Ngày mai, Tòa cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xem xét kháng cáo xin giảm án của bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày mai, 4/11, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên phúc thẩm xem xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn ( Ngân hàng SCB).
Trước đó, ngày 11/4/2024, bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 đồng phạm bị TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án sơ thẩm về các tội: “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; “ Tham ô tài sản”; “Đưa hối lộ”; “Nhận hối lộ”; “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”. Bị cáo Trương Mỹ Lan bị TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án t.ử hìn.h.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa xét xử “đại án” Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1.
Sau bản sán sơ thẩm, bị cáo Lan và 47 bị cáo khác có đơn kháng cáo, trong đó bị cáo Lan kháng cáo toàn bộ bản án, nhiều bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh sẽ xét xử phúc thẩm xem xét kháng cáo đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo có đơn kháng cáo.
Ngoài xem xét kháng các của bị cáo Lan và 47 đồng phạm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh còn xem xét kháng cáo của bị hại là Ngân hàng SCB cùng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai, ông Nguyễn Sơn Hoa, Công ty CP T&H Hạ Long, Công ty Âu Lạc Quảng Ninh…
Các bị cáo phiên tòa giai đoạn 1.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Trương Mỹ Lan là Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng nhiều công ty khác hoạt động theo mô hình tập đoàn, lấy Vạn Thịnh Phát làm trung tâm, kiểm soát hoạt động của các công ty còn lại.
Video đang HOT
Sau khi biết 3 ngân hàng là SCB, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất mất khả năng thanh khoản buộc phải hợp nhất hoặc mua lại, bị cáo Trương Mỹ Lan đã nhờ nhiều người thân, bạn bè đứng ra mua một lượng lớn cổ phần. Tính đến tháng 10/2022, bị cáo Lan đã thâu tóm, nắm giữ khoảng 91,5% cổ phần tại Ngân hàng SCB.
Dù không nắm giữ chức vụ nào trong Ngân hàng SCB nhưng do sở hữu 91,5% cổ phần của Ngân hàng SCB nên bị cáo Trương Mỹ Lan có quyền chi phối, quyết định các vấn đề của ngân hàng này và trở thành người quyết định cao nhất tại Ngân hàng SCB.
Với vai trò là cổ đông gần như tuyệt đối của Ngân hàng SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các bị cáo là lãnh đạo Ngân hàng SCB như Bùi Anh Dũng (Chủ tịch HĐQT), Trương Khánh Hoàng (Quyền Tổng giám đốc) Trần Thị Mỹ Dung (Phó tổng giám đốc), Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng Giám đốc)… rút tiề.n ra khỏi SCB để phục vụ mục đích của mình, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn cho Ngân hàng SCB.
Bản án sơ thẩm của TAND TP Hồ Chí Minh buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường cho Ngân hàng SCB dư nợ của 1.243 khoản vay (tính đến ngày 17/10/2022), tương đương số tiề.n là 673.800 tỷ đồng.
Dự kiến phiên tòa phúc thẩm diễn ra từ ngày 4/11 – 25/11
Người nhận 5,2 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan xin giảm nhẹ hình phạt
Cho rằng mức án tù chung thân là quá nghiêm khắc, bà Đỗ Thị Nhàn kháng cáo xin giảm nhẹ, nộp lại toàn bộ số tiề.n nhận hối lộ và thực hiện các nghĩa vụ khác theo bản án sơ thẩm.
TAND Cấp cao TPHCM sẽ xem xét kháng cáo bản án t.ử hìn.h của bà Trương Mỹ Lan về tội Tham ô gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng cho Ngân hàng SCB (giai đoạn một vụ án Vạn Thịnh Phát) từ ngày 4 đến 25/11.
Bà Trương Mỹ Lan. (Ảnh: Hải Long).
Tòa phúc thẩm cũng xem xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 47 bị cáo khác về các sai phạm liên quan đến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trong đó, có đơn kháng cáo của bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Trước đó, tại tòa sơ thẩm, bà Nhàn bị TAND TPHCM tuyên phạt mức án tù chung thân về tội Nhận hối lộ. Cho rằng phán quyết trên là nghiêm khắc, bà Nhàn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Được biết, trước phiên tòa phúc thẩm, bà Nhàn đã nộp lại toàn bộ số tiề.n nhận hối lộ và thực hiện các nghĩa vụ khác theo phán quyết của bản án sơ thẩm.
Theo cáo buộc, tháng 7/2017, Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng giám đốc SCB) và Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB) biết bà Đỗ Thị Nhàn làm Trưởng đoàn sẽ thanh tra SCB nên báo cho bà Trương Mỹ Lan biết.
Quá trình thanh tra, Văn và Thành đã tìm cách kết nối với Cục trưởng Nhàn, thiết kế cuộc gặp cho Chủ tịch Vạn Thịnh Phát tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước và lần hai tại khách sạn Daewoo, Hà Nội.
Sau đó, bà Lan giao nhiệm vụ cho Văn dẫn đoàn SCB ra Hà Nội gặp bà Nhàn để giải trình và bàn cách tháo gỡ những vi phạm của SCB. Sau cuộc gặp gỡ, bà Nhàn báo lại với Văn về việc đồng ý giúp.
Thực hiện theo chỉ đạo của bà Lan, Văn cùng lái xe riêng của mình nhiều lần dùng ôtô chở tiề.n đến hối lộ bà Nhàn, tổng cộng 5,2 triệu USD, tại phòng làm việc trong trụ sở Ngân hàng Nhà nước và nhà riêng của bà Nhàn. Trong đó có 3 lần Văn đưa 5 triệu USD chất đầy 3 thùng xốp đựng hoa quả chở đến. Sau mỗi lần đưa tiề.n cho Nhàn, Văn đều thông báo cho bà Lan biết.
Quá trình xét xử sơ thẩm, bị cáo Nhàn khai làm theo chỉ đạo cấp trên, đề nghị HĐXX xem xét lại một số nội dung liên quan tới hành vi của mình.
Bà Đỗ Thị Nhàn tại tòa sơ thẩm. (Ảnh: Hải Long).
Ngoài ra, bà Nhàn khai lý do nhận 5,2 triệu USD từ bị cáo Văn nhằm bảo vệ gia đình do thấy có nhiều người liên quan đến vụ án thiệ.t mạn.g và nhiều lần liên hệ trả lại tiề.n nhưng không được.
Quan điểm trên của bà Nhàn bị HĐXX cấp sơ thẩm bác bỏ. Theo tòa, quá trình bà Nhàn nhận tiề.n từ ông Văn diễn ra từ tháng 3 đến tháng 12/2018.
"Nếu không muốn thì bị cáo không thể 4 lần gặp Võ Tấn Hoàng Văn nhận tiề.n, thậm chí cho mật khẩu cửa nhà để Văn cất tiề.n cho bị cáo. Mặt khác, một số đối tượng có liên quan chế.t khi đã khởi tố vụ án vào tháng 10/2022. Tức sau thời điểm bà Nhàn nhận hối lộ 4 năm", bản án sơ thẩm nêu.
Về nguồn gốc số tiề.n 5,2 triệu USD, HĐXX cho rằng, bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo cấp dưới rút ra từ SCB; xét thấy tài sản trên là công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội nên tòa sơ thẩm tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, tòa sơ thẩm xác định bà Nhàn nhận hối lộ với số tiề.n đặc biệt lớn nên cần áp dụng hình phạt bổ sung, buộc bà ta nộp phạt 100 triệu đồng.
Bà Trương Mỹ Lan viết gì trong đơn kháng cáo dài 6 trang? Trong đơn kháng cáo dài 6 trang, bà Trương Mỹ Lan kể về cuộc đời, hành trình xây dựng Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đóng góp cho xã hội. TAND Cấp cao sẽ xem xét kháng cáo bản án t.ử hìn.h của bà Trương Mỹ Lan về tội Tham ô gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng cho SCB (giai đoạn một vụ án)...