Ngày họp bận rộn của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Hà Nội
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN năm 2018 hôm qua đã trải qua một ngày họp bận rộn với hàng chục phiên thảo luận về các chủ đề khác nhau. Đông đảo các nhà lãnh đạo Việt Nam và khu vực đã tham gia các phiên trao đổi tại diễn đàn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và các quan chức WEF tham gia phiên khai mạc WEF ASEAN tại Hà Nội sáng ngày 12/9.
Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab phát biểu khai mạc diễn đàn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc.
Các nhà lãnh đạo và các đại biểu theo dõi phiên khai mạc toàn thể WEF về chủ đề “Những ưu tiên của ASEAN trong Cách mạng công nghiệp 4.0″.
Vào chiều ngày 12/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo các quốc gia Mê Công đã tham gia trao đổi tại phiên thảo luận “Tầm nhìn mới khu vực Mê Công”.
Tại phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các quốc gia Mê Công cần tăng cường kết nối cứng và mềm để thúc đẩy hợp tác trong cuộc Cách mạng 4.0.
Video đang HOT
Hàng chục phiên thảo luận đã diễn trong ngày họp đầu tiên của WEF ASEAN 2018. Trong ảnh, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân tham dự phiên trao đổi về thiết kế thành phố 4.0.
Tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Thiện Nhân đã trao đổi về các vấn đề như tắc đường, đô thị thông minh cho thành phố Hồ Chí Minh.
Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (trái), Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha (giữa) và các diễn giả trong cuộc họp báo tại WEF ngày 12/9.
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi với các phóng viên Việt Nam và quốc tế tại cuộc họp báo về những kỳ vọng tại WEF ASEAN 2018.
Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát (trái) tham dự một phiên trao đổi về các lĩnh vực năng lượng mới cho ASEAN.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam, tham gia cuộc họp báo về Tương lai ASEAN – Thời khắc hành động.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Nam Á (WEF ASEAN) 2018 diễn ra tại Hà Nội từ 11-13/9.
Diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới, đặc biệt trong đó có khoảng 80 công ty khởi nghiệp tại Đông Nam Á.
Diễn đàn mở ra gần 60 cuộc trao đổi về các chủ đề khác nhau, từ Cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế, thương mại đến khởi nghiệp sáng tạo, hạ tầng và đô thị thông minh, lao động – việc làm…
WEF ASEAN 2018 thu hút hơn 1.000 đại biểu từ 43 quốc gia trên thế giới tham dự, đến từ các lĩnh vực khác nhau, từ các doanh nghiệp, khu vực tư nhân, các tổ chức khoa học, nghệ thuật, xã hội dân sự, truyền thông.
Diễn đàn thu hút hơn 70 nhà lãnh đạo trẻ, bao gồm 25 nhà kiến tạo thế giới, 9 nhà khởi nghiệp xã hội và 37 lãnh đạo trẻ toàn cầu.
WEF ASEAN 2018 cũng là cơ hội để củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trong ASEAN, khu vực và thế giới.
Ca sĩ trẻ Lê Cát Trọng Lý trình diễn trước các khán giả quốc tế bên lề WEF ASEAN.
An Bình
Ảnh : Weforum
Theo Dantri
Báo quốc tế: WEF ASEAN 2018 góp phần trả lời những câu hỏi khó cho ASEAN
Truyền thông nước ngoài đánh giá cao tầm quan trọng của WEF ASEAN 2018 diễn ra từ ngày 11 - 13/9 tại Hà Nội.
Trang tin The ASEAN Post mới đây đã có một bài viết với tựa đề "Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN 2018): Nêu lên những câu hỏi khó"; trong đó đề cập đến những lợi thế và thách thức của ASEAN trong tình hình hiện nay; cũng như sự khác biệt mà WEF ASEAN 2018 kỳ vọng sẽ đem lại cho nền kinh tế phát triển nhanh thứ 3 châu Á này.
"Nhìn lại quá khứ, ASEAN đã giúp biến đổi Đông Nam Á từ một nơi còn nhiều xung đột trở thành môt khu vực hữu nghị, từ một nơi đói nghèo thành một mảnh đất của cơ hội, và từ một vùng đất bất ổn thành một hệ sinh thái hòa bình, ổn định và thịnh vượng", trang ASEAN Post dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết.
Mặc dù vẫn chưa vượt qua được những "thế lực" lớn như Mỹ, Trung Quốc hay EU, ASEAN đang tiến những bước dài dần bắt kịp. Trước ngưỡng cửa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ASEAN đã nhanh chóng trở thành một trung tâm công nghệ, nơi những start-up trị giá hơn 1 tỷ USD được khai sinh và vẫn đang không ngừng phát triển như Grab, Sea hay Go-Jek...
Bên cạnh những ấn tượng về kinh tế, tầm quan trọng và ảnh hưởng của ASEAN trên toàn cầu cũng ngày càng được mở rộng. Đông Nam Á đang trở thành một trong những tâm điểm của thế giới, là nơi các cường quốc lớn đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ đều muốn để lại tiếng nói tích cực...
Trang ASEAN Post đặt ra một số câu hỏi lớn mà ASEAN phải đối mặt khi dòng chảy thế kỷ 21 đang chuyển động với tốc độ ánh sáng như, "liệu tự động hóa có dẫn tới thất nghiệp hàng loạt?", "ASEAN có trở thành trung tâm công nghệ toàn cầu tiếp theo không?", "tương lai dân chủ của khu vực sẽ như thế nào?"...
WEF ASEAN 2018 là một cơ hội để tạo ra sự khác biệt. Diễn đàn kinh tế thế giới nổi tiếng với các hội nghị thường niên ở Davos nơi những lãnh đạo tập đoàn lớn, chính trị gia, học giả... hàng đầu thế giới tụ hội để cùng thảo luận về những vấn đề phức tạp nhất toàn cầu.
Với chủ đề "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư", WEF ASEAN 2018 diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 13/9, được đánh giá là sẽ góp phần tìm hướng giải quyết những thách thức mà 10 quốc gia Đông Nam Á đang phải đối mặt, thông qua các cuộc thảo luận như "Những ưu tiên của ASEAN trong thời đại cách mạng công nghiệp thứ tư", "Vấn đề thương mại: định vị căng thẳng địa - kinh tế và viễn cảnh kinh tế châu Á"...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự WEF ASEAN 2017 tại Phnom Penh, Campuchia
Ngoài ra, diễn đàn cũng dành sự chú ý đặc biệt tới các doanh nghiệp start-up và vai trò của họ trong tương lai khu vực. Hơn 80 start-up hàng đầu Đông Nam Á đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau, từ dịch vụ tài chính, hậu cần, thương mại điện tử tới nông nghiệp, truyền thông và chăm sóc y tế... - sẽ có cơ hội nói lên tiếng nói của mình và chia sẻ về những khó khăn mà họ đã, đang và sẽ phải trải qua trên con đường thành công.
"Chúng tôi kỳ vọng các start-up sẽ có một đóng góp quan trọng vào định hình các cuộc thảo luận tại WEF ASEAN 2018 về ảnh hưởng và tác động của công nghệ và các hình mẫu kinh doanh mới", Justin Wood, người phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thành viên của Ủy ban điều hành WEF chia sẻ.
Theo laodongthudo
Nữ CSGT Hà Nội "ghi điểm" tại Diễn đàn kinh tế thế giới Tại Diễn đàn kinh tế thế giới đang diễn ra tại Hà Nội, nhiều nữ Cảnh sát giao thông (CSGT) làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng giao thông, dẫn an toàn đoàn lãnh đạo cấp cao các nước, đại biểu. Hình ảnh nữ CSGT tận tâm, chuyên nghiệp đã lấy được nhiều thiện cảm của bạn bè quốc tế. Nữ CSGT điều...