland chỉ là 0,1.
Về mặt liên kết với các đồng đội, Ibra và Haaland cũng có sự khác biệt. Tiền đạo người Thụy Điển đã thực hiện 48,3 đường chuyền mỗi 90 phút ở mùa 2015/16 trong khi người đàn em chỉ có 21,7 đường chuyền.
Ibra có 1,6 đường chuyền quan trọng mỗi 90 phút còn Haaland chỉ có 1. Số lần chạm bóng mỗi 90 phút của Ibra là 65,4 trong khi của Haaland cũng chỉ là 37,2. Điều này có nghĩa Ibra liên kết với các đồng đội thường xuyên hơn so với Haaland.
Nhưng không có nghĩa Haaland đóng góp ít hơn cho đội bóng. 16,9% số lần chạm bóng mỗi 90 phút của anh tại Bundesliga mùa này là trong vòng cấm đối phương.
Nói tóm lại, nhìn bên ngoài ai cũng nghĩ Haaland sẽ là một phiên bản trẻ trung hơn của Ibrahimovic. Nhưng kỳ thực giữa họ có những khác biệt nhất định và anh sẽ là một Haaland độc nhất vô nhị chứ không phải một phiên bản của ai khác.
Lindelof chỉ ra đồng đội tài năng nhất ở MU Hậu vệ người Thụy Điển đã sát cánh cùng nhiều ngôi sao lớn, nhưng chỉ ấn tượng với một tiền đạo, người được cho là đứng trên phần còn lại. "Tôi đã chơi cùng nhiều cầu thủ giỏi, nhưng nếu để chỉ ra một người tài năng nhất, tôi sẽ chọn Zlatan Ibrahimovic", website chính thức của MU dẫn lời Lindelof. Hậu vệ...