Ngày lập di chúc, bố tôi một mực đòi chia một phần đất cho anh hàng xóm, nghe xong lý do mà anh em tôi nhục nhã vô cùng
Tôi không nghĩ bố sẽ phân chia tài sản cho anh hàng xóm, trong khi ông có tới 2 người con trai.
Bố tôi sống ở quê, mẹ tôi đã mất lâu rồi, từ khi tôi mới học lớp 8. Anh em tôi học đại học rồi lập nghiệp, lấy vợ sinh con ở thành phố. Trước đây, anh em tôi vẫn thường xuyên về quê thăm ông nhưng sau khi có vợ con, công việc bận rộn, con nhỏ đau bệnh nên chúng tôi không thể sắp xếp thời gian được nữa. Vì không được ở bên cạnh chăm sóc bố nên anh em tôi bàn thuê người giúp việc mà bố không chịu. Ông nói mình còn khỏe mạnh, không nên tốn tiền vô ích. Chúng tôi góp tiền lại, xây cho bố một căn nhà rất rộng, có hồ cá, có khu trồng hoa, có bàn đá để ngắm cảnh, uống trà. Đồ đạc trong nhà, anh em tôi mua toàn đồ hiện đại, đắt tiền.
Sát cạnh nhà bố tôi có gia đình anh Vĩnh, là hàng xóm thân thiết từ hồi tôi còn bé. Anh ấy lớn hơn tôi 2 tuổi, thuần nông, tính tình hiền hậu chất phác và đáng tin cậy. Mỗi tháng, tôi đều chuyển khoản cho anh 10 triệu, nhờ anh ấy rút hộ rồi đưa cho bố mình. Tôi cũng thường nhờ cậy anh Vĩnh sang chơi, chăm sóc bố hộ những lúc ông ốm đau nhẹ hay bệnh cảm. Mỗi khi xem camera, tôi lại thấy bố đang chơi cùng các con của anh Vĩnh; khi thì thấy anh ấy đang phụ bố tỉa cây, trồng hoa hay sơn lại trụ rào; khi thì thấy vợ chồng, con cái anh ấy đang ăn cơm cùng bố. Những lúc đó, tôi lại chạnh lòng, nghẹn ngào khó tả. Lẽ ra, người nên ở cùng bố, chăm sóc bố là anh em tôi chứ không phải là một người hàng xóm như thế?
Tuần trước, bố gọi anh em tôi về nhà, tính toán chuyện lập di chúc, phân chia tài sản. Điều khiến tôi ngạc nhiên là có sự hiện diện của anh hàng xóm. Bố nói tôi và em trai sẽ nhận một phần đất rộng 150m2/người, còn phần đất rộng 500m2, có nhà sẽ được giao cho anh hàng xóm.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nghe xong, anh em tôi kinh ngạc tột độ, không hiểu bố có bị nhầm lẫn gì không? Tại sao lại phân chia đất và nhà cho anh hàng xóm chứ không phải anh em tôi? Bố hỏi lại một câu khiến tôi sửng sốt: “Khi bố đau bệnh, anh em con có ai chăm sóc bố không? 2 đứa có nấu được bữa cơm bữa cháo nào cho bố không? 3 tháng trước, nếu không có anh hàng xóm, có lẽ bây giờ bố đã không còn có mặt trên đời này rồi, các con có biết chuyện đó không?”.
Bố kể lại 3 tháng trước, bố bị lên cơn đau tim vào 11h khuya. Ông cố gọi điện cho anh em tôi nhưng không đứa nào bắt máy nên phải gọi cho anh hàng xóm. Vợ chồng anh ấy chạy sang, đưa ông đi cấp cứu mới giữ được tính mạng. Còn anh em tôi, thấy cuộc gọi nhỡ của bố nhưng đến ngày hôm sau mới gọi. Vì giận dỗi, bố không thèm nói bệnh tình cho chúng tôi nghe.
Anh em tôi nhìn nhau, vừa thấy hối hận vừa thấy nhục nhã. Chúng tôi thường đi công tác, nhậu nhẹt, vì không muốn bị làm phiền nên tối thường tắt điện thoại, ngủ đến sáng thì mở nguồn lại. Một ngày làm việc bận rộn nên cũng quên đi cuộc gọi nhỡ của bố. Thật không ngờ… Tôi bỗng nhớ lại mấy tháng trước, có đợt tôi coi camera nhưng không thấy bố đâu, cứ nghĩ ông đi chơi đâu đó nên cũng không quan tâm lắm, ai ngờ ông lại nằm bệnh viện cả tuần lễ.
Tôi đồng ý với mong muốn anh Vĩnh sẽ chuyển sang nhà mình ở, chăm sóc bố hộ anh em mình. Mỗi tháng, tôi sẽ phụ cấp thêm. Nhưng em trai tôi kiên quyết phản đối và bảo sẽ thu xếp công việc để về quê sống, nhất định không chia đất cho anh hàng xóm. Vì chuyện đất đai mà bây giờ, bố tôi buồn lòng, em trai giận dữ, anh hàng xóm cũng không sang chơi thường xuyên nữa. Tối qua, bố lại gọi điện bảo anh em tôi thu xếp về quê thêm một chuyến để làm rõ ràng chuyện chia tài sản. Tôi không biết phải làm sao để em trai đồng ý với quyết định của bố nữa? Hơn nữa, tôi cũng lo lắng chuyện anh Vĩnh sau khi nhận nhà đất sẽ “trở mặt”, không chăm bố tôi nữa, đến lúc đó thì phải làm sao?
Đang khoẻ mạnh, bố đòi họp gia đình gấp để phân chia tài sản, những gì ông ghi trong di chúc khiến anh em tôi xấu hổ
Anh em tôi nhìn nhau, không nghĩ bố lại phân chia tài sản thiên vị đến thế.
Bố mẹ ngoài có anh em tôi là con ruột thì còn có con gái út, tên Trinh, là con nuôi. Trinh nhỏ nhất nhà nhưng hình như em biết thân biết phận nên chưa bao giờ dám vòi vĩnh thứ gì. Ngược lại, Trinh còn hiểu chuyện, luôn nhường nhịn anh em tôi, công việc nhà cửa cũng do em làm hết. Điều này làm anh em tôi hình thành tính ỷ lại, lười biếng.
Chúng tôi thường bị bố mẹ mắng chửi vì đùn đẩy việc nhà cho em gái. Nhưng tôi nghĩ, em được gia đình mình nhận nuôi, được thương yêu và lo học hành thì làm công việc nhà cũng là điều hiển nhiên.
Tốt nghiệp đại học, tôi bám trụ lại thành phố để làm việc; sau đó thì lấy vợ, sinh con. Em trai tôi cũng tương tự như thế. Mỗi năm, anh em tôi chỉ về nhà vài ngày vào dịp Tết Nguyên Đán thôi. Bố mẹ sống ở quê, cạnh đó là nhà vợ chồng Trinh. Ông bà đau bệnh, Trinh sẽ thông báo và tôi gửi tiền về cho em đóng viện phí, lo thuốc men. Chúng tôi không thể bỏ công việc, nhà cửa để về quê chăm sóc ông bà được.
Tuần trước, bố tôi bỗng gọi anh em tôi về gấp để phân chia tài sản. Tôi bất ngờ vì bố mẹ đều còn khoẻ, sao lại vội vã lập di chúc chứ? Nhưng trước sự thúc giục của bố mẹ, tôi cũng thu xếp công việc để trở về quê.
Ảnh minh hoạ
Về nhà, tôi ngạc nhiên khi biết chuyện bố mới từ bệnh viện về vì lên cơn đau tim đột ngột. Mải lo cho bố nên Trinh không có thời gian gọi điện thông báo cho tôi như mọi lần. Sau đợt bệnh nặng, sức khoẻ của ông suy giảm nghiêm trọng. Tối đó, sau khi ăn bữa cơm gia đình thịnh soạn do chính tay Trinh nấu, bố mẹ tôi đã gọi anh em tôi vào phòng chứ không cho con dâu và Trinh nghe. Bố mẹ đưa bản di chúc cho anh em tôi tự đọc, ông bà đã ghi sẵn, ký hết rồi. Trong di chúc ghi rõ anh em tôi sẽ không được nhận bất kì tài sản nào hết, nhà cửa đất đai đều sẽ để lại cho em gái nuôi của chúng tôi. Lý do là vì anh em tôi không chăm sóc bố mẹ, cũng không lo thờ cúng tổ tiên nên không xứng đáng nhận phần tài sản nào cả.
Bố hỏi anh em tôi có ý kiến gì không? Tôi im lặng, em trai tôi thì phản đối gay gắt. Nó nói Trinh chỉ là con nuôi, tại sao lại được quyền nhận tài sản? Lúc này, bố mẹ mới bảo dù có là con nuôi mà hiếu thảo thì vẫn tốt hơn là con ruột mà vô tâm. Câu nói của bố làm anh em tôi xấu hổ tột cùng, đưa mắt nhìn nhau, không biết phải nói gì nữa.
Chúng tôi tuy không chăm sóc bố mẹ nhưng cũng gửi tiền về những lúc ông bà đau bệnh. Chỉ là vì công việc mà không thể gần gũi như con gái được, vậy mà bố mẹ lại không chia tài sản cho chúng tôi. Anh em tôi có nên phản đối, đòi bố mẹ lập lại di chúc không?
Quyết định đi bước nữa với người gấp đôi tuổi vì lời hứa chu cấp cho các con tôi, nhưng rồi tôi phát hiện ra một sự thật phũ phàng Có lẽ mọi người sợ phải chia đất cho tôi nên mới vội vàng phân chia tài sản. Khi chồng tôi còn sống, mẹ con tôi có cuộc sống an nhàn hạnh phúc. Chồng tôi số không thọ, hơn 30 tuổi đã qua đời do bệnh hiểm nghèo. Anh ra đi để lại cho tôi 2 đứa con thơ và khoản nợ 100...