Ngày hôm sau không bao giờ đến
Nếu bạn yêu một người nào đó, đừng đợi đến ngày mai để nói với họ biết điều đó. Bởi lẽ ngày hôm sau đó có thể sẽ không bao giờ đến nữa.
Câu chuyện bắt đầu khi tôi 16 tuổi. Trong khi đang chơi bên ngoài trang trại của gia đình ở California, tôi gặp một nguời con trai.
ó là một người bình thường như bao người khác, nguời trêu chọc bạn để rồi bạn đuổi theo và đấm cho anh ta một trận. Sau lần gặp gỡ đầu tiên đó, chúng tôi tiếp tục gặp nhau và trêu chọc lẫn nhau.
Nhưng việc trêu chọc chỉ diễn ra một lúc, rồi chúng tôi thuờng đứng nói chuyện ở hàng rào. Tôi có thể kể với anh mọi bí mật của mình. Anh chỉ yên lặng lắng nghe và tôi nhận thấy anh thật dễ gần.
Ở truờng chúng tôi đều có những mối quan hệ riêng, nhưng khi về nhà chúng tôi thuờng kể cho nhau nghe mọi chuyện. Một hôm tôi kể với anh cái gã mà tôi thích đã làm cho trái tim tôi tan nát. Anh an ủi tôi và bảo rồi mọi chuyện sẽ qua. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì có một người bạn thực sự hiểu mình. Có điều gì đó ở anh khiến tôi rất thích, tôi lại cho rằng đây chỉ là cảm giác.
Trong những năm trung học, chúng tôi luôn bên nhau với tình bạn đơn thuần. Vào buổi lễ tốt nghiệp, tuy chúng tôi nhận đuợc bằng vào hai ngày khác nhau nhưng tôi rất muốn ở cạnh anh.
Tối hôm đó khi mọi nguời đã về hết tôi đến nhà anh, nói rằng tôi rất muốn gặp anh. ó quả là một cơ hội lớn, nhưng tất cả những gì tôi có thể làm chỉ là ngồi bên cạnh anh ngắm sao trời và cùng bàn về những dự định của hai đứa. Anh nói anh muốn lấy vợ sớm để ổn định cuộc sống, rằng anh muốn trở thành người giàu có, thành đạt.
Tôi về nhà với nỗi ân hận vì đã không thổ lộ cho anh biết tình cảm của mình. Tôi muốn ngỏ lời yêu anh nhưng lại quá nhút nhát và sợ sệt. Tôi để những cơ hội ấy qua đi và tự nhủ sẽ nói cho anh ấy vào một ngày nào đó.
Trong những năm học đại học, tôi luôn muốn thổ lộ cùng anh nhưng luôn có nhiều nguời xung quanh anh. Sau khi ra truờng anh tìm việc làm ở New York. Tôi mừng cho anh nhưng cũng cảm thấy buồn vì chưa nói được gì với anh. Nhưng làm sao tôi có thể nói ra điều đó được, khi mà anh đang chuẩn bị ra đi.
Video đang HOT
Tôi giữ kín điều đó cho riêng mình và nhìn anh bước lên máy bay. Tôi đã khóc rất nhiều và cảm thấy rất buồn khi không nói được những điều trong trái tim mình. Sau đó tôi được nhận vào làm thư ký, rồi làm cho một nhà phân tích máy tính. Tôi rất tự hào về những gì mình đạt đuợc. Cho đến một ngày tôi nhận được một bức thư có kèm thiệp mời mừng đám cuới. ó là của anh.
Tôi đến dự đám cuới một tháng sau đó. ám cưới thật lớn được tổ chức ở một nhà thờ và chiêu đãi ở một khách sạn lớn. Tôi gặp cô dâu và cả anh nữa, và tôi nhận ra rằng mình vẫn rất yêu anh. Tôi đã tự kiềm chế để không làm hỏng ngày vui của anh.
Tôi cố gắng tỏ ra vui vẻ khi nhìn thấy anh bên cô ấy để che giấu đi những giọt lệ đang tuôn rơi trong lòng tôi. Tôi rời New York và cho rằng mình đã hành động đúng. Khi tôi lên máy bay, anh đi tiễn và nói rằng anh rất vui khi gặp lại tôi. Tôi về nhà cố quên đi mọi chuyện đã xảy ra ở New York vì hiểu rằng mình không thể làm khác. Một năm qua, chúng tôi vẫn trao đổi thư từ cho nhau và kể cho nhau nghe mọi chuyện.
Rồi một thời gian dài anh không viết thư cho tôi. Tôi bắt đầu lo lắng vì tôi đã viết đến 6 bức thư. Cho đến khi tôi mất hết hy vọng, tôi nhận đuợc lời nhắn: “Hãy gặp anh ở hàng rào nơi chúng ta vẫn trò chuyện truớc đây”.
Tôi đến và gặp lại anh. Anh nói rằng anh đã vui vẻ trở lại, quên di mọi chuyện rắc rối từ cuộc ly dị. Tôi càng yêu anh hơn nhưng vẫn không thể nói ra mối tình ấp ủ bấy lâu. Khi anh quay lại New York, tôi đã khóc rất nhiều. Tôi không muốn nhìn thấy anh ra đi. Anh hứa sẽ đến thăm tôi ngay khi có thể.
Rồi một ngày anh không đến thăm tôi như đã hẹn. Tôi đoán rằng có lẽ anh rất bận. Chuỗi ngày chờ dợi kéo dài cho đến khi tôi đã quên đi điều đó thì nhận được một cuộc điện thoại từ luật sư của anh ở New York. Ông ấy cho tôi biết anh đã mất trong một tai nạn trên đường ra sân bay. Trái tim tôi duờng như vỡ vụn và tôi thực sự bị sốc. Bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao anh không đến như đã hẹn. Tôi đã khóc, những giọt nuớc mắt của sự mất mát và đau đớn dến khôn cùng.
Tôi tự hỏi: “Tại sao điều đó lại xảy đến với một người tốt như anh?”. Tôi thu dọn công việc đến New York để nghe đọc di chúc của anh. Mọi thứ đã được chuyển về cho gia dình và người vợ cũ của anh. Tôi gặp lại cô ấy. Cô kể cho tôi nghe về tình trạng của anh, rằng anh luôn buồn cho dù cô ấy đã làm mọi cách cũng không thể nào khiến cho anh hạnh phúc được như hôm gặp lại tôi ở đám cưới của họ.
Người ta trao lại cho tôi quyển nhật ký của anh. Nó được bắt dầu từ ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau. Anh viết rằng anh rất yêu tôi nhưng vì quá nhút nhát mà không dám nói ra điều đó. ó là lý do tại sao anh im lặng và thích lắng nghe tôi.
Anh luôn yêu tôi kể cả khi dến New York và kết hôn với người khác. ối với anh quãng thời gian hạnh phúc nhất là khi ở bên tôi và được nhảy với tôi trong đám cưới. Anh đã tưởng tượng rằng đó là đám cuới của chúng tôi và anh đã rất đau khổ khi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ly hôn.
Anh viết rằng anh rất hạnh phúc khi nhận được thư của tôi. Và cuốn nhật ký kết với dòng chữ: “Hôm nay, nhất định tôi sẽ nói với cô ấy rằng tôi rất yêu cô ấy”. ó chính là ngày mà anh bỏ tôi ra đi vĩnh viễn – ngày mà tôi sẽ biết được tình yêu từ sâu thẳm trái tim anh dành cho tôi.
Nếu bạn yêu một người nào đó, đừng đợi đến ngày mai để nói với họ biết điều đó. Bởi lẽ ngày hôm sau đó có thể sẽ không bao giờ đến nữa.
Theo Guu
"Con rệp" trong quốc huy Mỹ
Bài viết nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Cơ quan tình báo đối ngoại Nga 20/12/1920 - 20/12/2015.
Tất cả các nhà ngoại giao Xô Viết (và không chỉ thế) làm việc tại Mỹ sớm hay muộn gì đều nằm trong tầm ngắm và theo dõi của Cơ quan phản gián FBI và điều này cũng không có gì là bí mật hoặc quá giật gân. Một số phương pháp cổ điển: cài "con rệp" vào giầy của đối tượng, cặp ngoại giao, điện thoại hoặc trong đồ gỗ... Tuy nhiên, cũng có những cách làm "sáng tạo" khác, xin kể lại một số trường hợp.
1. Đừng vội!
Năm 1984, đại tá tình báo thuộc Tổng cục Một KGB (Tình báo đối ngoại) Kramarenko (chắc chắn không phải tên thật) đến làm việc tại Đại sứ quán Liên Xô tại Washington dưới bình phong là bí thư thứ ba Đại sứ quán.
Tất nhiên, các sỹ quan tình báo đều biết rằng, chắc chắn sẽ có "khách" từ các cơ quan tình báo nào đó "đến thăm" nơi ở của họ khi họ đi vắng . Sau khi sắp xếp chỗ ở trong căn hộ của mình tại Washington, Kramarenko đi ra ngoài nhưng lập tức quay trở lại.
Ông phát hiện mùi khói xì gà trong phòng. Nhưng tại sao lại có mùi khói xì gà? Khi lên cầu thang Kramarenko không gặp bất kỳ ai. Có nghĩa là trong căn hộ còn có một lối vào được ngụy trang ở một nơi nào đấy. Lối đột nhập bí mật này được phát hiện trong chiếc tủ gắn vào tường.
Người phụ trách công tác phản gián trong Tổ điệp báo KGB tại Washington Cherkashin sau khi nghe Kramarenko báo cáo lại sự việc đã khiển trách ông này : "Việc anh quay trở lại ngay vào phòng sẽ được FBI hiểu là anh muốn bắt quả tang họ. Mà điều đó sẽ rất bất lợi. Bất lợi cho anh. Họ có thể đập cửa kính ô tô, chọc thủng lốp xe, hay là cho một đám giả vờ say rượu đến ẩu đả với anh. Họ (FBI) và chúng ta (KGB) đều có những phương thức hoạt động giống nhau mà".
Ảnh : Luận chứng và sự kiện: Andrey Dorofeeve
Nhưng ngày hôm sau, Kramarenko lại quên mất lời cảnh báo trên. Khi xuống đến nhà để xe, Ivan (Kramarenko) chợt nhớ là mình để quên chìa khóa xe trong cái tủ nhỏ cạnh đầu gường. Chạy lên thang máy. Khi vào căn phòng ngủ, cái đầu tiên mà ông nhìn thấy là một đôi giày đang cử động dưới gầm giường .
Điệp viên nằm dưới gầm giường đang thở phì phò và lầm rầm chửi rủa , chắc là đang cài "rệp". Tay này làm việc chăm chú đến nỗi không phát hiện được tiếng mở cửa. Ivan đi nhẹ nhàng trên tấm thảm trải sàn, đến chiếc tủ, lấy chìa khóa và biến mất. Lại báo cáo với Sếp về vụ mới xảy ra, ông này lạnh lùng nói: "Thế anh muốn gì nữa nào? Họ làm công việc của họ, còn chúng ta làm việc của chúng ta".
2. Tấn công Đại sứ quán
Lưới điệp báo KGB cài vào cộng đồng người Hồi giáo tại Mỹ báo tin: vào dịp tròn 5 năm ngày Liên Xô đưa quân vào Afganistan, các sinh viên Iran cực đoan sẽ tấn công Tòa nhà Đại sứ quán Liên Xô tại Washington.
Dĩ nhiên, các nhân viên Đại sứ quán ngay lập tức triển khai các biện pháp tăng cường an ninh. Sau khi kiểm tra họ phát hiện là các camera giám sát tường bao Đại sứ quán gần như không hoạt động. Kramarenko chợt nhớ là đã từng làm quen với giám đốc điều hành một hãng chuyên bán các camera kiểu này trên máy bay cách đây không lâu và ông này đã hứa là sẽ giảm giá nếu Kramarenko muốn mua.
Gọi điện cho "người bạn Mỹ" và các camera mới tinh lập tức được chuyển đến. Sáng ngày hôm sau có vài trăm thanh niên Iran xuất hiện ở chân tường Đại sứ quán nhưng không hiểu sao họ có vẻ uể oải, có chửi mắng nhưng không hăng hái lắm... Đến ngày hôm sau, khi đi ngang qua chiếc xe "theo dõi" của FBI Karamarenko thấy bên trong xe có một chiếc TV xách tay và trên màn hình cũng có những ảnh hệt như trên màn hình của các camera theo dõi tại Đại sứ quán.
Cũng còn may là các camera giá rẻ này chưa được lắp trong phòng tiếp khách. Nếu không thì FBI đã có trong hồ sơ các ảnh của những điệp viên mật làm việc cho KGB.
Theo_Báo Đất Việt
Cay cú đồng nghiệp, ăn trộm con dấu của cơ quan để đổ tội Bước đầu Giác khai nhận, chiều 29/8, Giác ngồi nhậu với đồng nghiệp trực cơ quan nên biết ngày hôm sau là phiên trực của anh Sỹ, do đó đã nảy sinh ý định lấy trộm dấu để đổ tội cho đồng nghiệp. Cay cú đồng nghiệp, ăn trộm con dấu của cơ quan để đổ tội - Ảnh minh họa. Tin tức...