Ngày là bảo vệ, tối là thầy giáo dạy trẻ em khó khăn: Miệt mài 13 năm
Với mỗi người chắc hẳn sẽ có định nghĩa riêng về hạnh phúc, nhưng chung quy lại có lẽ hạnh phúc là khi chúng ta được làm điều mình muốn và lan tỏa niềm hạnh phúc đó đến mọi người xung quanh.
Tuy không đem lại nhiều giá trị về vật chất nhưng giúp được nhiều người có lẽ đã là món quà tinh thần vô cùng giá trị. Như câu chuyện của anh Trần Lâm Thắng đã dành 13 năm đem con chữ đến cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Lớp học của anh Trần Lâm Thắng duy trì đến nay đã được 13 năm. Ảnh: Phunuonline
Cơ duyên giúp anh Trần Lâm Thắng nung nấu ý định mở lớp học tình thương phải quay về 13 năm trước, khi ấy anh là bảo vệ dân phố tại phường Long Bình, TP. Thủ Đức, thường xuyên giải quyết mâu thuẫn giữa các em thanh thiếu niên bốc đồng.
Từ đó, anh Thắng nhận thấy một phần do không biết chữ, không được đi học nên các em sinh ra tính khí bốc đồng. Thế nhưng, hoàn cảnh của các em đều khó khăn, không có điều kiện đi học như bạn bè đồng trang lứa, chính vì vậy anh Thắng muốn tổ chức lớp học miễn phí cho các em.
Nếu chỉ một mình thì khó mà giảng dạy được tốt vì vậy anh Thắng đã vận động thêm các bạn sinh viên, đoàn viên trong khu vực cùng chung tay thực hiện dự án ý nghĩa này. Giáo viên thì đã có đủ, tuy nhiên khó khăn tiếp theo lại đến từ phía phụ huynh của các em, do các em còn phải phụ giúp bố mẹ mưu sinh. Cuối cùng, anh Thắng đã thuyết phục phụ huynh cho các em đi học từ 18 giờ đến 19 giờ, ban ngày các em vẫn có thể đi làm phụ giúp bố mẹ.
Anh Thắng phải thuyết phục phụ huynh cho các em bớt chút thời gian đi học. Ảnh: Vietnamnet
Video đang HOT
Những con chữ cứ đều đặn được anh Thắng và nhóm tình nguyên viên giảng dạy cho các em. Ảnh: Phunuonline
Thầy giáo trẻ được HS xếp hàng tiễn đưa lần cuối: Đủ mọi lứa tuổi hàng dài không thấy đuôi. Ban đầu lớp học thô sơ chỉ có khoảng 30 em, thầy trò ngồi nép mình trong phòng học chỉ 24m2, nhưng may thay các em đều chịu khó và yêu thích được đi học. Lớp học duy trì được đến nay đã 13 năm, học sinh cũng lên hơn 100 em, nhiều sinh viên, đoàn viên xin được dạy kèm, nhà hảo tâm tài trợ thêm bàn ghế và dụng cụ học tập khiến lớp học thêm khang trang, nhộn nhịp.
Cứ thế đều đặn trong suốt 13 năm, anh Thắng ban ngày làm bảo vệ khu phố, tối đến lại đem con chữ đến cho các em nhỏ. Có lẽ cũng vì quá bận rộn nên anh Thắng chưa có duyên để xây dựng mái ấm cho riêng mình, chia sẻ về điều này, anh trải lòng trong một chương trình: “Có gia đình thì mình cũng phải chu toàn, 24 tiếng ít ra cũng ở nhà 18-20 tiếng chứ đâu đi ngoài đường mãi được. Cũng nhiều người thông cảm cho mình lắm nhưng nói đến chuyện đi xa hơn thì… khó”.
Dù khó khăn, anh Thắng vẫn không chùn bước, ban ngày đi làm, tối đến dạy học cho các em. Ảnh: Vietnamnet
Anh Thắng biết ơn vì được mẹ thấu hiểu, ủng hộ. Ảnh: Vietnamnet
Có lẽ nếu duyên phận đến thì anh Thắng sẽ sớm tìm được hạnh phúc cho riêng mình, bao dung và cùng anh đem con chữ đến cho nhiều em nhỏ khó khăn hơn. Như câu chuyện của thầy giáo Nguyễn Ngọc Lâm, anh không may mắn gặp phải tai nạn nghiêm trọng, để lại thương tật tới 97%.
Không đầu hàng số phận, anh Nguyễn Ngọc Lâm vẫn vươn lên, học nghề Tin học và trở thành thầy giáo của các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Anh còn may mắn tìm được người bạn đời thấu hiểu, sau 5 năm yêu nhau, cả hai đã có mái ấm hạnh phúc, vợ luôn là người động viên thầy Lâm nỗ lực hết mình để giúp đỡ các em nhỏ có cái nghề ổn định sau này.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Lâm là tấm gương vượt lên số phận. Ảnh: Đời Sống Pháp Luật
Thầy Lâm miệt mài giảng dạy Tin học cho các em nhỏ khó khăn. Ảnh: Đời Sống Pháp Luật
Còn hạnh phúc hơn khi thầy có người bạn đời thấu hiểu. Ảnh: Đời Sống Pháp Luật
Quay trở lại với anh Trần Lâm Thắng, người đã hy sinh hạnh phúc riêng đem con chữ đến cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, anh đã có được hạnh phúc to lớn là các em nhỏ. Theo tôi, tuy lớp học tình thương không đem lại giá trị vật chất nhưng nó là tâm huyết to lớn của anh Thắng và những tình nguyện viên. Còn gì hạnh phúc hơn khi lan tỏa được tình yêu thương, nhờ có con chữ tương lai của các em sẽ sáng lạn hơn. Bạn cảm thấy như thế nào về thầy giáo Trần Lâm Thắng, ban ngày là bảo vệ khu phố, tối đến lại miệt mài dạy học cho trẻ em? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Xót xa hình ảnh em bé 2 tuổi theo chị đi học để được ăn cơm có thịt
Cơ sở vật chất tại đây vô cùng thiếu thốn, không điện đường, không nước, không chợ, cuộc sống của người dân nơi đây muôn vàn khó khăn.
Điểm trường Nà Nũng A ở huyện biên giới Sơn Vĩ. (Ảnh: VTV)
Điểm trường có tổng số 70 học sinh, 2 lớp ghép các trình độ, chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Mông. Ở đây cách trung tâm xã 11km, với những con dốc hun hút, gấp khúc, xuyên qua cánh rừng rậm với một bên là núi đá cao chót vót, một bên còn lại là vực sâu thẳm. Việc đi lại, di chuyển vô cùng khó khăn, đặc biệt là những ngày mùa đông mưa rét, sương giá.
Điểm trường Nà Nũng A hiện có hơn 70 em học sinh theo học, chủ yếu là người dân tộc. (Ảnh: Việc Tử tế)
Biết được hoàn cảnh của điểm trường, nhiều mạnh thường quân, những tấm lòng hảo tâm trên khắp cả nước đã cùng chung tay, hỗ trợ và xây dựng bếp ăn "Nà Nũng A" cho các em và thầy cô giáo ở đây. Từ ngày ấy, các con đi học đã được ăn cơm trắng có thịt, có rau, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Những bữa cơm có thịt, đầy đủ chất dinh dưỡng của các em học sinh. (Ảnh: Việc Tử tế)
Bữa cơm đầy đủ nhờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân. (Ảnh: Việc Tử Tế)
Mới đây, trang fanpage của Việc Tử Tế đã đăng tải những hình ảnh của các em bé theo anh chị đến học ở trường tiểu học Nà Nũng A kèm dòng chia sẻ của cô giáo Kim Liên, người đã dành tâm huyết và gắn bó nhiều năm tại điểm trường này. Cô Kim Liên chia sẻ: "Hàng ngày 2 chị vẫn đều đặn đưa 2 em bé 2 tuổi đi học cùng rồi ăn cùng cơm trưa, vì ở nhà không có cơm thịt".
Cô bé nhỏ dẫn em cùng đến trường. (Ảnh: Việc Tử Tế)
Các em vừa đi học vừa trông em giúp bố mẹ đi nương, làm rẫy. (Ảnh: Việc Tử Tế)
Có cả bạn học sinh cứ đến bữa ăn lại chạy vội về nhà để đón em nhỏ tới trường cùng ăn. Anh lớn đút cho em nhỏ ăn vô cùng ngon lành. Nhìn các con hồn nhiên, vui vẻ thưởng thức đĩa cơm với thịt thực sự đã chạm đến trái tim của nhiều người.
Cô bé chia sẻ bữa trưa với em trai. (Ảnh: Việc Tử Tế)
Những người chị lớn đút cơm cho em ăn. (Ảnh: Việc Tử Tế)
Cô giáo Liên hạnh phúc nói về những "đứa con" của mình: " Ở vùng dưới có 1 bữa cơm ngon là chuyện bình thường nhưng với các em bé nơi đây 1 bữa cơm có thịt là niềm vui, niềm hạnh phúc. Các anh chị cũng rất yêu thương em nhỏ vì vậy ngày nào cũng đưa em đến trường để được có cơm thịt ăn. Dù các em bé hoặc bất cứ bạn nhỏ nào đến chơi mà gặp bữa cơm là đều được thầy cô cho riêng phần ăn đầy đủ như tất cả các anh chị đang học. Đổi lại ngày nào cũng phải cho cô Liên và thầy giáo Thi bẹo má".
Cậu bé đến giờ cơm chạy về nhà đón em đến trường ăn cùng. (Ảnh: Việc Tử Tế)
Những cô bé, cậu bé mới chỉ học lớp 1, lớp 2 đã phải vừa đi học vừa trông nom các em là hình ảnh vô cùng xúc động tại vùng cao. Bạn có cảm nhận thế nào về câu chuyện trên, hãy để lại bình luận nhé!
Bố mẹ chồng U60 vẫn ngày ngày đi làm phụ hồ đỡ đần con dâu chi phí Nhắc đến mối quan hệ giữa nàng dâu với phía nhà chồng, nhiều người vẫn e dè, lo ngại. Thế nhưng, trên thực tế, có rất nhiều nàng dâu, sau khi kết hôn xong lại được gia đình nhà chồng yêu thương, bao bọc chẳng khác gì con ruột. Mới đây, tài khoản TikTok H.N đã chia sẻ khoảnh khắc tuyệt vời của...