Ngày mai, xét xử ‘đại án’ Huỳnh Thị Huyền Như
Ngày mai 15.12, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đưa vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Vietinbank chi nhánh TP.HCM) cùng 22 đồng phạm ra xét xử phúc thẩm. Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 31.12.
Huyền Như tại phiên tòa sơ thẩm – Ảnh: P.Thương
Ngay sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, có 2 bị cáo bị kháng nghị tăng án là Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Viettinbank) bị tuyên 20 năm tù tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Đào Thị Tuyết Dung bị tuyên 12 năm tù tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cho vay nặng lãi”.
Ngoài ra, tòa phúc thẩm cũng có giấy đề nghị triệu tập gần 100 cá nhân, tổ chức có quyền lợi nghĩa vụ liên quan như những người giúp việc cho Huyền Như; những người có quan hệ vay mượn với Huyền Như; những người được Ngân hàng ACB ủy thác gửi tiền tại Vietinbank; người liên quan mà cấp sơ thẩm chưa triệu tập.
Luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa cho Huyền Như là Lê Nguyễn Quỳnh Thi (thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM).
Trước đó, ngày 27.1.2014, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Huyền Như mức án chung thân về 2 tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. 22 bị cáo còn lại là đồng phạm của Huyền Như bị tuyên phạt từ 1 năm (tù treo) đến 20 năm tù. Tòa bác bỏ quan điểm của nhiều luật sư yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường số tiền bị chiếm đoạt và đề nghị xét xử bị cáo Như thêm tội danh tham ô tài sản.
Video đang HOT
Sau đó, Huyền Như có đơn kháng cáo đề nghị tòa phúc thẩm xem xét giải tỏa kê biên và trả lại cho mẹ bị cáo căn biệt thự H2 The Nam Hai thuộc khu Bắc Trà My (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Bởi đây là tài sản riêng của mẹ bị cáo. Ngoài ra, còn có 20 bị cáo kháng cáo kêu oan, xin hưởng án treo, xem xét lại tội danh và hình phạt.
Từ năm 2007, Như với vai trò là cán bộ tín dụng ngân hàng Vietinbank đã vay trên 200 tỉ đồng từ nhiều ngân hàng, tổ chức và cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản ở nhiều tỉnh thành.
Năm 2010, vì làm ăn thua lỗ, phải trả lãi suất cao nên Như mất khả năng thanh toán. Nắm được nghiệp vụ ngân hàng và lợi dụng là quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Như giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM huy động tiền.
Từ tháng 3.2010 đến tháng 9.2011, Như làm giả 8 con dấu đứng tên nhiều cơ quan, đơn vị lừa đảo hơn 4.900 tỉ đồng. Cho đến khi vụ án được phát hiện và khởi tố, Như còn chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng. Đa phần số tiền chiếm đoạt được Như dùng để trả tiền vay nặng lãi.
Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Xét xử phúc thẩm đại án "siêu lừa" Huyền Như vào ngày 15/12
Bắt đầu từ ngày 15/12, Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm lại tiếp tục hầu tòa phúc thẩm. Dự kiến phiên xét xử kéo dài 2 tuần.
Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 4.000 tỷ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm thực hiện vào ngày 15/12.
Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh TP.HCM) và 22 đồng phạm bị cáo buộc đến 6 tội danh khác nhau, trong đó Huyền Như được xác định với vai trò chủ mưu, bị truy tố 2 tội "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức Nhà nước".
Tổng hình phạt tại tòa sơ thẩm đã tuyên, buộc Huyền Như phải chịu là mức án chung thân. Chủ tọa phiên tòa cũng đã bác hầu hết các yêu cầu của luật sư, khi cho rằng Vietinbank mới là đối tượng phải đền bù thiệt hại gần 4.000 tỷ đồng đã bị Huyền Như và đồng phạm chiếm đoạt.
Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm tại phiên xét xử sơ thẩm.
VTC News dẫn cáo trạng VKSND TP.HCM cho biết, từ năm 2007, khi là cán bộ tín dụng tại ngân hàng Vietinbank, Huyền Như đã đứng ra vay hơn 200 tỷ đồng với lãi suất cao để Kinh doanh, đầu tư vào Bất động sản.
Do làm ăn, kinh doanh thua lỗ, bất động sản lại không bán được, nên năm 2010, Huyền Như đã mất hoàn toàn khả năng thanh toán số tiền này. Để có tiền trả nợ, trong vòng từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huyền Như đã lấy danh nghĩa là huy động vốn cho Vietinbank, nhưng lại tự đứng ra thảo luận lãi suất cho vay tiền với các tổ chức, cá nhân.
Huỳnh Thị Huyền Như còn làm giả 8 con dấu của Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè, 7 công ty khác để lập, ra 110 hợp đồng tiền gửi, cùng với nhiều Hồ sơ mở tài khoản, rút tiền. Siêu lừa Huyền Như đã chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền lên đến khoảng gần 4.000 tỷ đồng.
Trước đó như tin tức trên Người lao động, vào ngày 13/2, VKSND TP.HCM đã ký quyết định kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm xử theo hướng tăng hình phạt đối với Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Văn phòng VietinBank Chi nhánh TP HCM) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và Đào Thị Tuyết Dung (SN 1969, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân) về 2 tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Cho vay nặng lãi".
Theo VKSND TP.HCM, dù trong phiên sơ thẩm, đại diện VKS giữ quyền công tố đã đề nghị mức án từ 18,5 năm tù đến 21 năm tù đối với bị cáo Đào Thị Tuyết Dung và tù chung thân đối với Võ Anh Tuấn nhưng TAND cùng cấp chỉ xử phạt Dung 12 năm tù và Tuấn 20 năm tù.
VKSND TP.HCM cho rằng, với tính chất và mức độ phạm tội trong hành vi của các bị cáo này, thì mức án tòa tuyên là chưa phù hợp.
Bởi hành vi phạm tội của các bị cáo này là đặc biệt nghiêm trọng, được diễn ra trong một thời gian dài, với các cách thức lừa đảo khác đã gây ra một vụ bê bối không nhỏ, làm thất thoát số tiền lớn của Doanh nghiệp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều cá nhân, tổ chức.
Đặc biệt, hậu quả của nó còn làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Ngân hàng Vietinbank, tạo ra tâm lý hoang mang lo ngại cho khách hàng tham gia giao dịch đối với các chi nhánh của hệ thống ngân hàng này.
Theo NTD
Phúc thẩm "bầu" Kiên: Các luật sư bào chữa cho hành vi của thân chủ Sau khi đại diện VKSND Tối cao bác kháng cáo của "bầu" Kiên cùng đồng phạm, các luật sư đã lên tiếng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho Nguyễn Đức Kiên, theo đó các luật sư bác bỏ đề nghị của VKS và kêu oan cho thân chủ của mình. Các luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo....