Ngày mai, học sinh Hà Nội, Nam Định, Nghệ An nghỉ học
Sở GD – ĐT Hà Nội, Nam Định, Nghệ An đã quyết định cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn khi cơn bão Haiyan đổ bộ vào đất liền.
Người dân Quảng Nam xây hầm chống bão Haiyan
Sáng nay, trước những diễn biến bất thường của cơn bão Haiyan, Giám đốc Sở GD – ĐT Nam Định đã gửi công điện khẩn số 2 yêu cầu các trường học, trung tâm trên địa bàn toàn tỉnh cho học sinh nghỉ học ngày thứ hai (11/11) và chủ động có kế hoạch dạy bù sau.
Sở GD – ĐT yêu cầu các trường học thông báo học sinh và phụ huynh biết để quản lý con em mình.
Tại Nghệ An, Sở GD – ĐT đã yêu cầu các trường cho học sinh nghỉ học ngày 11-12/11. Đồng thời, Sở cũng yêu cầu các trường chủ động bảo vệ tài sản và người, bảo quản an toàn tuyệt đối thiết bị, tài liệu hồ sơ của các nhà trường. Có kế hoạch sơ tán tài sản và bảo vệ người khỏi khu vực nguy hiểm.
Cuối giờ chiều nay 10/11, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng ra thông báo cho học sinh nghỉ học ngày mai 11/11.
Theo đó, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cho học sinh nghỉ học ngày 11/11/2013 (thứ hai) những ngày tiếp theo Sở sẽ có thông tin chỉ đạo trên Website của Sở vào lúc 15h00 ngày 11/11/2013 và thông báo trên HTV và VTV1.
Ngay sau khi nhận được thông báo này, các nhà trường bằng mọi biện pháp thông báo rộng rãi đến cha, mẹ học sinh về kế hoạch nghỉ học nêu trên.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu có học sinh nào chưa nhận được thông tin vẫn đến trường thì nhà trường cần phải bố trí lực lượng tổ chức tiếp nhận, quản lý và đưa các em vào nơi tránh bão an toàn, thông tin cho gia đình đến đón.
Thủ trưởng các đơn vị, trường học, Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích của cơ sở huy động mọi nguồn lực tại chỗ chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão, úng ngập, phương án tìm kiếm cứu nạn phù hợp với tình hình đặc điểm của đơn vị.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng chỉ đạo các đơn vị cần bố trí lực lượng ứng trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra, đặc biệt chú ý đối với những địa bàn thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi gần ao hồ, sông, suối; có biện pháp bảo vệ tài sản của đơn vị khi xảy ra mưa lớn, bão, lụt.
“Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên”, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội nhấn mạnh.
Các đơn vị trường học chủ động phối hợp với các cơ sở y tế tại địa phương lên phương án dọn dẹp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo điều kiện giảng dạy và học tập bình thường tại nhà trường sau khi thiên tai xảy ra.
Theo Xahoi
Tâm bão Haiyan đã ra khỏi miền Bắc!
Theo ghi nhận của PV Thân Hoàng tại Hải Phòng sáng nay, khu vực nội thành khá bình yên sau bão.
Cây bị gãy đổ trên một số tuyến phố ở Hải Phòng sau bão -
8h sáng 11-11, tại trụ sở UBND TP Hải Phòng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp thống kê về thiệt hại trong bão và công tác khắc phục. Theo đó, Ban chỉ huy PCLB&TKCN cho biết báo cáo từ các tỉnh báo lên, đến nay chưa có thiệt hại nào về người trong bão.
Hệ thống đê, kè của Cát Hải vẫn đảm bảo an toàn sau bão, một số điểm bị sạt lở nhỏ. Cơn bão số 4 đã làm tốc mái một số ít nhà dân.
Video đang HOT
Thông tin từ huyện đảo Bạch Long Vĩ, cho biết cơn bão cũng không gây thiệt hại về người. Theo báo cáo từ bệnh viện đa khoa Bạch Long Vĩ, đến buổi sáng chưa có trường hợp nào bị thương, tai nạn trong bão. Do gió lớn nên một số nhà dân bị tốc mái.
Tại cuộc họp, ông Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịchg UBND TP Hải Phòng, cho biết hiện tại chưa có thiệt hại về người, không thiệt hại về tài sản lớn trong bão. Các tuyến đê, kè biển vẫn đảm bảo an toàn, một số đê tuyến sông sạt lở nhẹ và khoảng 3.920 ha hoa màu bị thiệt hại.
Ông Thoại cho biết, hiện vẫn đang chỉ đạo tập trung cao công tác cứu hộ tàu Trung Quốc gặp sự cố khi đang trên đường vào khu vực cảng Hải Phòng tránh bão. Lực lượng biên phòng cũng đang liên lạc với một chiếc tàu Thanh Hóa bị hỏng máy để tổ chức cứu hộ.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương, hiện tại chưa có trường hợp nào bị thiệt mạng trong bão, trước khi bão vào có một số trường hợp bị thiệt mạng do gặp nạn khi chằng chống nhà cửa. Theo ghi nhận, địa phương bị thiệt hại nặng nhất là Quảng Ninh - nơi tâm bão đổ bộ trực tiếp vào rạng sáng nay. Một ăng ten cao 52 m của đài phát thanh truyền hình Uông Bí bị đổ, một tàu cẩu bị trôi dạt, 6 nhà sập, lún sụt, 111 nhà tốc mái, 6 nhà bè tàu du lịch bị tan vỡ, hai chiếc tàu nhỏ bị chìm.
* Ở Thái Bình, hai PV Xuân Long, Hồ Văn cho biết: Sáng 11-11, sau khi bão Haiyan đi qua, hơn 3.300 dân sinh sống ngoài đê thuộc các huyện ven biển và hơn 3.900 lao động làm việc trên 3.252 chòi nuôi ngao, thủy, hải sản tại các huyện ven biển Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình) thuộc diện phải di tránh bão trước đó, đã trở lại nhà, ổn định cuộc sống.
Ông Hoàng Văn Túy, Phó chủ tịch UBND huyện Tiền Hải, cho biết đánh giá sơ bộ bão Haiyan không gây thiệt hại về người trên địa bàn huyện. "Sáng nay thời tiết đã trở lại bình thương nên các lực lượng đã để người dân quay trở lại nhà ở vùng ngoài đê, ra các chòi nuôi ngao, thủy hải sản để kiểm tra các đầm nuôi. Về thiệt hại tài sản của người dân ở ngoài biển phải chờ đánh giá mới có số liệu"-ông Túy nói.
Còn theo ông Nguyễn Phú Nhuận, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLT tỉnh Thái Bình, thiệt hại nặng nhất của tỉnh là về hoa mau của các hộ dân. "Toàn tỉnh chưa nhận được thông tin thiệt hại về người. Chỉ có trung tâm hội chợ tại Thành phố là bị gió bão làm đổ cổng và rách nát phông bạt che tại hội chợ"-ông Nhuận cho hay.
Trước đó, tại TP Hạ Long, lúc 6h30 hai PV này đã cho biết: những đợt gió bão mạnh nhất đã qua. Trên đường phố cây cối, bảng quảng cáo... đổ khá nhiều. Theo hai PV, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh báo: ở huyện Vân Đồn, một số tàu cả đứt neo, bị đánh chìm nhưng chưa rõ số lượng.
Cũng theo hai phóng viên, đến lúc này, bão Haiyan đã dịch chuyển lên hướng huyện địa đầu Quảng Ninh là Móng Cái với sức gió cấp 8, 9. Thông tin này trùng khớp với những hình ảnh chụp từ vệ tinh của nhiều cơ quan theo dõi khí tượng các nước Mỹ, Anh, Nhật...
Trước đó, 5h30 phút, phóng viên từ Quảng Ninh thông tin cho biết cột tháp của Đài phát thanh - truyền hình TP.Uông Bí đã bị bão Haiyan quật ngã.
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh vừa xác nhận thông tin trên. Ngoài ra, ghi nhận tại Quảng Ninh đến thời điểm này cho thấy đã có 5 nhà cấp 4 sập hoàn toàn. 60 căn nhà khác bị tốc mái. Trong đó, riêng huyện Vân Đồn có 30 căn bị tốc mái.
Nhiều nhà lồng bè nuôi cá tại Vịnh Hạ Long đã bị sóng đánh chìm, tuy nhiên chưa thể xác định được số liệu cụ thể.
Theo ghi nhận của Trạm khí tượng thủy văn Quảng Ninh, bão Haiyan đổ bộ vào Quảng Ninh đã gây gió mạnh cấp 12, giật cấp 13 ở Cô Tô, Vân Đồn, Cẩm Phả và Hạ Long.
Hai người dân cố tình chạy xe qua cầu Bãi Chãy bị gió thổi ngã phải xuống dẫn bộ
Lúc 5h00, vị trí tâm bão ở ngay trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20km, vượt qua tỉnh Quảng Ninh, đi vào đất liền phía Nam Trung Quốc và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng bảo, các tỉnh phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc có mưa rất to, một số nơi có lượng mưa lớn như Bạch Long Vĩ 137mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 126mm, Cửa Ông 107mm, Bãi Cháy 109mm
4h15 phút, toàn bộ TP.Hạ Long lặng yên như tờ. Tuy nhiên, theo đánh giá của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, chỉ ít phút nữa, bão Haiyan sẽ đổ bộ vào thành phố biển xinh đẹp này.
Hiện tại, một số tuyến đường ven biển ở Hạ Long đã ghi nhận được tình trạng nước biển dâng cao, ngập khoảng 0,5m.
Lúc 3h ngày 11-11, tâm bão ở ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Haiya (bão số 14), ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ đã có gió giật mạnh cấp 9 - 11, có nơi giật mạnh cấp 13 như Bãi Cháy.
Ở các đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cô Tô (Quảng Ninh) có gió giật mạnh cấp 13. Ở các tỉnh Bắc Bộ mưa đang tăng dần, một số nơi đã có mưa to như Bạch Long Vĩ 137mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 126mm, Cửa Ông 107mm, Bãi Cháy 80mm.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, lúc 3 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Bắc và Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20 - 25km.
Vào lúc 4-5g sáng 11-11 vùng tâm bão đi vào đất liền các tỉnh Hải Phòng - Quảng Ninh sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 13g ngày 11-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,8 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam - Trung Quốc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc và Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp.
Tại Quảng Ninh, lúc 2g30 phút, trung tâm thành phố Hạ Long, ngổn ngang cây cối ngã đổ, nhiều đoạn đường bị ngập nước hơn nửa bánh xe.
Do cầu Bãi Cháy đã bị phong tỏa, phóng viên phải đi đường vòng gần 30km từ huyện Hoành Bồ để vào trung tâm thành phố Hạ Long.
Có mặt tại trung tâm thành phố Hạ Long lúc 2g30, chúng tôi nhận thấy gió đang thổi rất mạnh, rất nhiều cây xanh bị ngã đổ. Cả thành phố đã mất điện. Nhiều đoạn đường bị ngập hơn nửa bánh xe.
Càng đi vào bên trong thành phố, chúng tôi càng quan sát thấy nhiều ngôi ngà bị tốc mái, hàng loạt bảng hiệu quảng báo bị gió thổi bay tả tơi.
Một tàu nhà hàng nổi neo đậu tại Hạ Long bị đứt neo, đã được ứng cứu an toàn. Ngoài ra, có một đoàn khách du lịch nước ngoài bị kẹt lại ở khu du lịch đảo Quan Lạn - Minh Châu chưa vào được bờ. UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết đoàn khách trên đã được đưa vào nhà kiên cố trên đảo để trú ẩn.
Thông tin từ huyện đảo Cô Tô báo về cho biết đã có khoảng 20 căn nhà bị tốc mái.
Lúc 1g ngày 11-11, phóng viên có mặt tại TP Hạ Long thông tin về cho biết cầu Bãi Cháy đi vào TP.Hạ Long đã được đóng. Tất cả phương tiện đều phải dừng lại. Mưa gió mù mịt khiến tầm nhìn rất hạn chế.
Dọc con đường Cái Lân, xe tải, xe khách nối đuôi nhau xếp hàng dài dày đặc. Lực lượng cảnh sát giao thông cũng đã có mặt để hướng dẫn các phương tiện dừng đậu tránh bão.
Quan sát hai bên đường, phóng viên nhận thấy nhiều ngôi nhà đã tốc mái.
Một tài xế lái xe taxi cho biết anh và nhiều đồng nghiệp khá bất ngờ khi thấy bão tiến vào TP.Hạ Long. Trong khi chiều nay, anh và các đồng nghiệp vẫn không nghĩ rằng bão sẽ vào Hạ Long, tất cả vẫn đi làm bình thường.
Tại Hải Phòng, ngay sau cuộc họp khẩn với lãnh đạo Hải Phòng tại UBND quận Đồ Sơn, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp tục đi kiểm tra công tác phòng chống bão ở các âu thuyển, cảng cá trong đêm.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải (giữa) đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại Hải Phòng trong đêm
0g ngày 11-11, đoàn công tác đến khu tránh bão Ngọc Hải, Đồ Sơn. Lúc này ngoài trời mưa lớn, gió cấp 7, cấp 8. Hầu hết các tàu thuyền neo đậu tại đây vẫn an toàn. Theo quan sát một số cây xanh trên đường đã bị gió quật đổ.
1g ngày 11-11, trong khu vực nội thành Hải Phòng mưa bắt đầu lớn hơn, gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật trên cấp 10 liên tục rít lên từng hồi. Cùng với mưa, gió đang dần mạnh lên.
Một số người dân sống trong khu vực nội thành Hải Phòng đã phải dậy để chằng chống thêm nhà cửa vì mưa và gió rất mạnh đang quần thảo trong nội thành.
Mưa lớn và gió mạnh đang quần thảo trong khu vực nội thành Hải Phòng
Một nhà dân ở trên đường Lê Thành Tông (Hải Phòng) phải dậy trong đêm để chằng chống lại nhà cửa
Theo thông tin từ khu vực đảo Bạch Long Vĩ, huyện đảo Cát Hải, tại đây cũng đang có mưa lớn, gió giật trên cấp 10. Hiện ở hai khu vực này vẫn chưa có thông tin thiệt hại lớn do bão gây ra.
Ông Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng, cho biết tối 10-11, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN thành phố nhận được thông tin tàu FU CHENG 22, tải trọng 900 tấn, quốc tịch Trung Quốc đang trên đường về cảng Hải Phòng bị sự cố hỏng máy chính.
Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải khu vực 1 đã liên lạc và hướng dẫn tàu vận tải đang hành trình gần tàu bị sự cố tiếp cận và xử lý sự cố.
Tại Thái Bình, đến 0h ngày 11-11, gió bão trên địa bàn tỉnh Thái Bình có chiều hướng mỗi lúc một mạnh hơn. Gần như toàn địa bàn tỉnh Thái Bình đã có mưa, có nơi mưa vừa, đến mưa to.
Cùng với mưa, sức gió mỗi lúc một gia tăng. So với thời điểm khoảng 9g tối chỉ có gió cấp 6,7 thì đến 0g ngày 11-11 gió đã tăng cấp 8,9, nhiều lúc giật tới cấp 10. Ngay tại xã Nam Cường (huyện Tiền Hải), một trong những nơi giáp đê biển, gió mạnh tới cấp 10, giật tới cấp 11.
Theo ghi nhận của phóng viên lúc 23g30, Thái Bình đã có những thiệt hại đầu tiền do bão Haiyan. Trên nhiều tuyến phố tại trung tâm tỉnh Thái Bình, gió bão đã làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho một số khu vực. Rất nhiều tuyến phố trên địa bàn tỉnh như Lý Thường Kiệt, Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Công Trứ, Lê Lợi, Lý Bôn, đã có hiện tượng mất điện cục bộ.
Một số khách sạn lớn cũng đã phải dùng máy phát điện để thay thế vì điện lưới mất cục bộ. Còn trên đường phố cũng đã xuất hiện các biển, tấm quảng cáo bị gió quật rơi xuống lòng đường.
Theo Ban chỉ huy PCLB tỉnh Thái Bình, hiện tại Thái Bình mới chịu ảnh hưởng từ bão Haiyan. Việc chống bão vẫn được thực hiện khẩn trương 24/24 tại các khu vực xung yếu. Tuy nhiên, việc đánh giá, tổng hợp những thiệt hại từ ảnh hưởng do bão hiện vẫn chưa có số liệu cụ thể.
Trước đó, vào lúc 22g10 ngày 10-11 tại xã ven đê Nam Cường, huyện biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có gió giật mạnh kèm theo mưa lớn trên diện rộng.
Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì phiên họp chỉ đạo công tác chuẩn bị cũng như khắc phục sau bão.
Theo đó, đến chiều 10-11 có 1.202 tàu thuyền, 3.461 lao động và dân nuôi trồng thủy sản tại khu vực này vào nơi tránh bão an toàn.
Hiện lực lượng Bộ động biên phòng của hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy đang dùng phương tiện liên lạc thường xuyên với người dân sống ở khu vực đê ven biển để kịp thời ứng phó với bão Haiyan.
Theo Xahoi
Xuất hiện vùng áp thấp ngay sau siêu cuồng phong Haiyan Ngoài khơi Thái Bình Dương vừa xuất hiện một vùng áp thấp đang phát triển lên rất nhanh, có khả năng hình thành một cơn bão mới. Vùng áp thấp mới hình thành có khả năng phát triển thành bão. Nguồn: Cơ quan Khí tượng Nhật Bản Sự xuất hiện và phát triển nhanh của vùng áp thấp này khiến nhiều chuyên gia...