Ngày làm thủ tục ly hôn, em trai gọi điện hồ hởi hỏi một câu khiến tôi vội vàng xé đơn rồi xin chồng quay lại
Tôi vẫn kiên quyết giữ vững lập trường của mình, không nghe lời khuyên của chồng, hàng tháng vẫn gửi tiền đều đặn về cho em trai.
Tôi 32 tuổi, đã lập gia đình và có một cậu con trai kháu khỉnh. Hiện tại tôi là quản lý bộ phận của một công ty với mức thu nhập hàng tháng khoảng 20 triệu. Còn chồng tôi là kỹ sư xây dựng, thu nhập của anh gần gấp đôi vợ.
Nhờ sự chăm chỉ và nỗ lực, rất nhanh chỉ sau vài năm vợ chồng tôi đã có nhà, có xe riêng. Kinh tế của chúng tôi lúc này cũng thuộc diện khá giả, không phải áp lực quá nhiều về mặt tài chính.
Sau tôi còn có một cậu em trai mới ra trường đi làm được 3 năm và đang cố gắng tiết kiệm tiền để mua nhà, cưới vợ. Là một người chị gái, nên tôi thấy việc giúp đỡ em trai là điều rất cần thiết.
Để giúp em trai có đủ tiền mua nhà, tôi quyết định mỗi tháng sẽ gửi phần lớn tiền lương của mình cho em. Nhưng thật không ngờ điều này lại gây ra mâu thuẫn giữa tôi và chồng.
Ngày trước khi cưới, chồng tôi hứa sẽ coi em trai tôi như em ruột, cố gắng cho em có một tương lai tốt đẹp, bởi bố mẹ tôi đã không còn. Ấy vậy mà mới kết hôn vài năm, anh đã quên lời hứa đó rồi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Những cuộc cãi vã giữa tôi và chồng ngày càng nhiều, ai cũng cho mình là có lý. Tôi luôn khẳng định việc giúp đỡ em trai trong lúc khó khăn là trách nhiệm của một người làm chị. Thế nhưng chồng tôi lại tức giận nói: “Em xem có ai như em, lương được 20 triệu thì gửi cho em trai những 15 triệu. Em nên nhớ rằng em đã có gia đình, việc quan trọng nhất là em phải chăm lo cho gia đình của mình. Hơn nữa, em trai em đã đi làm, kiếm được ra tiền rồi chứ có phải là đứa trẻ nữa đâu”.
Sau đó anh bảo nếu em trai muốn mua nhà thì phải tự cố gắng. Vợ chồng tôi có cho thì cũng chỉ vài chục triệu là được rồi. Chứ tôi cho nhiều, sau này em sẽ ỷ lại mà không chịu làm ăn. Anh còn nói nếu tôi cứ tiếp tục cố chấp thì chúng tôi sẽ ly hôn.
Nhưng tôi vẫn kiên quyết giữ vững lập trường của mình, không nghe lời khuyên của chồng, hàng tháng vẫn gửi tiền đều đặn về cho em trai. Điều này khiến cho mâu thuẫn giữa tôi và chồng ngày một tăng lên. Sau nhiều tháng tranh cãi, chúng tôi quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này.
Vào ngày làm thủ tục ly hôn, em trai gọi đến cho tôi. Tuy nhiên thay vì an ủi chị gái, em lại hồ hởi hỏi: “Chị ơi, chị có thể lấy tài sản được chia sau ly hôn giúp em mua nhà được không? Chứ em và bạn gái sắp kết hôn rồi mà vẫn chưa đủ tiền mua nhà”. Đối mặt với yêu cầu của em trai, tôi vô cùng thất vọng.
Lúc này, tôi chợt nhận ra trong mắt em trai, tôi giống như một chiếc máy ATM chứ không phải chị em ruột thịt. Em không quan tâm đến tôi sau ly hôn sẽ sống thế nào, mà chỉ chăm chăm đến túi tiền của tôi thôi. Quá bực tức, tôi không muốn tiếp tục gánh khoản tài chính vốn không thuộc về mình nữa. Tôi vội xé đơn ly hôn và xin chồng tha lỗi cho mình. Ban đầu chồng tôi không muốn nhưng cuối cùng vẫn cho tôi thêm một cơ hội để sửa đổi. Những ngày sau tôi không gửi tiền về cho em trai nữa, mà tập trung lo cho gia đình của mình. Em trai thấy vậy thì bức xúc, trách tôi vô tâm, không chăm lo cho em, còn nhắc lại chuyện tôi từng hứa với mẹ sẽ lo cho em mà giờ lại bỏ mặc em.
Tuy nhiên, tôi cũng đã rút ra được bài học cho chính mình. Nếu chỉ tập trung lo cho em trai thì hôn nhân sẽ bị ảnh hưởng. Tốt nhất là nên cân bằng vai trò và trách nhiệm giữa gia đình ruột thịt và tổ ấm riêng của mình.
Tiền của mình làm ra từ mồ hôi nước mắt, nếu cứ cho đi một cách mù quáng thì người nhận được sẽ không biết trân trọng, thay vào đó họ sẽ cho rằng đó là trách nhiệm mà bạn phải làm. Một khi bạn dừng không cho nữa, họ sẽ quay lại trách móc, đổ lỗi cho bạn mà không hề nhớ đến những gì bạn đã giúp trước kia đâu.
Em chồng gọi điện khóc lóc, mẹ chồng tôi "nhảy dựng" phản ứng cực đoan với thông gia
Tôi nóng cả mặt trước phản ứng của mẹ và em, lại vừa xấu hổ với bà thông gia.
Bố mẹ chồng tôi có con gái khi họ đã gần 40 tuổi. Vì thế, họ cực kỳ chiều chuộng cô con gái này. Từ nhỏ đến lớn, em chồng tôi chưa bao giờ phải làm việc nhà.
Khi về làm dâu, mọi việc trong nhà mẹ chồng giao hết cho tôi từ đi chợ, nấu nướng, dọn dẹp,... còn em chồng không phải động tay làm bất cứ việc gì, đi làm về là lên phòng mãi đến giờ ăn mới xuống. Tôi sợ bố mẹ cứ chiều như thế rồi làm hư em. Nhiều lần tôi định góp ý, nhưng thấy mẹ chồng bênh em chằm chặp nên không dám ho he gì.
May thay, em vẫn gả được vào một gia đình tốt ở tuổi 26. Em rể là người chín chắn, trưởng thành, chiều chuộng em chồng tôi hết mực. Bố mẹ chồng em nhìn qua cũng là người hiền lành, dễ chung sống.
Từ khi em chồng làm dâu, tôi cứ nghĩ em ấy sẽ thay đổi bản thân. Ấy thế mà mới cưới được 1 tháng, em chồng đã gọi về nhà bố mẹ đẻ khóc lóc tâm sự là em bị cả nhà chồng ghét bỏ, làm khó. Thậm chí, em rể cũng không bênh mà trách móc vợ nên em chồng tôi còn đòi ly hôn.
Mẹ chồng tôi vô cùng tức giận khi biết con gái yêu của bà bị đối xử như vậy ở nhà chồng. Ngay sáng hôm sau bà liền rủ tôi qua nhà thông gia với lý do thăm hỏi nhưng thực chất là thăm dò xem cuộc sống của em chồng ra sao. Nhà chồng của em chỉ cách nhà bố mẹ đẻ khoảng 12km, hôm đó lại là cuối tuần, tôi được nghỉ nên đồng ý chở mẹ qua nhà thông gia.
Thấy tôi và mẹ sang thăm, bà thông gia tiếp đón niềm nở lắm. Ngồi nói chuyện một lúc mới thấy em chồng bước xuống phòng khách. Em vẫn mặc đồ ngủ, đầu tóc rũ rượi, mặt còn ngái ngủ khiến tôi và mẹ xấu hổ đỏ mặt. Giận lắm nhưng tôi vẫn cố gắng nhỏ nhẹ hỏi để giữ thể diện: "Gần 11 giờ rồi, sao giờ này em mới dậy?". Thế mà em thản nhiên trả lời: "Tối qua em thức khuya xem phim nên mới mới dậy muộn. Mà nay là cuối tuần, em dậy sớm cũng có việc gì để làm đâu".
Ảnh minh họa
Bà thông gia lúc này mới thở dài mà nói: "Cái Linh (tên em chồng tôi) đi làm thì tôi không nói nhưng được nghỉ ở nhà con cũng chẳng giúp đỡ tôi việc nhà. Đã vậy thấy thùng rác trên nhà đầy ắp con cũng không đổ đi. Góp ý thì con cáu gắt rồi mắng luôn cả tôi. Chồng góp ý thì khóc lóc đòi ly hôn. Với tình hình này chắc tôi phải trả con về ngoại, nhờ ông bà bên đấy dạy lại, chứ nhà tôi chịu hết nổi rồi".
Trong khi tôi xấu hổ vô cùng thì em chồng lại lên giọng trách ngược mẹ chồng: "Con đi lấy chồng chứ có phải làm giúp việc đâu. Còn nhớ lúc ở nhà với bố mẹ, mấy việc trong nhà con còn không phải động một ngón tay vào, tại sao đi lấy chồng con phải phục vụ nhà chồng cơ chứ".
Tôi sốc nặng vì không ngờ em đi lấy chồng mà vẫn giữ thói quen như ở nhà. Ấy thế mà mẹ chồng tôi vẫn bênh vực em.
Mẹ chồng tôi tức giận nói: "Con gái tôi ở nhà được cưng như ngọc ngà, tôi còn chẳng dám sai con làm gì, vậy mà gả về đây lại phải chịu khổ như thế". Nói xong, mẹ quay sang bảo em nếu không thích sống ở nhà chồng thì lên xếp đồ về nhà với mẹ. Thế rồi mẹ chồng tôi cãi nhau với bà thông gia, không ai chịu nhường ai, còn em chồng thì đứng ở ngoài liên tục thốt ra những lời lẽ thiếu tôn trọng với mẹ chồng của em.
Tôi nóng cả mặt trước phản ứng của mẹ và em, lại vừa xấu hổ với nhà thông gia. Thấy tình hình trở nên căng thẳng, tôi khuyên mẹ bớt lời và khuyên em đã lấy chồng thì phải biết lo toan công việc phụ nhà chồng. Thế nhưng, mẹ chồng lại bực tức quay sang trách tôi không biết thương em mà đi bênh người ngoài.
Hiện tại mẹ chồng tôi đã đón em về nhà ở. Bà còn khẳng định là em chồng tôi không sai, nên nếu muốn đón em về nhà thì bà thông gia phải sang xin lỗi. Tôi thật sự hết cách với mẹ và em chồng rồi. Theo mọi người tôi nên làm gì để thay đổi suy nghĩ của mẹ và em chồng, làm thế nào để cứu vãn cuộc hôn nhân của em chồng đây?
Em trai quyết nhận nuôi cha mẹ nhưng từ chối 2 tỷ dưỡng già của ông bà, một mực đẩy tiền sang cho tôi Biết không thể khuyên được em trai tôi nữa nên bố mẹ cũng đồng ý với cách làm của em. Bố mẹ tôi đều là giáo viên về hưu nên có tiền lương hưu, mỗi tháng cũng hơn 20 triệu. Ông bà tiết kiệm được 2 tỷ nhưng giấu kín, không cho các con biết với lý do sợ các con phân bì,...