Ngày mai, mây phóng xạ đến Việt Nam
Theo tính toán của các nhà khoa học, ngày mai (25/3), mây phóng xạ sẽ đến Việt Nam. Cơ quan chuyên môn khẳng định, các trạm quan trắc đã chuẩn bị sẵn sàng để có thể cảnh báo sớm mức độ phóng xạ trong các đám mây khi tới nước ta.
Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, TS Ngô Đặng Nhân cho biết, theo dự báo của các nhà khoa học Na Uy, ngày mai mây phóng xạ sẽ chạm đến phía Nam của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Nhân khẳng định, những đám mây này không gây gì nguy hại đến sức khỏe người dân.
Số liệu quan trắc của các trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường của Bộ Khoa học và Công nghệ đến chiều 23/3 cũng khẳng định, chưa phát hiện được việc phát tán phóng xạ ở Việt Nam. Dù vậy, các trạm quan trắc của Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để có thể cảnh báo sớm mức độ phóng xạ trong các đám mây khi chúng tới Việt Nam.
Video đang HOT
Hình ảnh mô phỏng về sự di chuyển đám mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong các ngày 23, 24/3. (Ảnh: Cục ATBXHN)
Nếu trường hợp vượt ngưỡng cho phép, Cục An toàn bức xạ hạt nhân của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ có trách nhiệm cảnh báo với người dân.
Tổ công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo về những diễn biến mới nhất:
Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vẫn đang trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn còn những diễn biến phức tạp: Trưa hôm qua (23/3), nhiệt độ vùng hoạt động của Tổ máy số 1 đã tăng đến 400 oC; cơ quan chức năng Nhật Bản cũng phát hiện nhiễm phóng xạ (I-131 và Cs-137) trong các mẫu nước uống tại 7 tỉnh lân cận xung quanh nhà máy, nhưng đều dưới mức cho phép. Cùng đó, đám mây có chứa các nhân phóng xạ đã phát tán rộng và nhiều trạm quan trắc của tổ chức CTBTO đã ghi nhận được, nhưng vẫn ở mức an toàn đối với sức khỏe con người.
Trước những lo ngại về một số thực phẩm của Nhật Bản bị nhiễm phóng xạ có thể nhập khẩu vào nước ta, Cục trưởng Ngô Đặng Nhân thông báo, sẽ có các dụng cụ để kiểm tra với những thực phẩm nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam. Nếu phát hiệu có dấu hiệu bất thường sẽ thông báo rộng rãi đến người dân. Trên thực tế, khoảng 1 tuần gần đây nhiều bà mẹ thành phố đã đổ xô đi mua sữa nhập khẩu từ Nhật Bản với số lượng lớn, bởi lo ngại những lô sữa nhập khẩu sau có thể nhiễm phóng xạ.
Theo Dân Trí
Mây phóng xạ đã "tấn công" Đông Nam Á
Đám mây phóng xạ đến ngày 22/3 sẽ đến vùng Đông Bắc quần đảo Phillipines nhưng khó ảnh hưởng tới Việt Nam.
Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Bộ Khoa học và Công nghệ tối qua (21/3) cho biết, đám mây phóng xạ phát tán rộng đến 3 vùng: Đông Nam Á, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Phóng xạ lan đến Phillipines ngày 22/3. Ảnh: Bộ KH&CN
Đặc biệt, trên biển Thái Bình Dương đám mây ngày càng lan rộng thêm xuống phía Nam. Dự kiến ngày 22/3 sẽ chạm đến vùng Đông - Bắc quần đảo Phillipines nhưng khó ảnh hưởng đến Việt Nam.
Trao đổi trước đó với PV, ông Đặng Thanh Lương, phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cho hay, nếu sau này chúng ta phát hiện thấy dấu hiệu của phóng xạ thì nó đã "yếu" đi rất nhiều, ở mức an toàn. "Mức phóng xạ còn thấp hơn việc chúng ta chụp X - quang, nên không gây nguy hại đến sức khỏe" - nhà khoa học này cho hay.
Trước đó, khi lấy mẫu phóng xạ trong rau và sữa của Nhật Bản, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đã phát hiện ra phóng xạ có nồng độ cao hơn mức cho phép của Luật Vệ sinh thực phẩm Nhật Bản quy định.
VGT(Theo Bee.net.vn)
Hình ảnh mây phóng xạ phát tán từ Nhật Đám mây phóng xạ sẽ di chuyển ra hướng biển Thái Bình Dương, hướng về Châu Mỹ và chưa ảnh hưởng đến lãnh thổ Việt Nam trong các ngày tới. Dù hôm qua cơ quan chức năng đã dùng trực thăng đổ nước để làm mát các nhà máy hạt nhân nhưng nhiệt độ tổ máy số 5 và 6 nhà máy Fukushima...